LTCGVN (16.02.2014)
Bảy ngàn năm trước người Hy Lạp đã tìm cách chế khoá để giữ những vật quí hiếm. Càng ngày số người lắm của nhiều tiền càng giầu nên nhu cầu cần có khoá trở nên cấp thiết hơn và quân La Mã đã chế tạo khoá cho nhu cầu đòi hỏi. Những chiếc khoá do họ vẽ mẫu trở thành thông dụng trong đại chúng trong vòng hơn 1500 năm qua trước khi những chiếc khoá điện tử ra đời. Và những khoá điện tử này cũng thay hình đổi dạng khác với những khoá tổ sư của nó, thí dụ như thẻ xe bus, nút khoá bấm hay những khóa điện tử đủ mọi mình dạng.
Thời xa xưa sau khi khoá xong người ta giấu chìa ở nơi bí mật nhưng ngày nay chìa khoá trở thành người bạn đường, vật dính thân. Đi ra ngoài không có khoá sẽ chẳng đi tới đâu về nhà không khoá cũng khó vào chính nhà mình.
Mọi hội đoàn, tổ chức đều có người lãnh đạo họ nắm giữ nhiệm vụ như những chìa khoá vừa bảo vệ quyền lợi thành viên vừa bảo vệ, hướng dẫn tổ chức phát triển đúng đường lối. Ngay cả những bài luận, bài văn cũng đều có những tư tưởng chính, nắm giữ nhiệm vụ như chìa khoá và các tư tưởng phụ xoay quanh, để phụ giải thích hoặc làm sáng tỏ tư tưởng chính.
Đức Kitô được ví như chìa khoá nước trời Khi Ngài nói ta là cửa chuồng chiên. Chính Ngài mở cửa ban phát kho thiêng ân sủng của Thiên Chúa cho muôn dân. Muốn được lãnh nhận tình yêu Chúa cần có khìa khoả để mở. Chìa khoá đó là chính Đức Kitô. Là chìa khoá nước trời Đức Kitô mang hai sứ vụ quan trọng. Thứ nhất Ngài mở ra và ban phát mầu nhiệm tình yêu Chúa cho muôn dân. Những ai lãnh nhận ân sủng tình yêu Chúa cần phải chia sẻ ân sủng tình yêu đó cho tha nhân. Nếu đóng kín lòng mình, tình yêu Chúa sẽ đi ra khỏi tâm cá nhân đó bởi tình yêu Chúa sống động không thể tồn kho, đóng kín, ngay cà kho đó là cõi lòng. Để hoàn thành sứ vụ bật mí mầu nhiệm tình yêu, Đức Kitô xuống thế, trở thành con người như chúng ta, nói ngôn ngữ địa phương, khai tâm con người về mầu nhiệm tình yêu. Ngài dùng dụ ngôn để nói về tình yêu và dùng biến cố xảy đến trong đời để mặc khải sự hiện diện của Chúa trong ta và trong thế giới.
Mặc khải tình yêu Chúa chỉ là bước đầu, bước thứ hai là khai sáng tâm trí ta, giúp ta nhận biết tình yêu đó. Nếu không việc mặc khải không có í nghĩa nếu không có người đón nhận. Đức Kitô là khai sáng tâm trí ta, mở cửa sổ tâm hồn giúp ta cảm nghiệm tình yêu Chúa trong đời. Mỗi một biến cố trong đời đều ngầm chứa tình yêu Chúa. Nhiệm vụ của ta là tìm kiếm ra sứ điệp Chúa nhắn nhủ qua biến cố. Càng suy tư về mầu nhiệm cuộc đời càng nhận rõ mục đích cuộc đời và chương trình Chúa trong đời ta. Qua mầu nhiệm tình yêu Chúa chúng ta biết được í nghĩa cuộc đời. Mỗi người chúng ta là một mầu nhiệm phát xuất từ mầu nhiệm tình yêu Chúa. Vì là một phần của mầu nhiệm tình yêu Chúa nên trong mỗi người đều ngầm chứa những bí ẩn ngoài khả năng hiểu biết của ta. Thí dụ như ta từ đâu đến và cuối đời sẽ đi đâu là câu hỏi có ngàn câu trả lời mà người nào cũng cho câu trả lời của mình là hợp lí, là đúng hơn cả. Kitô hữu thành tâm đón nhận tình yêu Chúa đều chung câu trả lời. Không ai biết rõ Thiên Chúa hơn là Đấng từ Thiên Chúa mà đến. Không ai nghe biết Chúa Cha hơn là chính Con một Ngài là Đức Kitô. Vì thế người đón nhận tình yêu Chúa sẽ nhìn biết cội nguồn nơi mình xuất phát và cũng biết nơi đi cuối đời. Kẻ từ chối đón nhận tình yêu Chúa chỉ còn biết dựa vào sức mạnh, vật chất trần thế. Họ cố hết sức mình mong điều khiển, cầm giữ đời mình. Họ thành công trong một số lãnh vực vật chất nhưng khi đụng chạm đến tình yêu và vấn đề tâm linh họ bó tay. Người ta không khể kiềm chế cái già, người ta không thể tránh khỏi bệnh tật, người ta không thể xua đuổi được sự chết. Trước những vấn nạn đó con người bó tay. Trong khi Kitô hữu tin vào tình yêu Chúa nhận biết những điều đó phải xảy đến trước khi con người được tái sinh vào cõi hằng sống. Chìa khoá Kitô giúp mở cửa sổ tâm hồn ta để đón nhận tình yêu tuyệt vời Chúa ban trong hy vọng.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014
Chìa Khóa
00:00
No comments
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét