LTCGVN (17.07.2013)
Đức Ái (Đức Mến) là nhân đức cuối
cùng nhưng quan trọng nhất trong ba nhân đức đối thần (theological virtues) – hai
nhân đức kia là Đức Tin và Đức Cậy (hy vọng). Đức Ái thường được gọi là yêu
thương, và bị lầm lẫn trong cách hiểu chung với cách định nghĩa phổ biến, Đức
Ái còn hơn là một cảm giác chủ quan hoặc thậm chí là một hành động khách quan của
ý chí đối với người khác. Cũng như các nhân đức đối thần khác, Đức Ái là siêu
nhiên trong ý nghĩa rằng Thiên Chúa vừa là nguồn gốc vừa là khách thể. LM John
A. Hardon, Dòng Tên, viết trong Tự điển Công giáo Hiện đại (Modern
Catholic Dictionary): “Đức Ái là nhân đức
siêu nhiên được truyền thụ mà một người yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự vì Ngài,
và yêu mến mọi người vì Chúa”. Cũng như mọi nhân đức, Đức Ái là hành động
của ý chí, và thức hành Đức Ái làm gia tăng tình yêu chúng ta dành cho Thiên
Chúa và tha nhân; nhưng vì Đức Ái là tặng phẩm của Thiên Chúa, chúng ta không
thể tự mình đạt được nhân đức này.
Đức Ái tùy thuộc vào Đức Tin, vì
không tín thác vào Thiên Chúa thì chúng ta không thể yêu mến Ngài, chúng ta
cũng không thể yêu mến tha nhân vì Chúa. Theo ý nghĩa đó, Đức Ái là đối tượng
của Đức Tin, như Thánh Phaolô nói: “Hiện
nay đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến” (1 Cr 13:13).
Đức Ái và Ơn Thánh Hóa
Cũng như các nhân đức đối thần khác
(và khác với các nhân đức chủ yếu, ai cũng có thể thực hành), Đức Ái được Thiên
Chúa truyền thụ vào linh hồn chúng ta qua Bí tích Thánh tẩy, cùng với ơn thánh
hóa (Thiên Chúa sống trong linh hồn chúng ta). Nói cho đúng thì nhân đức đối
thần Đức Ái chỉ có thể được thực hành bởi những người sống trong ân sủng. Mất
tình trạng ân sủng khi phạm tội trọng, do đó mà linh hồn cũng mất Đức Ái. Chống
lại Thiên Chúa vì vì bám vào những điều của thế gian (bản chất của tội trọng) là
điều hiển nhiên không tương hợp với việc “yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự”. Đức
Ái được phục hồi khi linh hồn trở lại trong tình trạng ơn thánh hóa nhờ lãnh
nhận Bí tích Hòa giải.
Yêu mến Chúa
Là nguồn sống và nguồn mọi sự thiện,
Thiên Chúa xứng đáng được chúng ta yêu mến, và tình yêu đó không là điều chúng
ta có thể chỉ giới hạn trong việc tham dự Thánh lễ Chúa nhật. Chúng ta thực
hành Đức Ái bất kỳ lúc nào chúng ta bày tỏ lòng yêu mến Thiên Chúa, nhưng cách
diễn tả đó không được ở dạng nói về tình yêu. Sự hy sinh vì Chúa, kiềm chế dục
vọng để đến gần Ngài hơn, thực hành lòng thương xót để đem các linh hồn khác
đến với Chúa, làm những công việc của lòng thương xót để thể hiện tình yêu đúng
đắn và tôn trọng các thụ tạo của Chúa – đồng thời cũng cầu nguyện và thờ phượng,
làm trọn nhiệm vụ “yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn” (Mt
22:37). Đức Ái hoàn tất nhiệm vụ này, nhưng cũng biến đổi nhiệm vụ này. Qua Đức
Ái, chúng ta muốn yêu mến Chúa không chỉ vì chúng ta phải làm vậy mà còn vì chúng
ta nhận biết điều đó (như trong kinh Ăn Năn Tội – Lạy Chúa, Chúa là Đấng trọn
tốt trọn lành vô cùng…). Ngài toàn thiện và đáng được chúng ta yêu mến. Thực
hành Đức Ái làm gia tăng ước muốn đó trong linh hồn chúng ta, lôi kéo chúng ta
vào sâu trong sự sống của Thiên Chúa, được mô tả qua tình yêu của Ba Ngôi. Do
đó, Thánh Phaolô gọi Đức Ái là “mối dây liên kết tuyệt hảo” (Cl 3:14), vì Đức
Ái càng hoàn hảo thì linh hồn chúng ta càng ở sâu trong sự sống của Thiên Chúa.
Yêu mình và yêu người
Thiên Chúa là khách thể tối hậu của
Đức Ái, sự sáng tạo của Ngài – nhất là nhân loại – là đối tượng trung gian. Giới
răn đầu tiên và quan trọng nhất: “Hãy yêu
mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn” (Mt 22:37), nhưng
điều thứ nhì cũng quan trọng không kém: “Phải
yêu người thân cận như chính mình” (Mt 22:39). Như đã nói ở trên, công việc
tinh thần và cụ thể của Lòng Chúa Thương Xót có thể hoàn tất nhiệm vụ yêu mến
đối với Thiên Chúa, nhưng có thể khó hơn một chút khi thể hiện yêu thương tha
nhân sao cho xứng đáng với tình yêu dành cho Thiên Chúa tối thượng. Chúa Giêsu
đã mặc lấy lòng yêu mình (self-love, tự yêu hoặc tự ái cho phép) khi Ngài truyền
cho chúng ta phải yêu người thân cận. Lòng yêu mình đó không là kiêu căng hoặc
tự cao tự đại, mà là mối quan tâm riêng với những điều tốt của thân xác và linh
hồn vì chúng cũng được Thiên Chúa tạo nên và che chở. Tự khinh mình – lạm dụng
cơ thể hoặc đặt linh hồn vào mối nguy qua tội lỗi – là chứng tỏ thiếu Đức Ái đối
với Thiên Chúa. Cũng vậy, khinh miệt tha nhân cũng không tương hợp với tình yêu
của Thiên Chúa – như trong dụ ngôn Người Samari Nhân Hậu (Lc 10:29-37). Nói
cách khác, Đức Ái không còn sống trong linh hồn chúng ta nên mới đối xử tệ với
chính mình và tha nhân, cả về thể xác lẫn linh hồn.
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ Catholicism.about.com)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét