Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014

Suy niệm CHÚA NHẬT THỨ SÁU THƯỜNG NIÊN: 'Kiện Toàn Luật'


CHÚA NHẬT THỨ SÁU THƯỜNG NIÊN

HUẤN CA 15, 15-20 ; CÔ-RIN-TÔ 2,6-10 ; MÁT-THÊU 5,17-37

Kiện Toàn Luật



Chúa Giê-su sinh ra từ lòng dân tộc Do Thái, Ngài đã hấp thụ một sự giáo dục và một sự huấn luyện kiến thức giống như những trẻ em Do Thái đương thời. Thế nên vào thời đó, Ngài được một vị Thầy dạy bảo cho mình. Từ đó Chúa Giê-su được khai tâm và thụ giáo rất sớm về việc hiểu biết Luật Chúa Trời được ghi chép trong các cuốn Sách Thánh. Chúa Giê-su đã học nhiều Luật này. Ngài yêu Luật Chúa và muốn đem Luật Chúa vào việc áp dụng cùng thực hành trong đời sống.

Do đó, việc làm này không cản trở Chúa Giê-su, vào lúc Ngài đem Luật ra để giảng dạy, mời gọi dân Ngài nên vượt qua Luât. Chúng ta chớ nghĩ rằng Chúa Giê-su vượt quá những điều Luật dạy, và hoàn toàn muốn loại bỏ Luật đi . Không phải như vậy, Luật mà người ta đã dạy Ngài vẫn tôn trọng, song giờ đây Ngài nghĩ rằng thời giờ đã đến để Ngài kiện toàn Luật , làm sinh động Luật và đưa Luật đến sự trọn hảo của Luật : « Anh em chớ nghĩ Thầy đến đẻ bải bỏ Luật Mô-sê hay lời của các Tiên Tri . Thầy đến không phải để bải bỏ, nhưng là để kiện toàn » (Mt.5,17). 

Chúng ta thấy Chúa Giê-su không nói quanh co, Ngài muốn rằng Luật không như là những công thức cố định bấy lâu nay, chớ trình bày một lý tưởng qúa cao khi áp dụng Luật theo như cảm nghĩ của người Do Thái, nhất là của các Thầy Thông Luật, cứng ngắt trong suy nghĩ cố chấp đem Luật ra áp dụng cho hết mọi trưòng hợp. Còn đối với Chúa Giê-su, không phải kiểu lý tưởng này mà Ngài có sứ mạng truyền đạt cho nhân loại nhân danh Cha Ngài. Theo Chúa Giê-su, Luật này không còn hoàn toàn phù hợp với tất cả sự tin ttường của Thiên Chúa đặt vào trong người nam và người nữ. 

Chúa Giê-su cảm thấy Luật mà càc Thầy Do Thái đã dạy và giải thích cho Ngài không có mời gọi cho đử để có thể leo lên tới tận chóp đỉnh cao. Chúa Giê.su tin rằng Ngài phải tạo một Luật mới để kiện toàn cho Luật cũ. Luật mới này các tín hữu cần thực thi và được mời ý thức vượt qua và vưọt lên đời sống hằng ngày họ sống. Luật đó không có gì hơn, là hướng về sự trọn lành hơn hết. Một sự trọn lành lớn lao chỉ hiện hữu ở chính trong Thiên Chúa. Có nghĩa « các ngươi phải trở nên trọn lành như Cha trên trời của các ngươi là Đấng trọn lành » (Mt.5,48).

« Trọn lành như Cha trên trời là Đấng trọn lành » - Phải cần đặt câu này lên hàng đầu đẻ hiểu những lời Chúa Giê-su nói khi Ngài qủa quyết Ngài đến « không loại bỏ Luật, nhưng là kiện toàn Luật hay những lời của các Tiên Tri ». Thầy bảo cho các anh em biết : « bất cứ ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra tòa. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc, thì đáng bị đưa ra trưóc Thượng Hội Đồng. Bất cứ ai nhìn ngưòi phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đả ngoại tình với người ấy rồi. Bất cứ ai rẫy vợ là đẩy vợ đến chỗ ngoại tình, và ai cưới người đàn bà bị rẫy, thì cũng phạm tội ngoại tình… Anh em đừng thế thốt gì cả ». Tất cả những quy tắc này chỉ có một mục đích, là dẫn đưa chúng ta đến một phẩm chất của đời sống, mà phẩm chất đời sống đó chính là phản ảnh đời sống trọn lành của Thiên Chúa. 

Vả nữa, tiếp đãi anh chị em mình như Thiên Chúa tiếp đãi họ, yêu thương anh chị em mình như Chúa Trời yêu thương họ. Kính trọng anh chị em mình như Ngài kính trọng họ, muốn anh chị em mình hạnh phúc cùng đem lại sự công bằng cho anh chị em như chính Thiên Chúa thực thi cho họ mỗi ngày. Chính đây là lý tưỏng, chính đây là những điều tạo nên « mới » của Luật mà Chúa Giê-su vừa qủang dạy cho chúng ta.

Có người sẽ nói Chúa Giê-su đưa ra lý tưởng qúa cao, chúng ta khó đạt được. Người ta cũng nói những điều Chúa giảng dạy là một sự vượt trên sức mạnh cùng khả năng của chúng ta. Vì chúng ta chỉ là những người nam nữ bình thường, chớ đâu phải là thần thánh! Chúa Giê-su thông biết mọi sự. Ngài biết rằng sự khôn ngoan mà Ngài loan báo là sự khôn ngoan Thiên Chúa, chớ không là khôn ngoan của loài người. Lại nữa, Chúa Giê-su đâu phải là Người ngây thơ như ta nghĩ. Lý nào Chúa Giê-su chẳng biết rằng lý tưởng Ngài đưa ra đó qúa cao đối với chúng ta và con người. Qủa Ngài thấu hiểu rõ lòng chúng ta lắm (Gioan 2,25). Chúa thấu suốt lòng mỗi người chúng ta ở đây. Chúa Giê-su hiểu được sự mỏng dòn yếu đuối của cuả con người và của chúng ta, hiểu được những vấp ngã, những tổn thương, rồi những bóng tối trong con tim của chúng ta. Chúa Giê-su hoàn toàn hiểu hết mọi điều này, tuy nhiên những đièu này đã không cản trở Ngài đưa ra lý tưởng cao siêu đó, và qua lý tuởng đó Ngài mời gọi chúng ta cố gắng đạt được. Phải chăng người ta có một cách khác khi người ta yêu thực một ai đó, và người ta muốn điều tốt đẹp đích thực cho người mình yêu đó ? Thiên Chúa là thế đó..Chúa Giê-su cũng thế, Ngài phản chiếu lại thông điệp của Chúa Cha cho con người. cho chúng sinh.

Với những ngưòi nghĩ rằng lý tưởng đưa ra trước mắt họ đây là qủa thực qúa cao và quá đòi hỏi, xin họ hiểu cùng nghĩ lại rằng không phải Chúa Cha cũng chẳng phải Chúa Con vui thú gì khi đưa chúng ta vào trong một sứ mạng không thể thực thi. Như đoạn sách Huấn Ca nhắc nhở cho chúng ta rõ : ở trong con người chúng ta có những phương sách thiết yếu để có thể trung thành với những gì Thiên Chúa chờ mong ở ta. Cũng sách Huấn Ca khuyên nhủ : « nếu con muốn, con có thể tuân thủ các giới răn của Chúa Trời ».

Qủa chúng ta đã không bị lấy đi những phương sách này. Chúa thanh Thần đã ban cho chúng ta, với Chúa Thánh Thần này đã Phục Sinh Chúa Giê-su. Chúa Thánh Thần ở bên cạnh chúng ta, Chúa Thành Thần hướng dẫn chúng ta. Ngài hằng nâng đõ, ủy lạo và dìu dắt chúng ta trong những ngày đen tối, mù mịt cũng như trong những ngày trong sáng nắng đẹp. Chính Chúa Thánh Thần phù trợ, cứu giúp, ban ơn, thánh hóa vỗ về, âu yếm vv., chớ không ai khác, nếu như chúng ta bằng lòng, đề cho Chúa Thánh Thần dìu dắt, dẫn lối, chắc chắn Ngài trở nên sức mạnh của ta trong những lúc bối rối, lo âu khổ sở, và trong những giờ khổ não đau đớn. 

Do đó khi chúng ta đặt trọn lòng tin, lòng kính yêu mình, chỉ đặt trọn sức mạnh của mình vào trong lòng bàn tay, vào trong quyền năng của Chúa Thánh Thần, tất tự nhiên trở thành sự thực hiện trong sức mạnh vạn năng cùng quyền phép của Chúa Thánh Thần. Với Chúa Thánh Thần cái không thể con ngươì làm nên, thì trở nên cái có thể dễ như trở bàn tay hay hít một làn khí trong lành vào buồng phổi.

Nhất là với Bánh Hằng sống mà chúng ta nhận lãnh vào mình mỗi lần tham dự Thánh Lễ, chính là sự phong phú của tất cả sự phong phú của sự sống phục sinh. Nhờ Hồng Ân của Bánh Hằng Sống này, nhờ ân sũng của sự sống lại này, đây là sự giúp chúng ta có thể tiến bước trên con đường tình yêu trọn lành mà Chúa Giê-su đã vạch ra cho chúng ta. Như thế không có gì làm cho chúng ta nghi ngờ và lo sợ nữa. Amen!

















0 nhận xét:

Đăng nhận xét