... Với người Mỹ, quan hệ đối tác chiến lược phải mang lại lợi ích thực chất cho Mỹ. Hiện nay, điều kiện quan trọng nhất mà Mỹ muốn gắn với việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với Việt Nam là Việt Nam phải có cam kết cải thiện nhân quyền (Việt Nam phải chứng minh được là thực sự cam kết trong vấn đề này chứ không phải là hình thức), tạo điều kiện cho Mỹ tăng quan hệ thương mại thực chất và có lợi với Việt Nam (ví dụ Việt Nam phải giải tỏa vấn đề nhập khẩu thịt bò từ Mỹ), tăng cường hợp tác quốc phòng với Mỹ (cho Mỹ vào Cam Ranh, mua thiết bị giám sát vùng/bờ biển của Mỹ, tăng hợp tác đa phương với Mỹ...). Nếu Việt Nam làm được điều này thì Mỹ sẽ thiết lập quan hệ đối tác chiến lược ngay với Việt Nam...
***
CỤC 16 Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Phòng 5 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số 439/2012/BCT Ngày 5 tháng 4 năm 2012
Số trang: 3 Nguồn: B(GV.33)
Báo Cáo
Về đánh giá của quan chức ngoại giao Mỹ liên quan đến vấn đề thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược Việt-Mỹ hiện nay
I. TRƯỜNG HỢP LẤY TIN:
Trực tiếp tiếp xúc với một nhân viên Ngoại giao Mỹ (đối tượng là người Mỹ gốc Việt, hiện làm việc tại Cục Đông Á – Thái Bình Dương, Bộ Ngoại giao Mỹ), tại thành phố Hồ Chí Minh, ngày 1.4.2012.
II. NỘI DUNG TIN:
Qua tiếp xúc được biết:
* Về quan điểm và lợi ích của Mỹ trong vấn đề thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt - Mỹ:
- Do chính sách của Mỹ với Trung Quốc hiện nay chưa rõ ràng (về cơ bản Mỹ muốn Trung Quốc phát triển phải gắn với việc tuân thủ luật lệ quốc tế, song khi đi vào các vấn đề cụ thể thì chưa xác định được nội dung hợp tác trong tương lai sẽ như thế nào). Trong khi đó, Việt Nam phát triển tích cực và đã thể hiện tốt vai trò lãnh đạo khu vực trong năm làm Chủ tịch ASEAN 2010. Việt Nam có tiềm năng để trở thành một lãnh đạo của khu vực (cùng với Indonesia) cũng như có khả năng hợp tác với Mỹ để thúc đẩy những quan tâm của Mỹ trong quan hệ với khu vực (cả Đông Nam Á và phần nào là Đông Bắc Á). Trong bối cảnh như vậy, việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với Việt Nam cũng là một trong những vấn đề Mỹ quan tâm trong quan hệ với Việt Nam.
- Với người Mỹ, quan hệ đối tác chiến lược phải mang lại lợi ích thực chất cho Mỹ. Hiện nay, điều kiện quan trọng nhất mà Mỹ muốn gắn với việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với Việt Nam là Việt Nam phải có cam kết cải thiện nhân quyền (Việt Nam phải chứng minh được là thực sự cam kết trong vấn đề này chứ không phải là hình thức), tạo điều kiện cho Mỹ tăng quan hệ thương mại thực chất và có lợi với Việt Nam (ví dụ Việt Nam phải giải tỏa vấn đề nhập khẩu thịt bò từ Mỹ), tăng cường hợp tác quốc phòng với Mỹ (cho Mỹ vào Cam Ranh, mua thiết bị giám sát vùng/bờ biển của Mỹ, tăng hợp tác đa phương với Mỹ...). Nếu Việt Nam làm được điều này thì Mỹ sẽ thiết lập quan hệ đối tác chiến lược ngay với Việt Nam. Nếu Việt Nam không đáp ứng được, Mỹ sẽ linh hoạt tính toán nhưng vẫn phải xoay quanh các lợi ích then chốt đó ở các mức độ khác nhau, chứ không thể bỏ qua các điều kiện này.
- Cho đến nay, nhóm thực sự quan tâm thúc đẩy vấn đề đối tác chiến lược với Việt Nam ở Mỹ vẫn bao gồm: Ngoại trưởng H. Clinton và Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Đông Á – Thái Bình Dương K. Campbell. Phó Trợ lý Ngoại trưởng về Đông Á – Thái Bình Dương J. Yun về cơ bản ủng hộ sáng kiến này song có mức độ và phần nào để chứng tỏ sự ủng hộ của mình đối với H. Clinton và K. Campbell. Các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ ở cấp dưới J. Yun (bao gồm:Murphy - Giám đốc Bộ phận Đông Nam Á lục địa và Greg - cán bộ Cục Đông Á – Thái Bình Dương, trực tiếp phụ trách vấn đề quan hệ đối tác chiến lược Việt - Mỹ, đồng thời cũng là chuyên gia về Trung Quốc) không hoàn toàn ủng hộ sáng kiến này. Đặc biệt, Murphy từng cho rằng, vấn đề thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam là không thực chất, không phù hợp với quan hệ Việt – Mỹ ở giai đoạn hiện nay và càng không phù hợp với thực tế phát triển tại Việt Nam cũng như những gì Việt Nam có thể cam kết. Mỹ cần có thêm nhiều thời gian để suy tính về vấn đề này. Tuy nhiên, Murphy không thể ra mặt chống đối cấp trên. Trên thực tế, trong giải quyết một số công việc liên quan đến vấn đề này, Murphy đã không thực hiện nhanh chóng và chính xác như yêu cầu của trên, mà làm với trách nhiệm vừa phải và tốc độ bình thường.
- Thời gian qua, khi tham vấn chéo giữa các ngành liên quan của Mỹ về vấn đề thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với Việt Nam, quan điểm trong nội bộ Mỹ vẫn có nhiều khác biệt. Tuy nhiên, đây là vấn đề thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ phụ trách và đôi khi Bộ Ngoại giao cũng không tham vấn nhiều Bộ Quốc phòng Mỹ cũng như các cơ quan liên quan.
* Về thực trạng thúc đẩy vấn đề quan hệ Đối tác chiến lược Việt - Mỹ trong nội bộ Mỹ
- Ban đầu Mỹ dựa vào bản thảo kế hoạch mà Mỹ định làm với Indonesia trước đây (Mỹ từng muốn thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Indonesia, nhưng sau đó không được nên chỉ dừng lại ở mức độ quan hệ đối tác toàn diện – comprehensive partnership) để đưa ra trao đổi với Việt Nam trong vấn đề thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. Vì thực chất ban đầu Mỹ không nghĩ rằng Việt Nam lại "bập" vào vấn đề đối tác chiến lược nên cũng không quá chú trọng việc xây dựng kế hoạch làm việc với Việt Nam. Chuyên viên phụ trách vấn đề này lúc đầu là Greg – cán bộ Cục Đông Á – Thái Bình Dương không phải là người am hiểu Việt Nam nên đã sử dụng kế hoạch vốn giành cho Indonesia để làm việc với Việt Nam cho tiện và đỡ mất công. Khi thấy Việt Nam quan tâm, Mỹ mới chú trọng xây dựng kế hoạch cụ thể và sát hơn với hoàn cảnh thực tế của Việt Nam (mặc dù nội dung vẫn sơ lược).
- Cho đến nay, nhóm thực sự quan tâm thúc đẩy vấn đề đối tác chiến lược với Việt Nam ở Mỹ vẫn bao gồm: Ngoại trưởng H. Clinton và Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Đông Á – Thái Bình Dương K. Campbell. Phó Trợ lý Ngoại trưởng về Đông Á – Thái Bình Dương J. Yun về cơ bản ủng hộ sáng kiến này song có mức độ và phần nào để chứng tỏ sự ủng hộ của mình đối với H. Clinton và K. Campbell. Các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ ở cấp dưới J. Yun (bao gồm:Murphy - Giám đốc Bộ phận Đông Nam Á lục địa và Greg - cán bộ Cục Đông Á – Thái Bình Dương, trực tiếp phụ trách vấn đề quan hệ đối tác chiến lược Việt - Mỹ, đồng thời cũng là chuyên gia về Trung Quốc) không hoàn toàn ủng hộ sáng kiến này. Đặc biệt, Murphy từng cho rằng, vấn đề thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam là không thực chất, không phù hợp với quan hệ Việt – Mỹ ở giai đoạn hiện nay và càng không phù hợp với thực tế phát triển tại Việt Nam cũng như những gì Việt Nam có thể cam kết. Mỹ cần có thêm nhiều thời gian để suy tính về vấn đề này. Tuy nhiên, Murphy không thể ra mặt chống đối cấp trên. Trên thực tế, trong giải quyết một số công việc liên quan đến vấn đề này, Murphy đã không thực hiện nhanh chóng và chính xác như yêu cầu của trên, mà làm với trách nhiệm vừa phải và tốc độ bình thường.
- Thời gian qua, khi tham vấn chéo giữa các ngành liên quan của Mỹ về vấn đề thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với Việt Nam, quan điểm trong nội bộ Mỹ vẫn có nhiều khác biệt. Tuy nhiên, đây là vấn đề thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ phụ trách và đôi khi Bộ Ngoại giao cũng không tham vấn nhiều Bộ Quốc phòng Mỹ cũng như các cơ quan liên quan.
* Về thực trạng thúc đẩy vấn đề quan hệ Đối tác chiến lược Việt - Mỹ trong nội bộ Mỹ
- Ban đầu Mỹ dựa vào bản thảo kế hoạch mà Mỹ định làm với Indonesia trước đây (Mỹ từng muốn thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Indonesia, nhưng sau đó không được nên chỉ dừng lại ở mức độ quan hệ đối tác toàn diện – comprehensive partnership) để đưa ra trao đổi với Việt Nam trong vấn đề thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. Vì thực chất ban đầu Mỹ không nghĩ rằng Việt Nam lại "bập" vào vấn đề đối tác chiến lược nên cũng không quá chú trọng việc xây dựng kế hoạch làm việc với Việt Nam. Chuyên viên phụ trách vấn đề này lúc đầu là Greg – cán bộ Cục Đông Á – Thái Bình Dương không phải là người am hiểu Việt Nam nên đã sử dụng kế hoạch vốn giành cho Indonesia để làm việc với Việt Nam cho tiện và đỡ mất công. Khi thấy Việt Nam quan tâm, Mỹ mới chú trọng xây dựng kế hoạch cụ thể và sát hơn với hoàn cảnh thực tế của Việt Nam (mặc dù nội dung vẫn sơ lược).
- Đến nay, các công việc liên quan đến thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam trong nội bộ Mỹ nói chung là chậm chạp và không rõ ràng (trong nội bộ Mỹ hiện nay không có thời hạn – deadline – để kết thúc việc này. Theo văn hóa làm việc của Mỹ, cái gì đã không có deadline thì không biết khi nào sẽ kết thúc và chứng tỏ bản thân vấn đề này không thuộc loại quan trọng sống còn với người Mỹ). Điều này có thể do một số nguyên nhân sau: Thứ nhất,qua Đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ lần thứ 16 tại Washington D.C. và nhiều vụ việc khác vừa qua, người Mỹ thấy rằng Việt Nam không thực sự cam kết sẽ cải thiện vấn đề dân chủ nhân quyền nên không tin rằng Việt Nam sẽ thực sự thay đổi/ thực sự cam kết trong các lĩnh vực hợp tác quan trọng để thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ (trong nội bộ Mỹ có quan điểm cho rằng, sau khi vào WTO, Việt Nam quay sang đàn áp dân chủ nhân quyền và hoàn toàn có thể làm tương tự để "lừa" Mỹ trong vấn đề đối tác chiến lược). Thứ hai, nhiều người Mỹ cũng không muốn Việt Nam "lợi dụng" Mỹ để tăng cường vị thế trong quan hệ với Trung Quốc và Đông Nam Á (vốn quan trọng hơn nhiều với Mỹ so với quan hệ với Việt Nam). Thứ ba, những cán bộ ngoại giao ở cấp trực tiếp làm việc của Mỹ trong vấn đề quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam không thực sự tin tưởng vào khả năng thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Tuy nhiên, trong trao đổi với Việt Nam, phía Bộ Ngoại giao Mỹ (chủ yếu là H. Clinton, K. Campbell và J. Yun) vẫn tiếp tục nói rất tích cực, đặt ra thời hạn cụ thể về việc hoàn thành quan hệ đối tác chiến lược Việt - Mỹ. Điều này chủ yếu là nhằm thúc đẩy Việt Nam phải có hành động nhanh chóng và bộc lộ ra những tính toán cụ thể trong quan hệ với Mỹ, Trung Quốc và các nước khác. Qua đây, phía Mỹ cũng muốn tìm hiểu thêm về nội bộ Việt Nam và cách thức Việt Nam suy nghĩ trong hoạch định chính sách đối ngoại với Mỹ.
III. NHẬN XÉT:
Của CBHĐ: Những đánh giá của quan chức ngoại giao Mỹ như đề cập ở trên cho thấy, trong nội bộ Mỹ vẫn còn nhiều vấn đề chưa thống nhất liên quan đến việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược Việt - Mỹ. Đặc biệt, theo quan điểm của Mỹ, việc phát triển quan hệ với Việt Nam phải đi kèm với việc phát triển các quan hệ thực chất trong cả lĩnh vực an ninh quốc phòng, kinh tế, dân chủ - nhân quyền. Do đó, Mỹ có thể sẽ lợi dụng vấn đề quan hệ đối tác chiến lược để tiếp tục tăng sức ép đối với Việt Nam trong các lĩnh vực nhạy cảm như dân chủ - nhân quyền, quốc phòng – an ninh.
Của CBHĐ: Những đánh giá của quan chức ngoại giao Mỹ như đề cập ở trên cho thấy, trong nội bộ Mỹ vẫn còn nhiều vấn đề chưa thống nhất liên quan đến việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược Việt - Mỹ. Đặc biệt, theo quan điểm của Mỹ, việc phát triển quan hệ với Việt Nam phải đi kèm với việc phát triển các quan hệ thực chất trong cả lĩnh vực an ninh quốc phòng, kinh tế, dân chủ - nhân quyền. Do đó, Mỹ có thể sẽ lợi dụng vấn đề quan hệ đối tác chiến lược để tiếp tục tăng sức ép đối với Việt Nam trong các lĩnh vực nhạy cảm như dân chủ - nhân quyền, quốc phòng – an ninh.
Của Phòng: Nhất trí với nhận xét của CBHĐ.
IV. TÀI LIỆU KÈM THEO: Không.
Trưởng phòng 5 Cán bộ hoạt động
Đại tá: Nguyễn Văn Hùng Thiếu tá: Trần Quang Hoài
Cục trưởng
* Nơi nhận:
- Phòng NCTH: 01 bản
- Viện 70: 01 bản
___________________________
Ghi chú:
Dân Làm Báo nhận được tập tài liệu này từ nguồn ẩn danh. Theo nhận định thì đây đều là những văn bản có xuất xứ từ Tổng cục 2 – Bộ Quốc Phòng Việt Nam (tức Tổng cục Tình Báo). Nội dung các tài liệu liên quan đến nhiều vấn đề thời sự mà dư luận đang rất quan tâm. Bên cạnh đó là những đánh giá, nhận định theo quan điểm của những người hiện đứng trong hàng ngũ Đảng CSVN.
Dân Làm Báo không có điều kiện để kiểm tra tính xác thực cả về xuất xứ cũng như nội dung của các văn bản này. Tuy nhiên, xét thấy đây đều là những tài liệu có giá trị tham khảo cao, vì vậy xin được công bố để bạn đọc tùy nghi nhận định.
Tập tài liệu này có thể xuất xứ từ Cục 16, thuộc Tổng cục 2, là các bản báo cáo được chia thành phần. Đây là bài đầu tiên trong loạt bài và Dân Làm Báo sẽ đăng tải toàn bộ tập tài liệu này thành nhiều phần, mến mời bạn đọc theo dõi.
Tài liệu đã đăng:
Đánh giá của Mỹ về thực trạng tình hình Kinh tế - Xã hội Việt Nam và động thái mới của Mỹ trong triển khai chiến lược "DBHB" đối với Việt Nam
Nội dung giao thiệp của Bộ ngoại giao Trung Quốc ngày 19.4.2012 với Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh
Một số đánh giá của Amcham Hà Nội về việc Mỹ triển khai chính sách đối ngoại tại Việt Nam năm 2012
Nội dung giao thiệp của Vụ biên giới và biển Bộ ngoại giao Trung Quốc ngày 13.4.2012 với Tham tán Công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét