LTCGVN (05.07.2013)
Chia sẻ Tin Mừng với người Hồi giáo
(và những người khác đạo, thậm chí cả với Kitô hữu) là vấn đề không dễ chút nào.
Khái niệm của họ về Thiên Chúa là sự bóp méo về những gì được mặc khải trong
Kinh Thánh. Mặc dù những người theo Mohammed chấp nhận Chúa Giêsu là một tiên
tri sinh bởi một trinh nữ, nhưng họ vẫn không chấp nhận Ngài là Đấng Cứu Độ và
là Con Thiên Chúa.
Hơn 30 năm trước tại đất nước Hồi
giáo Thổ Nhĩ Kỳ, tôi đã cầu xin Chúa cho tôi cách minh họa để giúp những người
bạn Thổ Nhĩ Kỳ hiểu tại sao Ơn Cứu Độ của Chúa Giêsu lại cần thiết cho nhân
loại. Tôi liền có cách sau khi tôi đọc Tin Mừng theo Thánh Matthêu, chương 25, câu
31-46, nói về việc Chúa Giêsu xét xử các dân nước.
Từ hôm đó, tôi có niềm vui trong
việc dẫn đứ những người bạn Hồi giáo và những người khác tới niềm tin vào Đức
Giêsu qua việc dùng cách minh họa đơn giản này. Tôi viết ra đây với hy vọng nó
sẽ hữu ích cho người khác khi chia sẻ Phúc Âm.
Tôi không bao giờ đưa ra điều này như
một cách giới thiệu được “vạch sẵn”. Tôi cầu xin Chúa soi sáng cho tôi những tư
tưởng mạch lạc để tôi chia sẻ với họ. Tôi thường trích Kinh Thánh và thậm chí
còn đề cập niềm tin Hồi giáo hỗ trợ điều tôi nói. Vì thế, tôi không bao giờ theo
sát từng từ ngữ. Tôi chỉ cố gắng chia sẻ các tư tưởng cơ bản với họ.
Với những người bạn Hồi giáo, tôi
thường dùng cách nói tương tự với cách nói của họ. Cũng vậy, tôi tránh nói về Chúa
Giêsu là Con Thiên Chúa cho đến khi nào họ hiểu vai trò của Ngài là Đấng Cứu Độ.
Trong Kinh Thánh, hai phương diện
về tính cách của Đấng Toàn năng được tỏ cho chúng ta. Ngài trọn lành và bất
biến. Biểu tượng được giới thiệu là “hai bàn tay của Thiên Chúa”.
Lời Chúa cho chúng ta biết rằng Nguyên
Tổ Adam, người đàn ông đầu tiên và là cha của nhân loại, đã không vâng lời
Thiên Chúa. Khi làm vậy, ông đã đem lời nguyền rủa sự chết đổ lên chính ông, con
cháu ông, và cả mọi loài thụ tạo mà Đấng Toàn Năng đã trao cho ông.
Kinh Thánh nói rằng, cũng như Tổ
phụ Adam, tất cả chúng ta đều làm điều sai trái và mất vinh quang của Thiên
Chúa. Đó là điều buồn nhưng sự thật là không có hành vi nào của chúng ta có thể
tẩy xóa điều xấu mà chúng ta đã làm. Thiên Chúa nói với chúng ta rằng có thể nhận
được ơn tha thứ của Ngài nếu nhận biết mình xấu xa.
Các ngôn sứ cho chúng ta biết rằng sự
chết và sự tách khỏi lòng thương xót của Thiên Chúa là án phạt đối với cách
thức đồi bại của chúng ta. Vì thế, nắm tay là hình ảnh của sự khủng bố, sự ô
nhục và sự khước từ thuộc về chúng ta, những người bị Thiên Chúa nổi giận.
Tay phải của Thiên Chúa rất khác. Khi
nói về điều này, tôi mở bàn tay ra. Đó là cởi mở và mời gọi, vì đó là bàn tay
của lòng thương xót và sự tha thứ. Bàn tay đó biểu hiện tình yêu, sự chấp nhận
và sự bảo vệ của Đấng Tối Cao. Đó là bàn tay của ân huệ và sự sống đời đời.
Chúng ta rất cần biết rằng Thiên
Chúa hoàn hảo về lòng thương xót, vì Ngài hoàn hảo về sự công bình. Ngài muốn
tỏ sự tử tế với chúng ta. Tân ước cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa hoàn toàn
yêu thương nhân loại.
Nhưng điều này đặt ra một tình
huống khó xử. Nếu chúng ta đã làm điều sai trái và chống lại Đấng Tạo Hóa, làm
sao Ngài vẫn tỏ lòng thương xót với chúng ta mà vẫn hoàn hảo về sự công bình? Đặc
tính hoàn hảo và bất biến của Ngài đòi hỏi rằng mọi hành động sai trái của
chúng ta phải được phân xử trừng trị. Ngài đã mặc khải rằng hình phạt là tình
trạng bị ruồng bỏ, đau khổ và sự chết.
Điều kỳ diệu là Lòng Chúa Thương
Xót đã dự phòng cho người khác nhận hình phạt cho chúng ta. Nhưng để thay chúng
ta thì người này phải là một người trong chúng ta. Để chịu sự nguyền rủa, chính
người này phải là người không bị nguyền rủa. Người này cũng phải thuần khiết và
thánh thiện, hoàn toàn vô tội.
Nhưng làm sao có thể như vậy? Để là
một người trong chúng ta, người gánh tội phải là dòng dõi Adam. Vì Thiên Chúa
truyền lệnh rằng lời nguyền rủa sự chết truyền từ cha tới con, điều này có vẻ
không thể. Vật ai có thể làm trọn đòi hỏi này?
Chỉ có một cách duy nhất. Trong
sách Sáng Thế, Thiên Chúa mặc khải sự xuất hiện của loài người được gọi là “dòng
giống đàn bà”: “Ta sẽ gây mối thù giữa mi
và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ
đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó” (St 3:15). Theo các ngôn sứ, chúng
ta biết rằng con người duy nhất này phải sinh bởi một trinh nữ: “Này đây người thiếu nữ mang thai, sinh hạ
con trai, và đặt tên là Em-ma-nu-en” (Is 7:14). Vì lời nguyền rủa sự chết truyền
từ cha tới con, chỉ có người sinh bởi trinh nữ mới có thể là dòng dõi của Adam mà
không chịu lời nguyền rủa của Adam. Chỉ có người như vậy mới có thể chịu sự
phân xử của Thiên Chúa vì chúng ta.
Có con người như vậy ư? Và nếu vậy,
người đó có vô tội? Thiên Chúa có sẵn sàng chết vì chúng ta? Câu trả lời ngạc
nhiên cho các câu hỏi này là “CÓ”.
Khác với các ngôn sứ, chỉ có Chúa
Giêsu sinh bởi một trinh nữ. Cả người Hồi giáo và Kitô hữu đều tin điều này. Tân
ước ghi rõ về cuộc đời vô tội của Ngài và gọi Ngài là Chiên Thiên Chúa. Thiên
Chúa đã sai Ngài đến thế gian làm của lễ hy sinh thánh thiện thay cho những
người tin vào Ngài.
Thật vậy, Ngài đã chịu “nắm tay
phân xử” của Thiên Chúa vì chúng ta. Tôi nhấn mạnh điều này bằng chuyển động nhanh
gọn như đập búa với bàn nay nắm chặt. Hơn hai ngàn năm trước, Ngài đã chịu bị
ruồng bỏ, đau khổ và chết dưới tay của những kẻ thủ ác. Điều này đúng như Thánh
vương David đã tiên báo từ mười thế kỷ trước.
Satan cùng với các tín hữu hư hỏng và
các nhà lãnh đạo chính trị đều nghĩ rằng cái chết của Chúa Giêsu là do họ tạo
ra. Nhưng đó lại chính là Đấng Toàn Năng đã cho phép điều đó xảy ra. Ngài đã
chọn thời gian và vị trí Chúa Giêsu chết. Tân ước cho chúng ta biết rằng Chúa
Giêsu đã tự nguyện chết, dù Ngài có thể kêu hàng ngàn thiên thần tới can thiệp.
Lời Chúa cho chúng ta biết rằng ba
ngày sau cuộc hy sinh vĩ đại vì chúng ta, Thiên Chúa đã cho Chúa Giêsu sống lại
từ cõi chết. Những người đầu tiên theo Ngài đã gặp Ngài và làm chứng sự kiện
này. Rồi Ngài được đưa về trời, nơi Ngài đang sống ngày nay. Điều này làm cho
Ngài khác hẳn với các ngôn sứ. Và dù Ngài cũng là một ngôn sứ, Ngài vẫn trổi
vượt. Vào thời điểm Thiên Chúa ấn định, Ngài sẽ trở lại để phán xét và cai trị
thế giới này.
Chúa Giêsu đã trở thành Nhịp Cầu giữa
hai bàn tay của Thiên Chúa. Khi tôi nói vậy, tôi dùng tay phải vẽ chiếc cầu từ
nắm tay, rồi tôi mở bàn tay ra. Không ai có quyền nói như Chúa Giêsu: “Tôi là Đường” (Ga 14:16). Vì Ngài đã
chịu chết thay chúng ta, công lý của Ngài đã trọn vẹn. Điều này nghĩa là sự xấu
hổ về các điều sai trái có thể được tước bỏ, đồng thời tặng phẩm tha thứ và sự
sống đời đời có thể được trao cho chúng ta.
Nhưng, lòng thương xót như vậy
không thể mua chuộc bằng nỗ lực của chúng ta. Nếu nghĩ rằng các hành vi của
mình có thể làm cho chúng ta xứng đáng sẽ là xúc phạm tới Thiên Chúa và sự hy
sinh cao cả của Ngài. Vậy làm sao chúng ta lãnh nhận tặng phẩm tuyệt vời này từ
Thiên Chúa?
Nhịp cầu nối từ sự chết tới sự sống
cũng chỉ vô ích đối với chúng ta nếu chúng ta không chuyển từ phía này tới phía
kia. Vì sự sống này được Đấng Cứu Độ trao ban cho chúng ta, chúng ta phải tín
thác vào Ngài và tin vào những gì Ngài đã làm cho chúng ta. Chúng ta phải tuyên
xưng đức tin trong Đức Kitô và cầu xin Ngài tha thứ tội lỗi vì Chúa Giêsu đã
chết thay cho chúng ta.
Khi chúng ta làm vậy với cả tấm
lòng, Thiên Chúa sẽ biến đổi chúng ta từ nội tâm. Và rồi chúng ta có thể được
Ngài giúp đỡ và biến đổi những điều sai trái trong cuộc đời chúng ta. Sau khi
chúng ta đến với Thiên Chúa bằng cách này, Chúa Giêsu sẽ bảo chúng ta hoàn tất lời
thề hứa bằng việc lãnh nhận Bí tích Thánh tẩy.
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ Cms.intervarsity.org)
Tác giả gửi trực tiếp cho LTCGVN
0 nhận xét:
Đăng nhận xét