Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2012

Viết trong tâm hồn: ĐOẢN KHÚC 8: KẺ THEO NGÀI

LTCGVN (02.06.2012)   

Khi Thấy Đức Kitô đi ngang qua, ông lên tiếng nói:

“Đây là Chiên Thiên Chúa.” Hai môn đệ nghe ông nói liền đi theo Đức Yêsu

                                                                               (Yn. 1:36-37).

Đó là lời tường thuật về liên hệ giữa ba người: Đức Kitô, Yoan Tẩy Giả và hai môn đệ của ông. Câu chuyện khá í nhị. Hai người môn đệ bỏ Yoan mà theo Đức kitô xẩy ra đột ngột như vậy sao. Làm sao một môn sinh đang theo thầy rồi trong phút chốc bỏ thầy dễ dàng như thế mà theo người khác? Đặt mình vào khung cảnh ngày hôm ấy, lúc bấy giờ, tôi thấy tâm sự của cả ba phía đều mang những giá trị đặc biệt. Thứ nhất, đối với Yoan Tẩy Giả . Ông là một tiên tri có tên tuổi trong xã hội, ông đang có các môn sinh theo mình. Khi các môn sinh bỏ ông mà theo người khác, ông có thấy mình lẻ loi vì mất mát không? Thứ hai, đối với hai môn sinh. Những người học trò này đã mang nặng ơn nghĩa tầm thầy học đạo từ lâu, thầy đi đâu họ đi đấy, bây giờ bỏ thầy theo người khác, ông có thấy mình lẻ loi vì mất mát không? Thứ hai, đối với hai môn sinh. Những người học trò này đã mang nặng ơn nghĩa tầm thầy học đạo từ lâu, thầy đi đâu họ đi dấy, bây giờ bỏ thầy theo người khác, các ông có bịn rịn tiếc




Có thể hôm nay trong âm thầm không rõ ràng. Chúa cũng đang đối diện với sự chết. Khi con không hoàn toàn siêu nhiên giới thiệu Chúa cho người khác mà dùng Chúa để mình được giới thiệu, thì cũng là đang kết án Chúa đấy thôi. Rất tinh vi. Mỗi hành động tông đồ mình làm mà muốn được để ý là con đã không có tâm hồn tựdo như Yoan, quên mình đi.
Trong thực trạng hôm nay, có những lúc suy nghĩ về những ngày mình đang sống, con không khỏi thấy những vấn đề. Giáo dân có, linh mục có, khi được một địa vị an toàn rồi thì không muốn ra đi nữa. Có hai cơ nghiệp, cơ nghiệp thiêng liêng là vì ích lợi các linh hồn, cơ nghiệp vật chất có thể là tình cảm, là nhà cửa, là giáo dân đông đảo giàu có, là một sự an toàn nào đó. Cơ nghiệp vật chất thì cụ thể, nó cho người ta một sự êm ái. Cơ nghiệp thiêng liêng thì vô hình, khó nhìn thấy, khó nhận diện, khó biết đang như thế nào.

Yoan để rơi đi cơ nghiệp vật chất là địa vị, là các kẻ chung quanh ông để chấp nhận một con đường phiêu lưu trong lãng quên. Có phải đấy là con đường  phải đi thì cơ nghiệp thiêng liêng mới có thể lớn lên?

Lạy Chúa, hai môn đệ Yoan đã theo Chúa trong hân hoan. Thay vì nuối tiếc thì Yoan đã hạnh phúc hối dục họ lên đường. Nếu hai ông không muốn theo Chúa mà cứ nấn ná ở lại với Yoan thì giáo dục tôn giáo của Yoan đã thất bại. Nếu hai người môn sinh kia cứ đòi ở với Yoan thôi là dấu chứng Yoan chỉ nói về mình, gây ảnh hưởng cho mình. Lên đường theo Chúa như một khám phá mới của hai người môn sinh là kết quả thành công của Yoan trong sứ mạng làm người dọn đường của ông. Ông mất hai người môn sinh nhưng không là thất bại mà là ông đã chiến thắng. Ông chiến thắng chính mình. Ông làm cho hai môn đệ ông cũng chiến thắng.

Con phải tinh tế thế nào về những giáo dục tôn giáo mà con có phận sự. Nếu thiếu tinh thần siêu thoát, con gợi lòng tự ái để vật chất được đóng góp, để có nhiều người theo, để công việc tông đồ do mình đảm trách được hoàn thành, thì biết đâu trong kết quả ấy đã chứa mầm suy vong.





Bản tính tự nhiên của con người, ai mà không muốn mình được chú ý. Người ta còn đến với Đức Kitô bao nhiêu thì Yoan càng mờ dần. Đây có là nỗi xót xa? Làm sao Yoan có thể làm được điều này? Yoan không bị sa vào cám dỗ là tìm cách xây dựng sự an toàn, công trình cho riêng mình. Ông để môn đệ ra đi dễ dàng vì ông luôn luôn “dán mắt” vào Đức Kitô. Theo nhà chuyên môn về văn phạm tiếng Hi Lạp, ông Zerwick, thì hầu hết các bản dịch không diễn tả được động từ “nhìn” trong tiếng Hi Lạp khi Yoan “nhìn” Đức Kitô đi ngang qua. Theo nguyên ngữ Hi Lạp, Paul Hinnebusch, nhà Kinh Thánh thuộc Hội Kinh Thánh Hoa Kỳ dịch sang tiếng Anh như sau“fixing his eyes intently on Jesus as he walked by.” (Paul Hinnebusch, Come and you will see, p. 10). Bảng tiếng Việt dịch là “thấy” Đức Yêsu đi ngang qua. Nhưng nếu theo ý thì phải biểu Yoan đã “dán mắt” vào Đức Yêsu chứ không chỉ “thấy” một cách bình thường.

Động từ này soi sáng thêm liên hệ quan trọng trong cái nhìn tâm hồn của Yoan về Đức Kitô, vì trong hoang địa Yoan đã kêu to: “Hãy dọn đường thẳng cho Chúa đi” (Yn. 1:23). Hoang địa thì vắng không có người, vậy Yoan kêu ai nếu không là nói với chính mình? Nói với chính mình nghĩa là tâm hồn ông đã “dán mắt” vào Đức Kitô rồi. Đặt liên hệ như vậy để thấy toàn diện tâm hồn, cuộc sống của Yoan luôn luôn thao thức là hướng về tâm điểm Đấng Cứu Thế. Nhờ “dán mắt” đi tìm Đức Kitô nên Yoan mới đủ dũng cảm để Đức Kitô lớn lên còn ông thì chìm mờ đi (Yn. 3:30). Sự “dán mắt” vào Đức Kitô cho ông năng lực để không “dán mắt” vào cơ nghiệp vật chất. Ông có tự do.

Đường tu đức thiêng liêng cần sự tự do này. Sau khi nghe thầy mình là Yoan giới thiệu Đức Kitô, hai người môn sinh theo Chúa ngay. Thái độ của họ cũng giống thầy họ, cả thầy lẫn trò đều có tinh thần từ bỏ, họ có một tâm hồn rất tự do. Yoan phải từ bỏ mà môn đệ của ông cũng phải từ bỏ. Thái độ của Yoan là mẫu mực cho người tông đồ hôm nay. Nhưng thái độ hai người học trò của Yoan cũng là hình ảnh không kém siêu thoát. Hôm nay có nhiều người chỉ theo “kẻ giảng về Chúa” chứ không chắc là theo Chúa. Niềm tin của họ dựa vào tư cách, cảm tình đối với người nói về Chúa. Nên khi thần tượng sụp đổ thì Thiên Chúa của niềm tin chao đảo.





Lạy Chúa, khi những khủng hoảng xẩy ra trong Giáo Hội với những tranh chấp thì xin Chúa cho con nhìn thấy sự từ bỏ của Yoan và hai môn đệ của Yoan mà xét lại vấn đề. Con đang giới thiệu Chúa hay dùng Chúa để mình được lợi. Con đang theo Chúa hay chỉ theo người theo Chúa. Khi con không muốn rời bỏ một nơi chốn, hoặc con chỉ thích đến một nơi nào đó vì những lý do tự nhiên, thì đấy là dấu chỉ có thể con đang đánh mất cơ nghiệp thiêng liêng  mà giữ cơ nghiệp vật chất. Người môn đệ của Yoan sẽ khó lên đường nếu Yoan không giáo dục họ. Làm sao giáo dục nếu tâm hồn ông không “dán mắt”  vào Chúa. Con cần tâm hồn như thế biết bao.

Nếu hai môn đệ kia không theo Chúa mà chỉ theo Yoan thì thiệt thòi quá. Có những hoàn cảnh người giáo dân phải cam đảm bỏ đi những liên hệ riêng tư với vị chủ chăn mà nhìn vào chính Chúa. Để nhìn vào Chúa là cùng đích ơn cứu độ, cả hai, đoàn chiên và người chăn chiên cùng phải từ bỏ.

Xin cho Giáo Hội lữ hành của Chúa trên trần gian đươc những nhà hướng dẫn thánh thiện và những giáo dân khôn ngoan.

  


Một khía cạnh khác của Yoan đã được khai triển trong bài suy niệm Sa Mạc, trong cuốn Con Biết Con Cần Chúa, tr. 121.






Tác giả Nguyễn Tầm Thường, sj.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét