LTCGVN (06.02.2014) – California, USA – Vào lúc 23:40, cuộc điều trần của Việt Nam trước Hội đồng nhân quyền LHQ đã kết thúc. Hầu hết đều đặt vấn đề: tự do thông tin (online và offline), tự do tôn giáo, chống tra tấn, bảo vệ trẻ em. Những cái tát từ nhẹ nhàng như Nhật Bản, Pháp, Hungary, tới nặng nề như UK, Anh Quốc, Hoa Kỳ, Đức, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Luxembourg, Lithuania, Estonia, Đan Mạch, Finland, Montenegro, Canada … v.v …
Đại diện Bộ Tư pháp: “Việt Nam đã giảm một nửa số tội có hình phạt tử hình, từ 44 tội trong Bộ luật hình sự năm 1985, xuống còn 29 tội trong Bộ luật hình sự năm 1999, và trong Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 giảm xuống còn 22.
Hình phạt tử hình là cần thiết để trừng phạt các hành vi phạm tội ở Việt Nam, người dân Việt Nam tán thành với quan điểm đó.
Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ xem xét sửa đổi Bộ luật hình sự và giảm số tội có hình phạt tử hình, chỉ giữ lại những tội nghiêm trọng, có tính chất man rợ, và CÁC TỘI ĐE DỌA SỰ TỒN VONG CỦA NHÀ NƯỚC.
Xin nhắc lại: CÁC TỘI ĐE DỌA SỰ TỒN VONG CỦA NHÀ NƯỚ”C.
TRong khi đó, nội dung chính là Hoa Kỳ hoan nghênh việc Việt Nam ký Công ước Chống Tra tấn và có tiến bộ về quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới và cho phép đăng ký nhiều nhà thờ hơn.
“Tuy nhiên, Việt Nam vẫn sách nhiễu và giam giữ những người thực thi các quyền phổ quát và tự do như tự do ngôn luận và hội họp. Việt Nam cũng hạn chế tự do tôn giáo và việc sách nhiễu các nhà thờ không đăng ký vẫn tiếp diễn.
“Chúng tôi lo ngại về các hạn chế đối với việc thành lập công đoàn độc lập, việc sử dụng lao động trẻ em và lao động cưỡng bức, và việc chính quyền sử dụng lao động bắt buộc.
“Chúng tôi cũng thất vọng vì Việt Nam đã ngăn cản xã hội dân sự tham gia vào tiến trình UPR nói chung.
“Chúng tôi khuyến cáo Việt Nam:
1. Xem xét lại luật an ninh quốc gia đang được dùng để trấn áp các quyền phổ quát và thả không điều kiện tất cả các tù nhân chính trị như Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ, các ông Lê Quốc Quân, Điếu Cày và Trần Huỳnh Duy Thức.
2. Bảo vệ các quyền của người công nhân đã được quốc tế công nhận và thực thi luật cấm cưỡng bức lao động; và
3. Nhanh chóng phê chuẩn và thực thi Công ước Chống Tra tấn.”
Trần Lan Vy
0 nhận xét:
Đăng nhận xét