CHÚA NHẬT THỨ NĂM THƯỜNG NIÊN
I-SAI-A 58,7-10 ; 1CÔ-RIN-TÔ 2,1-5 ; MÁT-THIÊU 5,13-16
Là Muối Và Ánh Sáng Cho Thế Gian
Phải nói rằng Chúa Giê-su là Nhà Thuyết Giảng vị đại có một không hai ở trần gian này. Một nhà Thuyết Giảng tài ba biết xử dụng nghệ thuật, để cống hiến cho đời những thông điệp sâu sắc với những từ ngữ đơn sơ cùng những hình ảnh cụ thể lấy từ sự sống hằng ngày của nhân gian. Như người ta thấy rõ trong bài Tin Mừng theo thánh sử Mát-thiêu hôm nay, Chúa Giê-su đã dùng hình ảnh cụ thể là muối và ánh sáng để giảng dạy cho các môn đệ mình.
Nguời ta hiểu được sự quan trọng của ánh sáng, chúng ta thử tưởng tượng nếu vũ trụ này đầy tăm tối, để từ đó chúng ta mới nhận định được ánh sáng cần thiết như thế nào. Qủa thực, không có ánh sáng, chúng ta rất vất vả, khó khăn để định hướng tìm lối đi, rồi bao nguy hiểm chờ chúng ta, bao tai nạn có thể đến với ta, lại nữa cáichết đang rình mò đẻ âp xuống trên chúng ta. Còn khi co ánh sáng, thì có an toàn, có bình an và sự an ủi cho chún ta. Do đó, sự phủ đầy bóng tối là nguồn gốc của bất toàn của sợ hãi và lo âu, bồn chồn. Rất họa hiếm một ai đó khi một mình trong bóng tối mà cảm thấy mình thư thái, bình an.
Còn sự hữu ích của muối đều được mọi người công nhận. Nhất là vào thời Chúa Giê-su, người ta xem muối có hai đặc tính công dụng sau :
Tiên khởi muối bảo giữ và duy trì cho các thức ăn được lâu dài (thời này chúng ta đã có tủ đông đá cùng tủ lạnh, nên công dụng của muối có phần kém dùng đến).
Công dụng thứ hai, chúng ta biết khi sữa soạn các món ăn, thì muối trở thành thiết yếu để nêm nấm cho các món ăn được đậm đà thi vị thêm. Người biết cách xử dụng nêm nấm muối theo khẩu vị, thì làm cho các món ăn thêm ngon và khoái khẩu. Còn nếu như chúng ta bỏ muối qúa ít hoặc nêm nấm sơ sài vào nồi canh hay phở, thì tô canh hoặc tô phở khi ta dùng sễ trở thành nhạt nhẽo mất ngon đi phần nào.
Do thế, khi Chúa Giê-su yêu cầu các môn đệ mình phải trở thành ánh sáng của thế gian và muối cho đời, không những Chúa chỉ muốn cho các môn đệ là những nhân chứng mà Ngài đặt lòng tin tưởng, song Chúa Giê-su còn trao cho các ông một sứ mạng. Sứ mạng đó trao ban lại cho tha nhân những gì chính các ông đã nhận lãnh từ Chúa. Ý nghĩa sự sống mà Chúa Giê-su đã thông hiệp với các môn đệ bằng cách xem các ông như là phần tử gia đình Chúa, thế nên các môn đệ có bổn phận phải trao ban Ngài lại cho những người chung quanh các ông. Có nghĩa là những phần tử trong gia đinh các môn đệ, bà con làng xóm và bằng hữu của các ông.
Từ đó, những sự thật mà các môn đệ khám phá trong Lời Chúa Giê-su, đó là sự nhận biết Thiên Chúa Cha và Chúa Thánh Thần đã được mặc khải cho các ông. Thế nên, các môn đệ không chỉ tận hưởng nguồn hạnh phúc này cho mình thôi, song Chúa yêu cầu các ông một cách qủang đại phải tỏa cái hạnh phúc nhận biết Thiên Chúa đó cho những người chung quanh mình. Như thế, những anh chị em chung quanh các ông khi đi tìm ánh sáng sẽ được tỏa sáng, và những ai đã đi tim kiếm nhũng lý do sống sẽ bắt thấy bên cạnh mình những nhân chứng đích thực của sự sống.
« Chính ánh sáng của anh em phải tỏa sáng trước mặt thiên hạ ». Lời mời gọi của Chúa đây hướng về mỗi một cá nhân trong chính chúng ta đây. Chúa Giê-su cũng hướng về cộng đoàn giáo xứ, tu viện cũng như cho Giáo Hội hoàn vũ mà chúng ta là con cái. Lời kêu gọi này Chúa mời gọi mỗi cá nhân và toàn thể, đẻ cho chúng ta trở nên « muối cho đời » cùng « ánh sáng của trần gian ». Ngài nhấn mạnh điều thích ứng về điểm này. Đó là sự giải sáng cuả mỗi một ngưòi tín hữu chúng ta góp phần vào sự giải sáng của cộng đoàn tín hữu, để qua đó chúng ta liên quan đến chính sự giải sáng của toàn Giáo Hội cho mọi người. Ngược lại, nếu như việc làm nhân chứng của chúng ta làm tổn hại đến sự khả tín của Thông Điệp mà Giáo Hội tim kiếm và trao lại cho con ngưòi. Đây là sự mâu thuẫn nghịch lý khi chúng ta tự xưng mình là người Công Giáo, là Ki-tô hữu. Vả nữa khi đời sống chúng ta xoàng xỉnh, tầm thường và không toả mùi vị và sắc hương, không tạo nên được hình mẫu khuôn mặt của Chúa Ki-tô. Vì cần phải xuyên qua đời sống chúng ta và khuôn mặt của ta hiện thực, để thiên hạ mới thấy được khuôn mặt của Chúa Ki-tô. Chúng ta sống ra sao thì thiên hạ sẽ đánh giá tôn giáo của ta như thế.
Vì vậy bằng cách nào chúng ta có thể trở nên cụ thể là « ánh sáng của trần gian » và nơi Chúa ngụ ? Làm thế nào để ngày qua ngày hạt muối không mất đi sự đậm đà trong người ta, không mất đi mùi vị của nó ? Với những câu hỏi này, chúng ta phải thưòng luôn đưa ra cho mình để sống, nhờ đó hôm nay chúng ta bắt thấy được sự trả lời thú vị, cụ thể và trong sáng trong hai bài đọc đầu của Thánh Kinh mà chúng ta đã nghe qua.
Trước hết chúng ta dựa vào lời khuyên của thánh Phao-lô. Thánh Tông Đồ dân ngoại khi viết thư cho giáo đoàn Cô-rin-tô, và khuyên nhủ họ, dặn do họ, thánh nhân đã không tìm kiếm một ngôn ngữ văn hóa đặc biệt để xử dụng khi viết. Song thánh nhân đã chọn lựa giọng văn đơn sơ, khiêm nhường và ngay cả yếu hèn. Thực những lời nói đao to, búa lớn, pháo nổ và những lời nói xảo ngôn đường mật và ngọt ngào, sẽ không phục vụ cùng giúp ích được gì cho con người. Đúng hơn những lời nói này chẳng hữu ích gì cho ai, thế nhưng đôi khi chúng ta hành động như thế đó. Qủa đây không phải là thư ánh sáng giải sáng cho thiên hạ. Thứ ánh sáng thiên hạ cần ở chúng ta, đó chính là ngôn ngữ khi nói ra chứng tỏ đưọc một tâm hồn đơn sơ cùng mẫu mực. Đó cũng là ngôn ngữ đi đôi với việc làm, đó chính là ý thức ngôn cố hành hành cố ngôn, nói sao ta làm vậy, mới thực cho phép đời chúng ta giải sáng cho trần gian và muối mặn ướp cho đời thêm tốt lành. Đẻ rồi qua chúng ta thì khuôn mặt của Chúa Ki-tô tỏa sáng rạng ngời nơi trần gian.
Cũng thế, qua bài đọc thứ nhất của Ngôn Sứ I-sai-a, mời gọi chúng ta ngày qua ngày, hãy có những cử chỉ đơn sơ, quảng đại và bác ái tư tâm đối với tha nhân : « ngươi hãy san sẻ phần cơm mình cho người đói, tiếp rước vào nhà người những người bất hạnh không nơi trú ẩn ; ngưoi thấy ai mình trần, hãy cho họ áo mặc ». Qủa những cử chỉ này là cho người ta có một tình yêu tinh tuyền chân thực, là một con tim phát nguồn từ lòng kính yêu Thiên Chúa và yêu mến tha nhân như lời Chúa dạy. Với những ai ngày qua ngày, cũng như với chúng ta hằng có tâm hồn quảng đại tư tâm như thế, nhất là khi chúng ta có cơ hội chia sẻ cơm áo, chia sẻ tài sản của ta cho nhũng người nghèo khổ, bảo đảm rằng chúng ta và họ thấy được Thiên Chúa và được Ngài chúc phúc. Và qủa thực nếu ngươi làm được điều này, nói như lời kết luận của Tiên Tri I-sai-a « bấy giờ ánh sáng ngươi sẽ bừng lên như rạng đông ». Và thánh nhân còn nói thêm rằng « nếu ngươi nhường phần ăn của mình với cả con tim cho kẻ đói ăn, nếu ngươi làm thỏa mãn lòng ước muốn của kẻ bất hạnh, thì ánh sáng ngươi sẽ chiếu tỏa trong bóng tối ».
Ðẹp thay đây là những lời mô tả phưong cách giúp chúng ta trở thành « ánh sáng cho trần gian » và « muối cho đời » ở giữa nhân loại để làm nhân chứng Tin Mừng. Qủa không có gì phức tạp, khó khăn. Không có gì vượt qúa sức mạnh của chúng ta. Nhật là, hằng ngày chúng ta biết nhận lãnh vào hồn minh Thánh Thần của sự Phục Sinh mà chúng ta kết hiệp mỗi lần khi chúng ta cử hành Thánh Lễ cùng đón nhận Chúa Ki-tô vào lòng mình. Amen !
LM. Peter Le Quang Dung
Tác giả gửi trực tiếp cho LTCGVN
0 nhận xét:
Đăng nhận xét