LTCGVN (11.03.2014)
"BIỂN NHỚ TÊN EM GỌI VỀ..."
Vào
Mùa Chay, Hội Thánh giới thiệu với chúng ta những
gương mặt, qua đó, tình thương và quyền
năng của Chúa được biểu lộ một cách
rõ rệt trong cuộc đời của họ. Một
trong những gương mặt tiêu biểu đó, chính là
Môsê.
Bài đọc thứ nhất trong Kinh
Sách ngày thứ sáu sau Lễ Tro đã bắt đầu
giới thiệu gương mặt này. Môsê được
nói đến trong sách Xuất Hành. Ông sinh ra trong một hoàn
cảnh nghiệt ngã, Pharaô đã ra lệnh giết chết
tất cả các bé trai Do Thái khi chào đời, mẹ ông
lén lút nuôi ông, nhưng không thể kéo dài lâu được
nữa, bèn bỏ con mình vào một cái giỏ thả trôi
sông, xuôi theo giòng nước, nơi có công chúa của Ai
Cập đang tắm. Cô chị khôn ngoan của em bé vẫn
lần mò theo dõi cái giỏ đang lững lờ trôi trên
sông. Công chúa Ai Cập đã vớt được cái
giỏ có chú bé nằm trong đó, nàng nhận bé làm con nuôi,
qua trung gian của chị bé, công chúa nhờ chính mẹ bé
cho bé bú với tư cách là người vú nuôi. Tên Môsê
của em bé có ý nghĩa là được vớt từ
nước lên ( Xh 2, 1 – 10 ).
Câu
11 – 13, chương 2, sách Xuất Hành kể lại
rằng: Môsê lớn lên trong triều đình của
người Ai Cập, nhưng lòng ông vẫn nhớ và
hướng về đồng bào ruột thịt của
mình đang chịu cảnh nô lệ khổ đau, chính
giòng sữa mà mẹ ông cho ông bú đã nuôi tâm hồn ông
vẫn mãi là người Do Thái chứ không phải là
người Ai Cập. Kình Thánh nói vỏn vẹn một
câu: “Ông
ra ngoài thăm anh em đồng bào và thấy những
việc khổ sai họ phải làm” ( c. 11 ), chỉ
một câu ấy thôi đủ để diễn tả lòng
ông Môsê. Ra ngoài, ông ra khỏi chăn êm nệm ấm, ra
ngoài, ông ra khỏi sự phú quí giàu sang, ra ngoài, ông ra
khỏi quyền cao chức trọng, ra ngoài, ông ra khỏi
những đặc ân đặc lợi.
Xướng
đáp Kinh Sách còn nhận định như sau: “Nhờ
Đức Tin, ông Môsê khi lớn lên đã từ chối
không chịu cho người ta gọi là con của con gái vua
Pharaô; ông thà chịu ngược đãi cùng với dân Thiên
Chúa còn hơn được hưởng cái sung
sướng chóng qua“. Môsê đã chọn lập
trường khổ chung cái khổ của dân, đau chung
cái đau của dân, chia sẻ nỗi đằng cay
với dân của mình nhờ đức tin, cho dù ông đang
đầy đủ điều kiện sống trong bình
an, sung sướng. Ông không cần tìm, không cần thỏa
hiệp, không cần chạy theo tâng bốc kẻ quyền
thế, không cần vào hùa chà đạp người khác,
ông vẫn có đầy đủ điều kiện để
sống giàu sang phú quí.
Nhớ
cách đây không lâu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia
sẻ với mọi người về sứ mạng
mục tử của ngài là: “mang lấy mùi chiên”. Chắc
chắn mùi chiên không lấy gì là thơm tho, vì hiện nay
rất nhiều chiên bị đọa đày, bị đau
khổ, bị hành hạ, bị loại trừ, bị
đàn áp. Chẳng có chiên nào bị đọa đày,
bị đau khổ, bị hành hạ, bị loại
trừ, bị đàn áp mà lại thơm tho cả, chúng mang
đầy thương tích, thân mình bị ứa máu, lở
loét, lấm lem và dơ bẩn. Nhưng mang lấy mùi chiên
cũng là mang lấy mùi của Con Chiên Thiên Chúa, Con Chiên
của vinh quang, chiến thắng sự dữ, đem
lại sự sống đời dời, Con Chiên thơm mùi
cây gỗ hồng phúc, Con Chiên thơm mùi máu cứu độ,
Con Chiên thơm mùi bánh trường sinh. Bánh trường
sinh, máu cứu độ, gỗ hồng phúc từ thân mình
đầy những vết thương.
Ông
Môsê không thể nào quên mình từ đâu tới, mình ở
đâu ra, nơi nào là cội nguồn của mình, ông không
thể nào quên mà quay lưng với anh em cốt nhục
của mình. Tiếng sóng của giòng sông vẫn vang dội
trong ông, trong hồn ông, nhắc ông quay về với
đất nước, với dân tộc, với lòng tin,
với cội nguồn. Nhắc ông chấp nhận sự
chịu ngược đãi để được
đồng hành với cội nguồn của ông. Chính ý
thức này đưa ông tới sứ mạng mà Chúa sẽ
chọn ông.
Có
tiếng sóng biển của cội nguồn nào thức
tỉnh những ai đang tìm thỏa hiệp, đon
đả quỵ luỵ, và cấu kết với sự
dữ không nhỉ ?
Lm.
VĨNH SANG, DCCT, Chúa Nhật 9.3.2014
Theo EPHATA số 601
0 nhận xét:
Đăng nhận xét