Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

Phao-lô, vị thánh của mọi thời (kỳ 14)


ÊPHÊSÔ

                        (Đây tôi chỉ muốn tìm về chốn miền nơi thánh Phaolô từng bị giam giữ).
Xem: P. TrebilcoThe Early Christians in Ephesus from Paul to Ignatius,
                    Tubinger, Mohr Siebeck, 2004.
Xem thêm: “Ephesos Museum” in Vienna …

Vào năm 29 trước Công nguyên, hoàng-đế Augustus ra lệnh biến Êphêsô thành thủ phủ chính của đế quốc La Mã, ở “Châu Á”. Êphêsô, là trung tâm thị thành lớn nhất thế giới vào thời đó. Thời của Augustus, nơi đây người người được hưởng thú vui an bình và phát triển chưa từng có.

Êphêsô nằm lùi vào bên trong đất nước, bây giờ là Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng, không ai dám quả quyết nước này thuộc Châu Âu hay vẫn là thành phần của Châu Á.


Và đây cũng là nỗi khó cho Thổ Nhĩ Kỳ thời hôm nay, khi đất nước này, lâu nay từng nạp đơn xin gia nhập Hiệp Hội Châu Âu, từ vị thế của một nước nằm ở cả hai châu lục địa rất lớn. Duy có điều, cũng khó cho các vị có thẩm quyền để có phán quyết cuối cùng, chỉ vì lý do dễ hiểu, là: từ thời thánh Phaolô còn hoạt động, nơi này vẫn được gọi là vùng Tiểu Á, thế mới lạ…

Êphêsô là thủ phủ lớn thứ ba, so với bất cứ phủ nào khác ở Châu Âu, chỉ đứng sau mỗi thành đô Alêxandria và La Mã, thôi. Thủ phủ này, có số dân hơn 2 trăm ngàn người vào thời đó. Chính nơi đây, còn có cả đền thờ dành cho thần “mắn đẻ” Artêmis; một đền thờ có tầm kích lớn cỡ sân vận động thời hôm nay. Nhưng, so với hồi đó, thì đây là đền thờ lớn vào bậc nhất được xây bằng đá cẩm thạch vẫn có mặt với thế giới cổ đại, từ đầu đời. Nói chữ lớn, là bởi nơi đây còn có con đường thương mại trải dài từ Đông sang Tây. Và khi đó, Êphêsô đã là thành đô yêu dấu của một tỉnh thuộc La Mã, ở Châu Á. Đến hôm nay, Êphêsô vẫn là trung tâm của nhiều thứ, như: tôn giáo, quyền lực và tài chánh, vv.. bởi nơi này, cư dân mọi miền đều đã biết sản xuất nhiều đồ hàng bằng bạc để kính nhớ thần Artêmis, tức Diana theo tên gọi của phương Tây. Nói chung thì, điều ta cần làm bây giờ là: nhận thức rằng tất cả đều là tôn giáo và tất cả đều là chính trị: hai thứ này không thể tách rời nhau để hiện hữu biệt lập được; mãi đến cuối thế kỷ thứ 18, mọi người mới nghĩ đến chuyện ra tay thực hiện cuộc cách mạng lớn để chúng được tách bạch, rời khỏi nhau. Địa danh này, còn nổi tiếng là thành phố cởi mở, đa văn-hoá và khá tự do trong việc sùng bái các thần linh, tức: ai cũng có quyền và có khả năng chọn bất kỳ đạo giáo nào để sùng bái theo ý mình, miễn là người ấy chỉ cần công nhận rằng: hoàng đế Augustus là vị thần-hoàng vẫn giúp đỡ hết mọi người, thì có muốn tổ chức lễ lạy gì cũng xong ngay.

Thánh Phaolô lưu lại tại nơi đây, những hai năm. Đây, có thể gọi là tổng hành dinh của thánh-nhân, nơi ông từng để ra nhiều tháng ngày để tư-duy/viết lách rất nhiều thứ, trong đó có những điều được coi như một phần Tân Ước được ông tư duy, cũng rất kỹ.    

Nơi đây, thật ra cũng giống như phần đông các chốn miền này khác, vẫn coi thánh-nhân là người chuyên gây rối, khá ngỗ nghịch. Nói cách khác, ông là mối đe doạ lớn gây ra cho các kỹ nghệ qui mô của thành phố, tức: ngành hàng bạc. Ông còn là dọa nạt không nhỏ đối với các vị có trọng trách về trật tự dân gian. Bởi, ông vẫn muốn phá bỏ tính cởi mở dễ dãi, vẫn có nơi việc sùng bái thoải mái thần linh/tôn giáo hoặc ngẫu tượng; hoặc, thái độ trung kiên/thần phục Hoàng đế, vẫn được coi như thần-hoàng, rất linh thiêng, độ lượng.

Chính ở Êphêsô này, thánh Phaolô từng bị “giam giữ” cũng khá lâu; hay nói cho đúng, ông rất bực vì phải đeo xiềng mang xích. Thật ra thì, thánh-nhân không bị giam nhốt chung với nhiều người trong chốn lao tù lớn/nhỏ nằm sâu dưới đất, như người khác. Đúng hơn, ông bị “cầm chân” tại chỗ, hoặc nói theo ngôn ngữ thời bây giờ, ta gọi đó là “quản thúc tại gia”, luôn bị đám quần thần/cai ngục dòm chừng, nhưng vẫn cho phép bạn bè/người thân đến viếng thăm, dù vẫn nằm trong vòng cương toả của đe doạ, hành hình. Ngược lại, nếu ông hoặc đám thuộc hạ không gây rắc rối, thì cũng êm. Xem ra, khi ấy ông lại được phép có Epaphras lui tới phục dịch hoặc giùm giúp đôi chuyện.

Ở đây, cũng nên quay về với cái-gọi-là “xung-đột cơ-bản” vẫn xảy ra trong đời của thánh-nhân. Điều này, ta có thể nói: đó là thứ gì đó nằm giữa quyền uy/thế lực của hoàng đế dám khống-chế thần linh sai trái nhưng lại bất lực không thể kiểm soát tính thánh-thiêng của Thiên Chúa nơi Đức Kitô. Hoặc kế đến, là xung đột giữa sự việc thông thường vẫn cho phép hoàng đế tự vinh danh chính mình là mẫu mực của thần-thánh với thách-thức biết trút sạch con người mình thành hư không/trống rỗng, tựa hồ mô hình đối chọi mới về thần linh. Và, xung khắc giữa việc khuynh loát/chế ngự và tự để cho người khác đóng đinh mình vào thập giá. Và cuối cùng, là xung khắc giữa hoàng đế trị vì toàn đế quốc La Mã và Phaolô thánh-nhân từng bị Xêda doạ bắt nhốt trong lao tù ở Êphêsô.

Ở đây, lại có sự khác biệt song hành giữa La Mã và Do-thái-giáo. Người La Mã những tưởng rằng việc xuất hiện thứ đạo giáo tôn thờ Hoàng đế có thể tạo sự khởi đầu cho ơn “cứu độ” toàn thể thế giới như mọi người đều biết. Trong khi đó, người Do-thái-giáo lại nghĩ: luật Torah mới là khởi đầu cho “ơn cứu độ” Do thái. Dĩ nhiên, thánh Phaolô bất đồng với cả hai khuynh hướng này. Vì, đối với ông, chỉ mỗi Đức Giêsu Kitô, mới là “ơn cứu độ” chính đáng, khác mọi sự.

Người La Mã thường vẫn muốn gom gộp các tôn giáo trong vùng vào với nhau, tựa hồ việc sùng bái thần Artêmis/Diana ở Êphêsô, đã đưa vào đó mọi nghi tiết tế-tự từ các động thái của người La Mã. Chính đó là mưu mô/sách lược của giới cầm quyền muốn tạo điều kiện cho tôn giáo ở phương Đông, thành thứ đạo thu hút hết mọi người. Họ lại cứ muốn chúng dân hiểu rằng: họ mới là người có trọng trách và có thế lực để chế ngự bất cứ nhóm hội cực đoan nào. Tất cả điều đó đã cấu tạo và định hình ra những gì là “thần linh rất thánh.” Và điều đó, cũng hiệu lực đủ để chinh phục mọi sự ở chung quanh bằng vũ lực, tức một thứ quyền uy sức mạnh rất phái nam đầy dục tính. Và như thế, Augustus lại vẫn muốn làm thần phái nam để có thể khống chế nữ thần ở Ephêsô là thần Artêmis mà dân cư nơi này lâu nay vẫn thần phục. Artêmis, là thần song sinh với thần nam Apollô. Bà còn là vị thần chuyên săn lùng các trinh nữ còn trong trắng. Bà, được cư dân Êphêsô cho dựng đền Artêmension coi đó như chốn “an toàn” hoặc khu vực tốt lành để mọi người có thể tá túc “tỵ nạn” và là thủ phủ chính của Châu Á. Augustus biết rõ điều đó, nên cứ để nó dần dà mai một, để rồi cũng chóng trở thành ổ trộm cắp trước nhất và sau đó, biến nó thành khu dân sự cho mọi người sử dụng. Về sau, chính bạo chúa Nêrô cũng tự coi mình như thần phái nam dám ra tay hiếp đáp cả nữ thần Brittania nữa, cũng là chuyện vẫn từng xảy ra.

Điều, mà đế quốc La Mã những muốn làm, lại là đường lối cai trị theo kiểu dùng thế quyền đè bẹp thần quyền, để rồi mọi nghi lễ phụng tự rồi sẽ theo khuôn thước thích hợp thành nghi tiết cũng rất mực. Kể từ đó, các nghị sĩ nam nhân đều trở thành tư tế dân sự ở ngoài đời. Trong khi đó, các trinh nữ thì chỉ lo chuyện phụng tự nên “ở vậy”, không dính bén chuyện xác thịt suốt 30 năm trời, để rồi sẽ là cơ hội kích bốc lửa tình dục đối với thần nam nhân. Trong khi đó, lại có nỗ lực đặc biệt những muốn kiểm soát các tôn giáo nào mới nổi ở phương Đông; đặc biệt là đạo-giáo của Dionysius lúc đó còn gọi là Bacchus và Cybêlê, tức Mẹ Già Cao Cả. Nói cách khác, người dân xứ miền này chỉ muốn nói lên một điều, là: “Không tôn giáo nào thuộc nhóm Bacchus lại được phép bén mảng đến nơi đây. Nếu dám đến, thì họ cũng luôn nhớ rằng bọn ông từ/bà đền là người nhà đạo La Mã chứ không là Do thái.

Vấn đề đặt ra lúc bấy giờ, là: họ muốn chối bỏ những sự việc như: xuất thần, hoặc cung cách thu hút những người dấn bước nghe theo, muốn dẫn dụ cả các phù thủy lẫn nữ phụ. Nói thế tức là, với người La Mã, xứ miền này không thể có chuyện vu vơ bay nhảy, hoặc vui hưởng tình dục cách tập thể. Tất cả đều phải khuất phục và chịu đè bẹp đến mức tối đa. Ngay cả động thái cực đoan như chấp nhận làm chức sắc yêm-hoạn chuyên lo việc tế tự, vì đạo nghĩa, nếu cần cũng phải thuần phục. Thái độ khống chế chuyện tế tự như thế cần được mọi người hiểu là cho dù ai đó có muốn xác định các mối xung đột đặc trưng giữa giới chức cầm quyền La Mã và thánh Phaolô, cũng vẫn được.

Thành thử, câu hỏi mà nhiều người thường đặt ra, là: tại sao thánh Phaolô lại bị theo dõi và giam giữ đến độ như thế? Câu trả lời, hẳn cũng dễ hiểu, là: do động thái chống đối rất phải lẽ mà ông thấy cần có với Xêda, mà đa phần vì chuyện thánh-nhân nói nhiều về Đức Giêsu. Và, cũng có thể do thánh-nhân tỏ ra quá mật thiết/hứng thú đứng về phiá Đức Giêsu đến độ người La Mã vẫn coi đó như một trường hợp khác về thứ đạo chuyên xuất-thần ở phương Đông. Thế nên, ngay cả lúc bị cầm giữ trong lao tù, thánh Phaolô cũng đã có cơ hội tự tay viết thư Philêmôn và một thư khác cho giáo đoàn ở Philípphê.

Ở đây, cũng nên xem thêm cuốn có đề tựa, là: “Religion of Paul the Apostle” trong đó tác giả J. Ashton cho thấy nghề của thánh Phaolô gần giống ngành nghề tiêu biểu của người phù thuỷ. Đây là sách nói về nền tảng ngôn ngữ của thánh-nhân chuyên bàn về chuyện sống theo Thần Khí, nhất thứ là trong câu nói rất độc đáo: “Chính Đức Kitô sống trong tôi.”

                                               
THƯ PHILÍPPHÊ
       
Xét kỹ thư Philípphê, ta lại sẽ thấy đôi điều sâu sắc hơn nói về chính thánh-nhân. Thánh Phaolô thật ra cũng đã buồn sầu khổ não vì niềm tin do mình đặt hết vào với Thiên Chúa, Đấng công minh đối xử với Đức Chúa-chịu-đóng-đinh vào thập giá. Và nhất là: ông quyết tâm chống lại thần-linh của người La Mã những muốn khống chế/khuynh loát hết mọi người. Đức Giêsu quả là Ngài cũng chịu khổ hình vì cùng mục đích giống như thế. Thánh Phaolô định-vị chính mình là kẻ dấn bước đứng về phía Đức Giêsu. Quả là do bởi thái-độ vẫn định-vị như thế, nên thánh-nhân mới có thể và mới bị giới chức cầm quyền coi ông như đối tượng hình sự, hiểu theo nghĩa chính trị. Nói theo tính cách chính trị, thì cả đến người La Mã vẫn cứ coi chính họ như những người cùng chịu chung một cảnh huống có thập giá, là điểm đến. Nhưng, sự việc lại trở thành ưu tư hàng đầu hơn thế. Thánh Phaolô thường quen nói: chính ông lúc nào cũng ở trong Đức Kitô và ở với Thần Khí Chúa. Điều này, khả dĩ cắt nghĩa được lý do tại sao thánh nhân lại đã sử dụng ngôn từ đặc biệt trong thư này như thể bài ca đặt vào thời buổi trước khi ông thiết lập các cộng đoàn có chung một cùng đích như ông viết:

“Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ nhất quyết phải duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Ngài lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, và là cái chết trên thập tự.

Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Ngài và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Đức Giêsu, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng.”(Ph 2: 6-11)  


Thánh-nhân vẫn thường ở vào trạng-thái rất hiểu biết, một thứ hiểu và biết quyết định vị mình với Đức Giêsu, đến độ bất kể là ông có nói đến vấn đề gì hoặc nghĩ về chính mình hoặc chính Đức Giêsu: các Ngài đã kề cận bên nhau và ở cùng với nhau. Thánh-nhân gọi điều này là sự “ủi an” gửi đến với ông. Lẽ đáng ra, nó phải thể hiện rõ để người khác thấy được và ta tưởng tượng được đường lối mà người đó có thêm cung cách tỏ bày từ đạo giáo chủ trương chuyên xuất-thần vẫn hiện hữu ở phương Đông.

Thánh Phaolô là nhà thần bí và cũng xuất-thần. Cả đến việc thần bí hoặc xuất thần đều chỉ có thể thực hiện là: qua thập giá mới hy vọng giải thoát mọi người khỏi hình thức của thuyết thần bí cũng như xuất thần, bởi việc đó cũng giải thoát ta ra khỏi mọi hình thái khuynh loát, chế ngự, kiểu của đế chế hoặc luật Torah. Đường lối sống mà thánh Phaolô học được chẳng là chuyện bí truyền gì, và cũng chẳng mang tính cách rất  tôn giáo hiểu theo nghĩa cũ/xưa.

Ở đây, tôi không nghĩ ý-thức thay thế cho sự việc này phải hiểu theo cùng cung cách như sự mê muội từng được đề cập đến ở lĩnh vực thần bí nơi Đạo Chúa. Với thánh Phaolô, ta luôn vẫn thấy những chuyện như thế xảy đến trong khuôn khổ chính-trị thực tiễn chung quanh ông như Đức Giêdsu từng trải nghiệm qua Phục Sinh. Nói  thánh-nhân luôn có cả hai cảm nghiệm cùng phương án mà đối với ông tựa như chuyện bí ẩn, thần bí…

Rõ ràng là, trong khi ông trải nghiệm mọi cực hình như: tù tội, rồi bức bách lẫn cách ly, các sự kiện đó đều cùng chung một ý nghĩa. Có thể, ông cũng đã nghĩ rằng: một ngày nào đó, ông cũng sẽ được kết hợp với Đức Giêsu một cách tích cực trong lúc chính ông hoàn thành công cuộc thừa sai nhằm đoàn kết các vị từng kính sợ/phụng thờ Chúa; và phục vụ người Do thái đi Đạo và cả người ngoài Đạo đã hồi hướng trở về. Nhưng thực ra, mọi việc đã thể hiện lại không như thế. Thay vào đó, người La Mã đã túm bắt ông. Chính đó là “động thái “trút sạch”, tức một hành xử rũ bỏ niềm mơ ước rất tông đồ. Nói cách khác, thánh-nhân biết rằng Đức Giêsu cũng như thế. Và, theo cung cách nào đó, ông cũng hiểu được rằng: Thiên Chúa và Thánh Thần Ngài cũng ra thế. Ra như thế, không như thể mon men bay lên tận tầng trời thứ bảy hay chín tầng mây vần vũ, mà là đi xuống đến mức độ trút sạch mọi sự và suy sụp đến độ lao vào chốn tù tội của người La Mã trong toàn bộ bí nhiệm đều đã hiển hiện. Chính điều này –chứ không phải những điều tưởng tượng- cho thấy tiến trình Phục sinh/trỗi dậy đã trở về và đang còn hoạt động. Và mọi tín hữu Đạo Chúa được kêu mời thể hiện cuộc sống rất thực như thế, ở đây. Bây giờ.

                        Đến đây, cũng nên xem thêm:
L. Salah Nasrallah, “An ecstay of folly” prophecy and authority in early Christianity”, Harvard University Press, 2004.

Với thư Phillíphê, ta có hai ý tưởng tập trung, đó là: sự trút sạch/tự hạ và điều mà tiếng Hy Lạp gọi là “epectasis”. Trút sạch, là như Đức Kitô tự làm cho Ngài thành hư không/trống rỗng, vốn là động lực rất uy-lực. Đây, còn như ảnh hình của sự nghèo nàn linh-đạo đã hiện rõ.

Tác giả Wallace Steven có nói: “Chính lời lẽ của sự nghèo hèn kiếm tìm chúng ta trước nhất.” Đó cũng như một loại nguyện cầu. Cầu nguyện, là tự cho đi chính mình qua lời lẽ thuyết minh của chính sự nghèo hèn: nghèo và hèn, mà Đức Kitô chấp nhận cho Ngài. Nghèo về linh thiêng nói chuyện với Thiên Chúa bên ngoài quỹ đạo của kinh nghiệm, một thứ ngôn ngữ nghèo hèn nguyện cầu mà không có lời lẽ cũng như ảnh hình. Epectasis, là như thế. Một thứ thư giãn cho tương lai, là bởi đó là điều được kêu mời vào với tình thương tăm tối của Thiên Chúa. (X. K.Hart, Interview, Journal of Philosophy and Scripture, vol. Issue 2. Spring 2005) (Xem thêm: L. Ann Jervis, “At the Heart of the Gospel: Suffering in the Earliest Christian Message, Eerdmans, được Dan Harrington, sj hiệu đính trên America Magazine, May 21)

Về quá trình lịch sử được trích ở trên, có thể xem thêm một vài bài về thân phận các nữ tín-hữu thời tiên-khởi và việc đi xuống tận nhà các vị ấy:

Bruce Malina & John Pilch
Social-Science Commentary on letters of Paul, Fortress, 2006

Có lẽ, cũng nên dừng lại ở đây, để thôi ta không xét về điểm khác biệt giữa những người gốc Do-thái và Hy Lạp, nữa. Thay vào đó, cũng nên sử dụng danh xưng “người xứ Giuđêa gốc Hy Lạp”. Bởi, cụm từ “Người Hy Lạp”, là phạm trù về sắc tộc không còn hiện hữu với thế giới thế kỷ đầu đời, nữa. Đúng hơn, phải nói đó là cụm từ thông thường được dùng để chỉ về những người từng có nếp sống “văn minh”, lâu nay vẫn sống có gốc gác từ nền văn minh Hy Lạp. Trong Tân Ước, ta cũng thấy có dịch giả dùng cụm từ “Những người Hy Lạp” là có ý nói về những người Israel cư ngụ bên ngoài Giuđêa, ở các vùng có nếp sống văn minh, rất Hy Lạp. “Iopudaios”, là cụm từ không mang ý nghĩa nguồn gốc Do thái. Cụm từ “người gốc Do thái” chỉ mới xuất hiện ở thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên có ghi trong Kinh Talmud, Babylon. “Ioudaios” là cụm từ mang ý nghĩa có liên quan đến Giuđêa. Giuđêa (tức Yehud) là danh tánh có tính cách địa dư. Còn người Israel, đặc biệt là khi họ sống ở các nước thuộc địa Hy Lạp đã không phân biệt được chính mình với các láng giềng nào không phải là người Israel trong cung cách ăn vận, rất thời thượng. Đúng ra, họ rất dễ bị đồng hoá chính mình với văn hoá Hy Lạp, ở trong vùng.
                                                           

Cũng nên xem thêm:

Carolyn Osiek, & Margaret Y.MacDonald, cùng với Janet H. Tulloch trong: “A Woman’s Place: House Churches in Earliest Christianity Fortress, 2005.

Thời tiên khởi, “nhà cửa” của người La Mã là nơi “người người ở trong đó.” Hãy tưởng tượng một căn nhà trống và ta dựng nó lên, từng liếp và từng liếp trong đó có sự sống, có sắc mầu mọi sự và có cả mùi vị cùng âm thanh. Mẫu mã căn nhà như thế là của gia đình người La Mã có đủ mọi người sống trong đó. Trong các nhà như thế người đến rồi đi, chẳng ở lâu, cũng rất thường. Trong các căn nhà như vậy, đa phần là phụ nữ, có bà đang mang thai, có bà vừa ở cữ, có bà lại đang cho con bú mớm, rất thường tình. Trong đó, còn có cả trẻ con lớn bé, có em chỉ mới sơ sinh, có bé đã côi cút. Trong các căn như thế, lại có nhiều trường hợp tiêu biểu ở chỗ: ngoài các bé sinh bình thường từ các bà mẹ trong nhà, cũng có em sinh ra từ các vị thê thiếp, goá bụa, hoặc từ các thừa tác viên mục vụ theo chế độ khắc kỷ, có vị lại là thừa sai lang thang đã có vợ, có vị lại là ý tá, cô mụ cùng mọi thành phần gồm tôi tớ, nô lệ, cả đến thiếu nữ trẻ cùng vừa lớn, vv. vẫn ra đi. Các thiếu nữ đều lớn lên tại nhà hoặc từ nguyện đường, đều giống nhau. Ở nơi đó, các cô đều được trông nom/săn sóc cả về y tế, giáo dục lẫn mọi chỉ dạy về xã hội. Là con của các bà mẹ tự do hay nô lệ, mọi con trẻ trai hay gái cùng lớn lên có cơ hội đồng đều. Với thế giới của người La Mã, lại có kỳ vọng rằng: làm thân nô lệ, là phải thần phục chủ nhân mình về mọi chuyện, kể cả chuyện xác thịt, dục tình nữa. Điều này, thời Giáo hội tiên khởi cũng không thấy có thử thách về vấn đề này.

Gia chủ hoặc chủ cho ở trọ đều là phụ nữ; bởi, đàn ông xứ này đều hoặc chết sớm hoặc đi xa. Thế nên, nhà ở là chốn sống của phụ nữ. Cũng là nơi, để mọi người có thể tá túc, ở trọ. Đây, còn là khu vực trong đó các trẻ nhỏ được dạy dỗ/dưỡng dục nhiều thứ, cả kỹ-năng giao dịch mang tính nền tảng xã hội đặc trưng nuôi nấng con trẻ cho nên người. Các em được học về truyền thông/trao đổi, trong đó có cả chuyện thông truyền tin tức sinh hoạt có tính cách xã hội và bác ái. Khi xưa, nhiều nữ-phụ chuyên chăm khổ hạnh vẫn ở lẫn với người La Mã, vào thời đó. Ngay tại thị trấn, có nhiều phụ nữ cũng thay đổi tình trạng sống khổ hạnh về giới tính, có khi họ cũng chẳng bận tâm đến chuyện thần bí, huyền hoặc. Trong khi đó, các bà goá son trẻ thường có khi lại phải tái giá một cách miễn cưỡng, bởi khi đó các bà không được kiểm soát các thương vụ, nếu có, của con cái họ.

Nhà ở của tín hữu thời tiên khởi cùng văn hoá, thường được gọi là “nhà-nguyện” (tiếng Hy Lạp gọi là Ekklesiai). Hiểu đơn giản, thì đây là “nơi tụ họp”. Cho đến giờ này, cũng không ai rõ: phải chăng người sống trong các nơi gọi là “nhà-nguyện” như thế, có là tín hữu Đạo Chúa, không? Có buổi tụ tập của các tín-hữu thời ban sơ (cũng được gọi là “ekklesiai”) có khi lại diễn ra ở cả khu giặt giũ/tắm mát, như tại “nhà”? Và có người hỏi: phải chăng “nhà-nguyện” như thế mỗi ngày và mọi ngày, bao giờ cũng là “nguyện-đường-ở-nhà” hay không? Và, tại “nhà ở” của tín hữu thời đầu, có chăng trường hợp chủ nhà phái nam lại không là tín hữu không? Xem thế, mới thấy: hầu hết phụ nữ sống ở “nhà” vào thời Giáo hội tiên khởi, cũng đóng vai trò rất quyết định. Bởi, các bậc nữ lưu này đều là người quản cai “nhà-nguyện”, giống như thế.

Nhiều bậc nữ-lưu khá giả lại là đấng “bảo trợ” cho công trình thừa sai/mục vụ này khác; và bảo trợ cả nhóm hội/đoàn thể gồm nhiều tín hữu họp lại, nữa. Tỉ như: chị Pho-ê-bê và Chơ-lô-ê khi xưa là một ví dụ cụ thể. Ngay đến, thánh Phaolô cũng thường tự coi mình là thân chủ của chị Phô-ê-bê, nữa là. Nữ chủ nhân của các “nhà ở” khi xưa lại có thể là lãnh-đạo cộng đoàn, tức: người chuyên coi sóc của ăn thức uống, hoặc sắp xếp/trông nom các buổi Tiệc Thánh Thể có nhiều người tham dự, tức: những điều mà ngày nay ta gọi bằng ngôn từ văn vẻ, như: trung-tâm mục-vụ, truyền giáo này khác nữa. Các chị phụ-nữ chọn sống đời khổ-hạnh cũng được nhắc đến nhiều, trong các văn bản thời ban sơ, nhưng các chị chỉ là nhóm hội nhỏ sống chung đụng với các nữ-lưu thuộc Đạo Chúa, thôi. Nhiều chị được nhắc đến danh tánh cũng rất rõ, đặc biệt trong các thư hoặc bài do thánh Phaolô hoặc thánh Y Nhã viết đều nói đến các chị nhưng lại đã nối kết với ông chồng của các chị; thế nên, không rõ là các chị có gia đình hay không. Hoặc, các chị có là nữ lưu sống đời khổ hạnh hay không. Nhưng các chị chỉ được nhắc tên như một đấng bậc có nhân vị, không hơn không kém. Một số chị có cuộc sống khổ hạnh cũng lấy gia đình làm nền tảng cho công cuộc thừa-tác của các chị, như chị Thê-kla chẳng hạn. Trong thư thứ nhất gửi đồ đệ Timôthê, thánh Phaolô có đề cập đến các bà goá trẻ là tín hữu ấy, như sau:

“Vậy tôi muốn các bà goá trẻ hãy tái giá,
sinh con cái, lo việc cửa nhà;
đừng để cho đối phương có dịp bới móc.”
(1Tm 5: 14).               
      
           
Xem thêm:

                        Deirdre Good Jesus’ Family Values 2007

Chị có nói: sách Tân Ước chẳng thấy chỗ nào nói về đời sống gia đình, hết. Cụm từ “Gia đình” chừng như không xảy ra trong các thư và bài viết của thánh Phaolô, thì phải. Chẳng chỗ nào nói về chất-lượng cuộc sống gia đình, hết. Tác giả đây, hẳn cũng hiểu rằng các giá trị gia-đình thường khiến nguời đọc Sách thánh dễ ngộ nhận. Nhưng đọc kỹ, sẽ thấy nhiều điều chứng tỏ nhiều sự thật gây sửng sốt. Chẳng hạn như câu của thánh Mát-thêu, có nói:

                        “Anh sẽ nộp em,
em sẽ nộp anh cho người ta giết;
cha sẽ nộp con,
con cái sẽ đứng lên chống lại cha mẹ
và làm cho cha mẹ phải chết.”
(Mt 10: 21)

Về gia đình Đức Giêsu, mọi người đều thấy gia đình của Chúa giống như đơn vị nòng cốt gồm cha, mẹ và trẻ bé. Thật ra, thực tế vẫn chỉ thấy có mỗi hai mẹ con Chúa chứ nào thấy thánh Giuse có mặt ở đâu. Và sự thực là: chả bao giờ ta thấy Chúa gọi thánh Giuse là “Cha” hoặc “Bố” bao giờ.


Cũng nên xem thêm:

            J. Murphy O’ConnorC. MilitelloM-L.Rigato, Paolo e le Donne, Assisi, 2006.

Thánh Phaolô vẫn muốn phụ nữ có vai trò và quyền lợi ngang bằng nam-giới, chứ không thể  là người dưới trướng được. Sở dĩ thánh-nhân làm thế, vì đó là điều ông biết được từ lập trường của Đức Giêsu. Ví dụ cụ thể, người đọc sách thánh cũng đã thấy rất nhiều tên tuổi nổi bật của các chị như: Giu-ni-a, Pris-cil-la, Phôêbê, Êvôđia và Xin-ty-chê…

Trong thư gửi giáo đoàn Côrinthô, thánh Phaolô còn đề cập đến chuyện ăn vận của phái nam lẫn nữ-giới như sau:

                        “Anh em hãy tự xét xem:
người nữ không che đầu mà cầu nguyện với Thiên Chúa
thì có xứng hợp không?
Chính thiên-nhiên lại không dạy anh em rằng
người nam mà để tóc dài là điều ô nhục,
còn người nữ mà để tóc dài thì lại là vinh dự cho họ đó sao?
Là vì Thiên Chúa ban cho người nữ mái tóc làm khăn che đầu.”
                        (1 Cor 11: 14-15)

Tiếng Hy Lạp có từ “kalumma” không mang ý nghĩa “khăn trùm đầu”, mà chỉ nói về tóc thôi. Thiên thần ở đây, là chỉ về các sứ thần và khách viếng từ cộng đoàn khác. Các vị ấy có thể sẽ lấy đó làm chuyện tai gai mắt, vì tư tưởng hơi cũ.

Ở đoạn thư khác, còn thấy viết:

                        “Khi anh em hội họp, người thì hát thánh ca,
người thì giảng dạy, người thì nói lời mặc khải,
người thì nói tiếng lạ, người thì giải nghĩa:
tất cả những điều ấy đều phải nhằm xây dựng Hội Thánh.
Nếu có nói tiếng lạ, thì chỉ hai hoặc tối đa ba người nói thôi,
mỗi người cứ theo phiên mà nói,
và phải có một người giải thích.
Nếu không có người giải thích,
thì phải giữ thinh lặng trong cộng đoàn,
mỗi người chỉ nói với mình và với Thiên Chúa thôi.”
(1 Cor 14: 26-28) 

Ngoài chuyện nói tiếng lạ khi hội họp, đoạn này còn nói về việc phụ nữ phải ngồi im. Chính vì quan niệm này, mà nhiều nhà chú giải còn nói: đây không thể là quan niệm của thánh Phaolô như vẫn thấy trong các thư mục vụ khác.

Xem thêm:

            F. Scott Spencer, Dancing girls, Loose Ladies, and Women of the Cloth: the  
           Women in Jesus’ Life Continuum, 2004

Tin Mừng thánh Mátthêu, đoạn nói về gia phả Đức Giêsu, có bốn vị nữ-lưu trong đó danh tánh các bà được kể như sau: Tama, Ra-hab, Ruth và vợ của Uriah. Dù, Sách thánh vẫn gọi các bà là “kẻ có tội”, hoặc “người lạ” hoặc “nhân vật tai tiếng” chuyên tạo chuyện lạ lùng nghe cũng rối. Đúng ra, mỗi vị trong số nữ-lưu nói trên đều đứng ra phụ trách nhiều công-tác tốt đẹp, nhờ tài khéo léo biết đối xử và đối đầu với giới cầm quyền toàn nam-giới, khá vụng về.

Thánh Mátthêu cũng nói đến những chuyện tương tự. Chẳng hạn như: để dẫn nhập truyện kể về thánh cả Giuse –chứ không phải Đức Mẹ- trong đó thánh cả từng xử thế đúng đắn, can trường và có đôi chút khéo léo đối với yêu cầu chỉ chú tâm đến nam-giới của luật Torah, nhất thứ là khi thánh cả khám phá ra rằng: bạn đời mình đã có thai. Nhìn thánh Giuse lúc đó, hẳn có người cũng cảm thông với tâm trạng của thánh-nhân giống quan thái-giám trong các “phim tập”, vì đại nghĩa Nước Trời. Và, ý tưởng trong đầu thánh cả Giuse cứ lẩn quẩn những điều mà người đời gọi đó là “thách thức” về “chí nam nhi ” đường đường một đấng.

Với thánh Máccô, ta có đoạn Sách nói về một người nữ khác tên là Hêrôđia và điệu vũ rất đắt giá của cô con gái bà, cũng rất lạ. Ở đây, người theo dõi kinh thánh cũng nên đọc và so với truyện về các bà đạo đức có tên như: Giu-đi-ta, Dê-zê-ben và Es-Te. Cũng nên biết, tác giả Máccô đưa truyện này vào sau truyện nữ phụ xuất huyết và sau cả truyện cô con gái ông đội trưởng Zairus. Nữ phụ bị xuất huyết cũng tương tự như Hêrôđia và con gái bà, ở chỗ biết dùng tài khôn khéo/miệng lưỡi để thao túng quyền-uy nam-giới ngõ hầu đạt được kết quả như lòng mình mong muốn. Tin Mừng thánh Máccô đoạn 7 được ghi chỉ sau truyện kể có tình tiết như thế. Và sau truyện nữ-phụ vùng Syrôphênixia khách lạ, có con gái bị quỉ ám đã có tài van xin Chúa thực hiện quyết tâm của Ngài không ngại thực thi lời Ngài từng cương quyết để con gái bà được chữa lành. Điều này cũng được đưa vào trình thuật thánh Máccô như phép “thần thông” thứ hai từng xảy ra ở khu ngoại giáo xa lạ, ở vùng Thập Tỉnh (tức Decapolis, theo tên gọi của phương Tây). Đúng ra, đây là lần thứ ba Chúa ban tặng quà lạ cho phụ nữ, vì trước đó Chúa cũng đề cập đến chuyện vụn bánh mì rơi xuống gầm bàn nhà bà đem cho chó của nữ phụ nọ vẫn mong Chúa làm phép lạ cho bà. Với thánh Máccô, Đức Giêsu là khuôn mặt triển nở chín chắn và cởi mở để bậc nữ-lưu có thể và có tư thế lĩnh đạo và dẫn dắt người khác.                   

Trình thuật về nữ phụ bị coi là “mất nết” từng xuất hiện tại tư gia ông Simôn Biệt Phái, nghe cũng lạ. Truyện, được hiểu như tác giả cứ coi nữ-lưu nọ như người phụ-nữ “cắc cớ” dám vượt hàng rào phân-cách theo kiểu “nam nữ thọ thọ bất thân” và đã để lộ cung cách cũng khá lạ về hành xử gọi là “xàm sỡ” của nữ giới. Xin mở ngoặc ở đây, để có lời đề nghị với người đọc giòng chảy Cựu Ước mà so sánh truyện người nữ lăng-loàn/khiêu khích trích ở sách Cách Ngôn đoạn 7 và sách Si-ra đoạn 9, cũng như người đối tác là nữ-giới ở Thánh vịnh, và về “người đàn bà khôn khéo” ở sách Cách ngôn đoạn 1 đến đoạn 9. Bà, là người dám hôn chân, sờ chạm rồi dùng nước mắt trộn dầu thơm lau chân Thày bằng lọng tóc để xoã. Nhưng tác giả chẳng nhắc nhở gì đến tên bà, cũng chẳng cho bà nói năng điều gì để thanh minh. Và, trình thuật xem ra cũng đã để cập như thể bà không muốn nêu danh tánh.

Với Tin Mừng thánh Gioan, ta có các trình thuật, như: tiệc cưới, truyện nữ-phụ xứ Sa-ma-ri-ta-nô và có chị em nhà Mác-ta, Maria trong truyện Chúa chữa lành cho bạn Ngài vừa nằm xuống, là Lazarô. Và ở truyện cuối, chị em nhà Maria/Mác-ta dám thách thức lòng danh dự/từ nhân của Thày bằng việc khích bác tình thân thương giữa Ngài và bạn hiền Lazarô để Thày cho anh mình được trỗi dậy từ nỗi chết. Và, Chúa đáp trả các cô theo cung cách của vị đại trượng phu từ tốn, cảm thông, đầy lòng thương xót. Nói chung, Đức Giêsu là khuôn mặt phức-hợp hơn bất cứ nhân vật nào khác ở Tin Mừng thánh Gioan, Ngài cũng cảm thấy bất ổn, do dự, và ngại ngần phải quyết định chọn lựa giữa quyền bính và tình bạn rất thiết thân.

Các chương/đoạn thánh Luca viết ở sách Công-vụ, cũng có các nữ-lưu giữ vai trò ngôn sứ, và các cô gái từng là nô lệ của nam giới. Tuy nhiên, bà con phụ nữ vẫn hơn các tượng gỗ bầy biện ở cửa sổ các hiệu/tiệm. Lại có ngôn sứ chẳng nói lên điều gì cho rõ, vẫn bị nam giới che khuất mắt cả hình hài lẫn quyền-uy. Truyện Thương Khó Đức Kitô, cũng có kể về cô gái không tên làm thân nô lệ đã nhìn về Chúa và cũng có nô lệ nữ khác tên Rô-đa ở sách Công vụ đoạn 12. Đồng thời, còn có thêm nô lệ nữ bị thánh Phaolô quát tháo bắt nín lặng kể ở Công vụ đoạn 16.

Với Công vụ, thánh Luca đã không giải thoát nữ-phụ khỏi công việc nội trợ đầy trọng trách, nhưng thánh-nhân vẫn đề cao công việc các bà làm ở nhà, khá hãnh tiến. Chẳng hạn, truyện chị Lyđia kể trong sách, vẫn được coi là thành-viên năng-nổ ở Phillíphê coi như thành phần thấp hèn trong hệ cấp xã hội có trên có dưới bên ngoài tường thành thủ phủ. Chị Priscilla lại là nữ-lưu được giải thoát nhiều nhất trong Sách. Thế nhưng, đúng ra chị sinh hoạt cũng năng động như giảng-nghiệm-viên hơn giáo chức công lập.

Thêm một điều lý thú khác, đó là: đằng sau một số bản văn Kinh Sách, vẫn thấy nhiều đoạn hàm ngụ/ám chỉ rõ Thánh Vịnh/Lời ca của các bản hát thánh vịnh bằng lời lẽ rất ý tứ, cũng như chương/đoạn trong sách Khôn Ngoan đều lưu loát, rất văn chương.


Thư mục đọc thêm:
           
Helmut Koester, First Thessalonians: an Experiment in Christian Writing, in Paul and his World, Fortress Press, Minneapolis, 2007, p.15…

John Dominic Crossan and Jonathan L. Reed, Mystics and Ecstatics, in In Search of Paul, tr. 279-280; và In Christ , sđd, tr.
Mai Tá lược dịch
                                                                                                             Nguồn: VRNs                   

0 nhận xét:

Đăng nhận xét