5.6. Tại Sao Có Bạo Lực ?
Để trở lại vấn đề bạo lực, thì bạo lực chính là sự đe dọa đến sự sống của người khác, của thiên hạ, và cũng là sự đe dọa đến đời sống của tôi, của dân tộc tôi. Đây là sự vuợt qúa của chính trị, nhưng khổ thay bạo lực cũng nằm ở trong lãnh vực chính trị. Từ đó có thể xảy ra các thể chế chính trị độc tài, thường dùng bạo lực để đàn áp dân, bịt miệng dân, hay củng cố quyền lực, hoặc dùng bạo lực để đè bẹp tiếng nói trung thực bênh vực cho lẽ phải : như Hà Nội, Bắc Kinh, Bình Nhưỡng, Ngưỡng Quãng v.v., là những phỉ quyền chuyên chế dùng bạo lực trong các phương sách chính trị và chiến luợc của mình. Qủa thực bạo lực là cái thường tiềm tàng trong các xã hội cộng sản và quân phiệt.
Chúng tôi thấy sư bạo lực với những hậu qủa tai hại và tang tóc của nó gây ra, đã để lại bao đau khổ cho con người. Vì đâu có bạo lực này, thì nhiều nhà tư tưởng và triết gia nghĩ rằng bạo lực khi gây ra, thì chính bạo lực đã có trước trong ý chủ động của con người như một sự thiết yếu hầu thúc đẩy cho chúng ta nhận ra nó. Tuy nhiên sự thiết yếu không phải là sự bắt buộc ta hành động. Song chúng ta có thể hiểu sự thiết yếu ở đây có nghĩa là tạo nên các dấu chỉ tự do : như tranh đấu cho tự do, độc lập của Dân Tộc, của Quốc Gia. Bởi sự tự do, độc lập ấy sẽ là mục đích mà mọi người đều muốn có nó, thực thi các sự ấy trong xã hội ta sống. Điển hình, như giữa dân Do Thái và Palestine trước đây. Người dân Palestine vì tranh đấu dành lại chủ quyền Đất Tổ của họ, mà có thời Arafat và người dân Palestine đã dùng đủ mọi phương cách bạo lực đối với người Do Thái, để bắt Nhà cầm quyền Do Thái phải ngồi vào bàn hội nghị đàm phán, thương thảo, hầu đạt thắng lợi dành lại được Đất Tổ như ngày nay. Nhưng dù sao các hành động bạo lực vẫn là một sự dã man, tàn bạo, khi dùng bạo lực để đánh phá dân lành. Chẳng hạn như Việt cộng vào Tết Mậu Thân 1968 sử dụng bạo lực, đã chôn sống hơn năm ngàn người dân hiền hòa xứ Kinh Thành Huế, làm cho thế giới kinh tởm Hà Nội. Hay vào năm 1972, Việt cộng đã dùng súng bắn xối xả vào những người dân lành Quảng Trị, Thừa Thiên chạy giặc vào Huế, mà chúng ta có một danh từ lịch sử để đời là « Đại Lộ Kinh Hoàng ». Hoặc như Đặng Tiểu Bình và Lý Bằng đã ra lệnh cho quân đội Trung Cộng dùng xe tăng và súng liên thanh bắn xối xả, cùng cán chết các khuôn mặt sinh viên hiền hòa tranh đấu cho một thể chế dân chủ được hiện hữu và sinh động ở Quốc Gia mình. Để rồi từ hành vi tàn bạo đó mà Thế gíới đã kinh hoàng, các đài truyền hình Tây Phương đã chiếu đi, chiếu lại một thứ bạo lực « rừng rú » thất nhân tâm, vô trí của những tên trùm cộng sản khát máu (27).
Nói cách khác, là chúng ta biết sử dụng đúng tự do. Để rồi chúng ta thừa nhận và tôn trọng một cách cụ thể các sự tự do và sự sống của tha nhân, hầu chúng ta mới có thể vượt quá được sự bạo lực này. Và rồi đặt ra cho chúng ta sự thực thể của tha nhân : có nghĩa khi tôi đối diện với tha nhân, thì tôi tôn trọng họ như bảo toàn chính thân thể của mình. Tôi không muốn ai làm cho tôi các đau khổ về thể lý cùng tinh thần, thì tại sao tôi lại muốn làm cho kẻ khác đau khổ về hai điều này, khi tôi dùng hành vi bạo lực đối với họ?
Khi bàn đến điều này, thì chúng tôi muốn giới thiệu đến qúy vị giáo sư và triết gia Hobbes, theo ông hiểu rõ sự thiết yếu (của bạo lực) này, nhưng người ta có thể nói rằng : phải chăng Hobbes hiểu được sự thiết yếu bạo lực này, tạo nên sự tự do ? Như trường hợp của Arafat và người dân Palestine mà chúng tôi đã đề cập qua.
Dẫu sao sự hiện thực của bạo lực dưới hình thức nào cũng là sự xấu, gây bất an cho xã hội, và dễ gây nên nguy hiểm của sự vô luân, phi đạo đức. Vả nữa, có nhiều nhà chính trị cùng tư tuởng gia chủ trương ý tưởng hoá sự bạo lực (une idéalisation de la violence). Sự bạo lực, theo họ nghĩ như một năng tính và có hiệu năng, chính như tư tưởng của Georges Sorel qua tác phẩm : «Các Suy Tư Về Bạo Lực, Réflexions Sur La Violence » của ông xuất bản vào năm 1906. Ông nghĩ rằng ông hành động bạo lực trong tinh thần vì tranh đấu cho giai cấp vô sản, và các nghiệp đoàn công nhân hay nông dân. Theo ông cuộc tranh đấu hoàn toàn giống như một cuộc vũ trang khi tranh các chức vụ công quyền hoặc dân quyền vậy. Và cái tư tưởng độc đáo của ông mà chúng tôi cảm thấy ở đây, là tất cả những gì khi xảy ra chiến tranh thì tự nó không sinh ra có hận thù cũng như không có tinh thần trả thù sau cuộc chiến. Theo ông lúc chiến tranh người ta không nên giết các kẻ chiến bại. Cũng thế người ta không nên cổ võ cho tinh thần trả thù khi cuộc chiến đã tàn, lúc mà các người lính đã hạ khí giới. Giờ này những người này trở thành kẻ vô hại, lúc đó sức mạnh của họ sử dụng lúc chiến tranh tự nhiên tiêu tán, và sau đó thì họ trở nên bản tính tự nhiên của mình. Do thế chúng tôi nghĩ sau cuộc chiến, thì con người đừng tạo ra các vụ án, vụ xử án nhân danh này, nhân danh nọ đối với các người chiến bại, vì họ chỉ làm theo lòng yêu nước của minh, và lệnh trên ban ra. Điều chúng tôi nói đây, thì phỉ quyền Hà Nội đã bỏ tù, ngược đãi, hành hung và xử án tử hinh nhiều quân nhân cán chính Miền Nam Việt Nam, và họ gán cho chúng ta nhiều thứ tội danh họ dựng nên như « nợ máu với nhân dân cùng chống lại cách mạng v.v. ». Vì đây không phải là việc làm công bình và chính đạo. Qủa thực phỉ quyền Hà Nội đã dạy cho dân chúng lòng thù hận cùng bắt họ phải tiêu diệt các kẻ thù. Chúng tôi không biết làm thế nào để các người dã tâm chủ trương hận thù, và hành động tàn bạo đối với anh em cùng một dân tộc, một màu da hằng có đuợc lý tưởng của một sự công bình, một hồn vị tha, nhân đạo hầu bước về tương lai xây dựng cho một Việt Nam phú cường, dân chủ cùng tự do đích thực ?
Chúng ta ai ai cũng cảm nghiệm với chính bản thân mình, những hành vi bạo hành bằng một chính sách hoàn toàn ngược đãi của Nhà Nước Hà Nội đối với chúng ta cùng dân chúng Miền Nam ta.
Để nói thêm các việc bạo lực, thì qua lời tường thuật cùng suy tư của Sorel đã làm nguồn cảm hứng cho Mussolini, dùng phuơng pháp bạo lực để cuớp chánh quyền. Ngay cả cộng sản Việt đã dùng đến phuơng thế bạo lực này để thủ tiêu bao nhà cách mạng Quốc Gia, và các lãnh tụ đảng phái quốc gia, hấu cuớp công kháng chiến cùng cướp chánh quyền vào năm 1945… Theo họ cảm nghĩ, thì các hành vi bạo lực như khủng bố, tra tấn, đánh đập, ám sát, đặt bom, gài mìn v.v. đuợc xem như các cử chỉ « anh hùng hoặc người hùng ». Như vụ Nguyễn Văn Trỗi đặt bom ở cầu công Lý xưa kia. Và những biến chuyển mới đây như vụ Giáo Xứ Thái Hà, Tòa Khâm Sứ Hà Nội, Giáo Xứ Tam Tòa ở Quảng Bình, Và Loan Lý ở Thừa Thiên,Cồn Dầu ở Đà Nẵng Quảng Nam, Nhà Nước thổ phỉ Hà Nội đã hành sử bạo lực với dân mình như một lũ « du côn » chợ búa, đánh đập dã man và cướp của, cướp đất trắng trợn giữa ban ngày ban mặt thiên hạ.
Chúng tôi thấy một hình thái khác mà chúng tôi bắt gặp trong tư tưởng của người mát-xít (marxiste), thực là một sự nguy hiểm của bạo lực, nhưng họ lại muốn làm cho có giá trị. Qủa vậy, theo tư tưởng của người mát-xít đề ra, thì họ sẽ thực hiện cho tương lai của con người có được một xã hội cộng sản. Xã hội đó là một sự hiện hữu của con người không có Nhà Nước và không có bạo lực. Theo chúng tôi rõ thì ý họ muốn « làm suy nhuợc Nhà Nước », và đây là ngôn ngữ của Marx, nhưng chính Lénine đã dùng lại và thực nghiệm, nhưng ông sử dụng triệt bạo lực để tiêu trừ Nhà Nước Nga Hoàng bằng một cuộc cách mạng long trời lở đất vào năm 1917. Nhờ Marx ông đã khám phá ra được phương tiện cụ thể này, để rồi ông hệ thống hóa thêm phần của mình, nhờ qua đó ông đã đạt được. Thế nhưng, chúng ta hiểu rằng đây là sự trái ngược và mâu thuẫn của các người theo Marx. Vì như chúng ta mục kích thì hôm qua, ngày nay và ngày mai cho đến các xã hội cộng sản hiện nay như Trung Cộng, Việt Nam, Bắc Hàn, Cu Ba, Lào không có gì hơn đối với họ là sự bạo lực và thống trị bằng sắt máu. Nhà Nước, không gì hơn là cổ máy chém người, hay dụng cụ để thống trị, đàn áp dân lành của một giai cấp này trên một giai cấp khác – có nghĩa của một giai cấp đỏ (Đảng) cầm quyền thống trị sắt đá trên một gai cấp khác : giai cấp đây là công nhân, nông dân, thợ thuyền, dân chúng đói khổ, là hình ảnh của một « thảm trạng » bi thương, được xem như một « định mệnh » đã được ghi ấn trong các chương đầu của Bản Tuyên Ngôn Người Cộng Sản-Manifeste Commumiste, mà họ đã nạnh miệng tuyên bố :« Lịch sử của tất cả các xã hội trong quá khứ là tranh đấu của các giai cấp, l’histoire de toute société passée est l’histoire de luttes de classes ». Để từ câu tuyên bố chất chứa đầy hận thù này mà trải dòng lịch sử dài suốt thế kỷ 20, những người cộng sản Liên Sô, Trung Cộng, Đông Âu Cộng, Việt Cộng, Bắc Hàn, Cam Bốt, Lào, Cu Ba v.v. đã diết cả trăm triệu sinh mạng người dân lành vô tội không gớm tay.
Còn Lénine, chúng ta biết rằng các quan điểm về việc tranh đấu giai cấp, thì ông đã tạo cho mạnh thêm. Theo ông, thì tất cả sự bạo lực có tính cách toàn thể hơn ở Marx, vì trong thế giới mà ông gặp gỡ, ông thấy ở xã hội thời ấy vẫn còn nhiều bất công. Do vậy, ông đặt các việc làm của chính mình không gì hơn là các hành vi bạo lực - dưới mắt Lénine chỉ có một phương tiện cách mạng trong bạo lực để đánh đổ chánh quyền Nga Hoàng bằng bất cứ mọi giá. Ông nói chỉ có sử dụng bạo lực mới chiến thắng. Sau khi Liên Bang Sô Viết sụp đổ, thì người ta đã khám phá ra các lá thư, tài liệu mật về Lénine do Dimitri Volkogonov thu tập và tung ra cho thế giới biết, sau khi ông đã khảo cứu và tìm thấy nó trong các ngăn hồ sơ mật được lưu trữ trong các văn khố, song thời này được khui ra. Nhờ sự khám phá này mà những nguồn tài liệu mật được giữ kín mấy chục năm qua, nay thì lộ ra ánh sáng, người ta mới thấy các lời nói chứa đựng một tâm hồn độc ác, thú tính cùng các ý định tàn bạo hơn loài cầm thú của Lénine. Các lời đó như dùng « puissance-quyền lực hoặc pouvoir-quyền hành và fusiller-xử bắn vv., nói lên và phản ảnh Lénine là con người tàn ác, thích bạo lực diết người để thỏa mãn thú tính của mình.
Danh từ « chế độ độc tài của người vô sản, la dictature du prolétariat » là thừa kế của Marx, Lénine đã sử dụng nó trong giai đoạn của cuộc cách mạng Nga, trong ý nghĩa căn gốc hơn cả mà ông đã đưa ra cho giai cấp vô sản. Chính tư ngữ độc tài của người vô sản này, được sự « mớm mồi » và khích động của Lénine, nên đã tạo ra sự bạo lực khủng khiếp trong giai đoạn cách mạng Nga vào năm 1917. Để từ đó các vị thừa kế ông như Stalin, đã dùng sự bạo lực khủng khiếp này mà xử bắn, bỏ tù, khủng bố hảm hại hằng chục triệu người dân Nga.
Cũng thế, sự bạo lực không thua kém chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa Quốc Xã (National-Socialisme) của nhà độc tài Hitler. Chúng tôi thấy qua tác phẩm « Mein Kamfs, Cuộc Chiến Đấu Của Tôi » của ông, thì tác phẩm này không thiếu sự qúa độ trong lịch sử tranh đấu của Hitler bằng bạo lực. Khi nắm giữ được quyền hành và quyền lực trong tay mình, thì ông đã tạo ra Đệ Nhị Thế Chiến. Hitler đã triệt để sử dụng bạo lực một cách dã man đối với người Dân Đức chống lại ông, hay đối với các quốc gia ông chiếm được, nhất là Hitler đã ra lệnh giết và triệt tiêu tàn bạo hơn sáu triệu người Do Thái trong các lò hơi ngạt.
Tiếp đến, chúng tôi muốn đưa ra hình ảnh của Mussolini tại tòa nhà Quốc Hội Ý vào ngày 6 tháng 6 năm 1924. Lúc đó ông tuyên bố các lời sau :«chúng ta có tại Nga những vị thầy đáng thán phục. Chúng ta chỉ có cách là bắt chước các việc làm của họ đã làm tại Nga (…).Chúng ta chớ hoàn toàn nhầm lẫn để chạy theo các kiểu mẫu của họ. Nếu chúng ta thực thi các điều người Nga đó, thì các anh là những người cộng sản, tất ngay tự bây giờ sẽ làm những công việc khổ sai ở chốn này (tại Ý)…Lúc ấy, các anh sẽ gống gánh các quả tạc đạn nặng nề trên đôi vai mình. Chúng ta thiếu sự can đảm, và chúng ta làm sao để chứng minh được tư tưởng can đảm đó? ». Từ ý này, chúng ta không còn nghi ngờ gì nữa, vì các lời trích dẫn chính trị này được xem là một nền tảng sinh động của sự bạo lực. Sự bạo lực này là điểm lưu ý cho chúng ta, cho nhân loại bởi nó đã trải dài suốt thế kỷ XX vừa qua và vẫn còn tiếp diễn ở thế kỷ XXI ở một vài nước lạc hậu, kém văn minh và nhân bản làm người như Trung Cộng, Cu Ba, Bắc Hàn, Việt Nam, Lào, Miến Điện, Angola, Congo vv..
Giờ đây, chúng tôi xin qúy vị được trở lại trường hợp chủ thuyết cộng sản. Theo người cộng sản, thì ngày mai sẽ khác tất cả : có nghĩa là đổi hướng tình trạng của con người để đạt tới thân phận vô sản (le prolétariat). Vì theo họ nhờ chủ thuyết cộng sản này sẽ dẫn đến một sự hiện hữu dung hòa đối với mọi người. Nhưng trong đời sống thực tế thì hoàn toàn trái ngược những điều họ nói và việc họ làm đối với người dân, mà chúng ta là dân Việt và người Miền Nam là những nạn nhân đã có thừa kinh nghiệm cụ thể với người cộng sản. Chúng tôi nhớ lại câu nói bất hủ của ngạn ngữ Pháp : «Ne croyez pas ce qu’il dit, mais voyez ce qu’il fait, Xin anh đừng nghe những gì nó nói, nhưng anh hãy xem việc nó làm ». Sau này ông Thiệu có thể muợn từ ý câu nói này, nên đã nói một câu để đời :« đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy thấy những việc cộng sản làm ». Qủa đúng thay và nghiệm thay cho thân phận người Việt, cho dân tộc chúng ta.
Như Marx nói :« chủ nghĩa cộng sản này thực là giải pháp tranh đấu giữa con người và thiên nhiên, và giữa con người và con người » như là « giữa sự tự do và sự thiết yếu, giữa cá thể và loại giống » (28). Tuy thế, trong lịch sử Marx trình bày cho người cộng sản hành động này, thì chúng tôi nhận thấy Marx, qủa ra không hiểu thực gì khác về các việc tranh đấu, và để từ đó bạo lực của con người càng ngày càng tăng trưởng cùng đè nặng trên thân phận con người, và sau cùng là đè bẹp họ. Do thế, qua ý nghĩa cùng sự bạo lực xảy ra trong thế giới chúng ta sống, để từ đó chúng ta có thể đặt câu hỏi sau: làm thế nào để giúp con người tự chế được các bạo lực, làm sao để giúp họ vượt qua được các bạo lực này ? Bởi ngày nay, người ta đã ý thức được các tai hại của bạo lực này, khủng khiếp thay đã xảy ra trong lòng các chế độ cộng sản, quân phiệt. Hơn nữa, chính ngay người cộng sản khi giác ngộ đã xem Marx và Lénine, là cha đẻ ra các tội ác tày trời kinh địa này.
Trái lại, có một con đường khác không cần đến bạo lực để tranh đấu mà chúng tôi muốn giới thiệu : đó là lý thuyết khế ước hóa mà chúng tôi có nói đến ở các chương trước. Vì nhờ các khế uớc hóa nói này, mà người ta có thể kết hợp và hòa giải trong đường lối ôn hòa, chính là nhờ vào một xã hội trọng nhân, hầu sống tốt đẹp hơn, không cần đến các bạo lực như kiểu người cộng sản hô hào « đấu tranh » để « giải phóng » giai cấp thợ thuyền và nông dân v.v.. Cũng thế, như chúng tôi đã đưa ra lý thuyết của Locke hay của Rousseau, mấu chốt trong vấn đề các lý thuyết này là tài sản chung. Cũng chính tài sản chung này mà người cộng sản đã dùng bạo lực « đấu tranh », rồi cướp đoạt bao nhiêu ruộng vườn, nhà cửa và tài sản của người dân lành.
Chung chung thì các lý thuyết nói này, họ đưa ra trước tiên một xã hội chính trị và tài sản chung của nó - một tài sản chung, một mẫu ăn chung thực dụng, không cần nói đến căn nguyên của chúng. Do đó, chúng tôi nghĩ đến một xã hội chính trị như thế, đã có thể hiện hữu trong thế giới chúng ta sống. Con người tiếp nhận kiểu thức đó, và xem chúng là tài sản chung, như được cho chung. Các điều nói đây, chúng ta thấy trong tất cả truyền thống của triết lý kinh viện Công Giáo xa xưa cho đến các ngày tháng bây giờ, thì người Công Giáo vẫn giữ lại các kiểu tài sản chung này : như tài sản chung của giáo xứ, của địa phận, của tu viện và của Giáo Hội v.v. Đi xa hơn, thì tài sản chung đó đưọc thực hiện cụ thể và hoàn hảo hơn cả : như ăn cùng mâm, ngũ chung một mái nhà, làm việc chung cùng nhau, chia sẻ công việc và gánh nặng cho nhau, không giữ tài sản riêng, mọi của cải làm ra được đó là tài sản chung, và đây là cách sống của các cộng đoàn tu hay các cộng đoàn công giáo của người Kitô hữu nguyên khởi (xin xem Sách Công Vụ Các Tông Đồ, Chương 2, 44-46 ; hay xem Tu Luật Đức Thầy hay Tu Luật Thánh Biển Đức sẽ rõ). Hoặc nữa, trong các tu viện của các tu sĩ Phật Giáo, các vị cũng sống một kiểu thức như thế. Chúng ta có thể nói đời sống của các vị đây là một sự tự nhiên, tự nguyện cao độ, một cụ thể thực hiển nhiên, mà các vị đã sống trải bao nhiêu thế hệ, cả hai ngàn năm nay rồi. Trong lúc đó thì người cộng sản đã thất bại ê chề với các chính sách hợp tác xã nông nghiệp, ngư nghiệp, thương nghệp vv.! Vì họ đã sai lầm trong căn nguyên và tư tưởng cùng hành động sai trái của mình : như cướp tài sản, cướp mồ hôi xương máu của người dân.Người cộng sản tưởng dùng bạo lực một cách sắt máu cùng áp chế người dân thì có thể thắng được mọi sự, nhưng họ đã lầm. Bạo lực chỉ đem đến cho người dân lòng uất hận, và khi có cơ hội vùng dậy, thì người dân sẽ đạp đổ tất cả để đòi hỏi quyền lợi chính đáng cho đời sống của mình. Bằng chứng là Khối Liên Sô, Nga, Đông Âu, người dân ở các vùng này không còn sợ bạo lực, không còn sợ xe tăng và súng đạn, đã vùng lên dành lại chủ quyền của mình. Nói như Quân Sư Tôn Tử :« dẫu thắng được trăm thành mà không thắng được lòng dân xem như là thất bại ».
Qủa thực, trong đời sống chính trị nguời ta vẫn thường thấy xảy ra các cuộc chiến tranh cục bộ, và chiến tranh đánh nhau với các quốc gia khác (cũng có thể nói một danh từ khác là sự bạo lực tự nhiên của các tự do). Tuy nhiên, chúng ta phải nhận ra rằng bạo lực xảy ra không cách xa con người. Cũng có sự bạo lực xảy ra mà người ta không ngờ trước, như cuộc nội chiến Tây Ban Nha trong thập niên 30 của thế kỷ 20, cũng như chủ nghĩa Quốc Xã tàn bạo của Hitler đã làm tan nát người dân Âu Châu và thế giới. Vả nữa, chúng ta cũng co thể thấy các cuộc nổi dậy của quần chúng tạo nên sự « bạo lực tự nhiên hay tự phát, la violence spontanée), để đánh đổ một chế độ độc tài hà khắc nào đó, thường các cuộc nổi dậy này lưu lại trong ký ức con người hình ảnh đẹp và hào hùng. Điền hình như cuộc cách mạng bộc phát của người dân Pháp phá ngục Bastile vào năm 1789 làm thành cuộc cách mạng thời danh của thế giới. Hoặc nữa cuộc nỗi dậy hào hùng của người dân Ba Làng Thanh Hóa và Quỳnh Lưu Nghệ An. Hay nữa trong những năm tháng qua của người dân làng Kim Nổ và Thọ Đà, rồi Thái Bình và Trà Cổ cùng Nguyệt Biều. Nhất là, những biến động trong năm qua và những tháng vừa qua của Giáo Xứ Thái Hà Hà Nội, Tam Tòa Vinh và Loan Lý Thừa Thiên, Cồn Dầu Quảng Nam, người dân can cường đứng lên đòi hỏi công lý, công bình và công đạo. Đẹp thay các giáo sĩ và giáo dân đã can đảm, anh dũng, kiên cường phản kháng lại chủ trương cướp tài sản của dân cùng dùng sức mạnh bạo lực hà hiếp dân của Đảng phỉ Hà Nội. Chúng tôi nghĩ rằng đây là những nét đẹp của người dân Việt Nam.Những nét đẹp hào hùng thay! Chớ gì những người viết sử Việt sau này, nên ghi lại những mốc điểm lịch sử này cho con cháu biết tấm gương anh hùng, can cường tranh đấu cho công bình, lẽ đạo lý và luân thường của cha ông, chú bác, cô dì của các cháu.
Chúng tôi thiết nghĩ với chủ trương dùng bạo lực giữa người với người, dẫu thế nào đi nữa thì vẫn mang một ý nghĩa không đẹp, chẳng hạn như cuộc nội chiến của người Mỹ (civil war), hay cuộc chiến dai dẳng của Việt Nam và Đông Dương, thêm nữa cuộc cách mạng văn hóa 1965 tại Trung Cộng, và cuộc cải cách ruộng đất của cộng sản Hà Nội v.v.. Trong các quốc gia nói này, chúng tôi nghĩ khi chính trị mà dùng bạo lực, ắt không còn là chính trị nữa, mà chỉ có sự thù hận, nó lột trần cảnh man rợ của thú tính con người đối xử tàn bạo, ghê rợn đối với người đồng loại, với người cùng một màu da, sắc tộc. Để từ các cảnh đó còn một danh từ khác nói đến là sự « bi thảm » không bao giờ cách xa trong cách xử thế của chính trị. Bởi khi chính trị và quyền hành, quyền lực rơi vào tay những kẻ gian hùng, xảo trá, lưu manh và thất học, tất nhiên chỉ tạo nên các thảm họa và vô cùng bi thảm cho con người như Trung Cộng dưới thời Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai … ; Liên Sô dưới thời Lénine và Stalin…; Việt Nam dưới thời Hồ Chí Minh, Lê Duẫn và Phạm Văn Đồng cùng Đỗ Mười và Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng hiện nay, Kampuchea dưới thời Polpot..., Cu Ba dưới thời Fidel Catro, Bắc Hàn dưới thời Kim Nhật Thành…; Irack dười thời Sadam Husen v.v.. Thế đó sự bi thảm này vẫn còn xảy ra luôn trong các xã hội thời đại nay. Nói đâu xa, ngay tại lòng quê hương chúng ta, sự bi thảm nghèo đói, cảnh bị mất nhà cửa ruộng vườn, cảnh tham nhũng và đòi hối lộ, cảnh hà hiếp dân chúng của các ông cán bộ, đảng viên cộng sản Việt, rồi cảnh vô luật pháp, sống luật rừng, tùy tiện vv.. Còn Nhà Nước thì bắt ép dân, họ thu trăm thứ thuế vô lý, mạnh xã, xã ra luật thuế, mạnh huyện, huyện đòi thuế, đòi trà nước, đòi bồi dưỡng v.v.. Thật là cảnh nghịch lý tréo cẳng ngổng, và đây là sự bi thảm của Đất Nước chúng ta hiện tại. Vì do lớp người thiếu học, thiếu hiểu biết chính trị, thiếu nhận thức về luật pháp, không lòng đạo đức và luân lý, cho nên mới ra cảnh nhiễu nhương nông nỗi trăm mối đau thương như thế.
Do đó, chúng tôi thiết tưởng để tránh các cảnh nhiễu nhương cùng các thứ bạo lực rừng rú và dã man, đòi hỏi mọi người chúng ta phải nghiêm chỉnh học hỏi chính trị và luật pháp, đòi hỏi cần đào sâu đạo đức và luân lý. Nhất là các đấng lãnh đạo các đảng phái, những người cầm quyền lại càng cần học hỏi, nghiên cứu, tham khảo các sách vở, các tấm gương trị quốc của cổ kim về chính trị cùng nghệ thuật điều hành guồng máy chính trị và Nhà Nước. Uớc mong thay và ước mong thay của chúng tôi, là cho Đất Nước mai hậu không còn tái diễn cảnh đau thương bi thảm như thế này nữa.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét