Mikhail Kalashnikov, nhà phát minh súng AK-47, đã bày tỏ sự hối tiếc sâu sắc đối với việc phát minh ra loại súng trường nổi tiếng nhất thế giới này và lo lắng nếu cuộc sống bị huỷ diệt bởi thứ vũ khí của mình đang ám ảnh linh hồn ông.
AK-47 là loại vũ khí gây sửng sốt, được phát minh bởi một thanh niên, người có một sở trường phát minh.
Mikhail Kalashnikov sinh năm 1919 trong một gia đình nông dân ở một miền quê nước Nga. Gia đình ông không được chính quyền Soviet chấp thuận và đã bị trục xuất về Siberia, nơi mà chàng trai Kalashnikov đã buộc phải đi săn với cây súng trường để nuôi sống gia đình.
Ngoài việc săn bắn, Kalashnikov còn là người thích mày mò sửa chữa, luôn làm việc với những máy móc nông nghiệp.
Năm 1938, ông nhập ngũ vào Hồng Quân và được nhận nhiệm vụ sửa chữa xe tăng và cố gắng thiết kế một loại súng trường cải tiến. Mặc dù ý kiến thiết kế loại súng trường ban đầu đã bị từ chối, nhưng nỗ lực của ông cũng được khen ngợi.
Năm 1941, sau cuộc xâm lược của Đức quốc xã vào Liên bang Xô Viết, ông bị thương trong một trận đánh và được đưa về bệnh viện để chữa trị. Trong thời gian ở bệnh viện, ông bắt đầu công việc và rồi sau này đó là những gì của AK-47. Kalashnikov đã hình dung một loại vũ khí có chức năng hoạt động trong một loạt các điều kiện khác nhau.
Sau khi phục hồi, Kalashnikov được thuyên chuyển về bộ khoa học chịu trách nhiệm về việc nghiên cứu phát triển vũ khí. Năm 1947, ông sản xuất súng AK-47 đầu tiên với số lượng tượng trưng trong năm sản xuất. Năm 1949, loại súng trường này đã được chấp thuận trở thành công cụ phục vụ Xô Viết.
Từ đó, phần còn lại thuộc về lịch sử.
Loại súng trường này, giống như những thứ vũ khí khác của Xô Viết đã được xuất khẩu và sản xuất ở bất kỳ nơi nào khác. Chúng ta có thể thấy trong chiến tranh Việt Nam, AK-47 được đóng mác “made in China” nằm bên những xác chết của lính Bắc Việt. Vì nó giá rẻ và đáng tin cậy. Nó còn có khả năng chống nhiễu cao – đánh lạc hướng, và dễ dàng đối với việc sử dụng. Ở Việt Nam, có những giai thoại nói rằng những người lính Mỹ bới xác chết của quân Bắc việt để tìm những khẩu AK-47 và họ sẽ sử dụng để thay thế súng trường Mỹ của họ. Mặc dù súng trường M-16 của Mỹ tác xạ chính xác hơn, công phá hơn. Nhưng độ tin cậy của AK-47 được đánh giá cao hơn trong điều kiện chiến trường vùng nhiệt đới sình lầy bẩn thỉu này.
AK-47 đã trở thành biểu tượng của cuộc cách mạng. Một sự mô tả có chủ ý được các nhà tư tưởng và lãnh đạo thời Soviet cố áp đặt, những người mà tin tưởng vào cuộc cách mạng này sẽ lan khắp hoàn cầu. Loại súng trường này là một biểu tượng thực dụng, rẻ tiền, phổ biến và đáng tin cậy. Thậm chí quốc kỳ của Mozambique có hình khẩu AK-47 vắt chéo qua cái cuốc (đất).
Đặc biệt với thiết kế nòng đôi và băng cong trái chuối, một khẩu AK-47 và nhiều biến thể cùng với những phát sinh của nó trở nên khác với những loại súng trường cùng giai đoạn.
Chính bản thân Mikhail Kalashnikov đã đàm phán nhiều hợp đồng xuất khẩu vũ khi và cấp giấy phép.
Đây là nguyên nhân câu chuyện dẫn đến chiều hướng từ một trong những thành công kỹ thuật và chính trị trước một thảm họa đạo đức vì Kalashnikov vẫn còn liên quan đến vũ khí, tiếp tục phát triển và xuất khẩu.
AK-47 có thể là một trong những loại súng trường gây chết chóc nhất thế giới hơn bao giờ hết với một số lượng xác người gây kinh hoàng vẫn tăng lên từng ngày.
Với sự sống của hàng triệu người ám ảnh trong tâm trí ông, Kalashnikov về già đã viết một lá thư vào tháng 4 năm ngoái cho vị đứng đầu Giáo hội Chính thống Nga hỏi rằng sự sống của hàng triệu người có ảnh hưởng đến phần linh hồn của ông hay không.
Thời gian gần đây, Kalashnikov đã bảo vệ việc làm của mình bằng cách đánh lạc hướng với bất kỳ ý thức trách nhiệm nào. AK-47 là một công cụ, và ông không thể chịu trách nhiệm về cách mà người ta sử dụng nó. Tuy nhiên, trong những tháng cuối đời của mình, ông đã bắt đầu với nững mối ưu tư.
“Sự đau đớn trong tâm hồn làm tôi không thể chịu nổi”, ông viết. “Tôi mãi tự vấn nhưng câu hỏi nan giải như nhau: nếu loại súng trường của tôi đã cướp đi sự sống của người dân, điều đó nghĩa là tôi, Kalashnikov… con trai của một nông dân và Kitô giáo Chính thống phải chịu trách nhiệm về cái chết của con người.”
“Tôi còn sống, những câu hỏi ấy lại càng hằn sâu trong não trạng tôi, lại càng sâu hơn khi tôi đi vào những suy tư và những dự đoán tại sao ĐấngToàn Năng lại để con người có những ham muốn độc ác của lòng ghen tị, tham lam và hung hãn. Mọi thứ đều thay đổi, duy chỉ một người và suy nghĩ của người ấy vẫn không thay đổi: duy nhất đối với anh ta là tham lam, độc ác, nhẫn tâm, và lặng thinh như trước!”
Giáo Hội cũng đã phúc đáp hầu như cùng một phản ứng. Alexander Volkov, phát ngôn viên của Đức Thượng phụ Chính thống Nga trả lời: “Nếu vũ khí được dùng để bảo vệ Đất Mẹ, Giáo Hội sẽ ủng hộ cả hai, người tạo ra nó và những quân nhân sử dụng nó.”
Tuy nhiên, điều này không làm cho cái chết của Kalashnikov được bình an, người mà bắt đầu thăm viếng Giáo Hội ở tuổi 91 tại quê nhà Izhevsk, nơi ông làm việc.
Trải nghiệm của Kalashnikov chỉ ra rằng chúng ta có thể hợp thức hóa tất cả nhưng gì mà chúng ta thích, nhưng ở một mức độ nào đó, đối với một người đạo đức, có ý thức trách nhiệm trước những gì mà mình thực hiện. Ngay cả khi hành động của mình không trực tiếp gây ra cái chết, thậm chí một sự liên kết từ xa có thể mang lại cảm xúc sâu sắc về ý thức tội lỗi.
Kalashnikov chết trong cô đơn, không một người thân. Nhưng thiết kế của ông vẫn nổi tiếng gây chết chóc tới ngày nay.
AK-47 là loại vũ khí gây sửng sốt, được phát minh bởi một thanh niên, người có một sở trường phát minh.
Mikhail Kalashnikov sinh năm 1919 trong một gia đình nông dân ở một miền quê nước Nga. Gia đình ông không được chính quyền Soviet chấp thuận và đã bị trục xuất về Siberia, nơi mà chàng trai Kalashnikov đã buộc phải đi săn với cây súng trường để nuôi sống gia đình.
Ngoài việc săn bắn, Kalashnikov còn là người thích mày mò sửa chữa, luôn làm việc với những máy móc nông nghiệp.
Năm 1938, ông nhập ngũ vào Hồng Quân và được nhận nhiệm vụ sửa chữa xe tăng và cố gắng thiết kế một loại súng trường cải tiến. Mặc dù ý kiến thiết kế loại súng trường ban đầu đã bị từ chối, nhưng nỗ lực của ông cũng được khen ngợi.
Năm 1941, sau cuộc xâm lược của Đức quốc xã vào Liên bang Xô Viết, ông bị thương trong một trận đánh và được đưa về bệnh viện để chữa trị. Trong thời gian ở bệnh viện, ông bắt đầu công việc và rồi sau này đó là những gì của AK-47. Kalashnikov đã hình dung một loại vũ khí có chức năng hoạt động trong một loạt các điều kiện khác nhau.
Sau khi phục hồi, Kalashnikov được thuyên chuyển về bộ khoa học chịu trách nhiệm về việc nghiên cứu phát triển vũ khí. Năm 1947, ông sản xuất súng AK-47 đầu tiên với số lượng tượng trưng trong năm sản xuất. Năm 1949, loại súng trường này đã được chấp thuận trở thành công cụ phục vụ Xô Viết.
Từ đó, phần còn lại thuộc về lịch sử.
Loại súng trường này, giống như những thứ vũ khí khác của Xô Viết đã được xuất khẩu và sản xuất ở bất kỳ nơi nào khác. Chúng ta có thể thấy trong chiến tranh Việt Nam, AK-47 được đóng mác “made in China” nằm bên những xác chết của lính Bắc Việt. Vì nó giá rẻ và đáng tin cậy. Nó còn có khả năng chống nhiễu cao – đánh lạc hướng, và dễ dàng đối với việc sử dụng. Ở Việt Nam, có những giai thoại nói rằng những người lính Mỹ bới xác chết của quân Bắc việt để tìm những khẩu AK-47 và họ sẽ sử dụng để thay thế súng trường Mỹ của họ. Mặc dù súng trường M-16 của Mỹ tác xạ chính xác hơn, công phá hơn. Nhưng độ tin cậy của AK-47 được đánh giá cao hơn trong điều kiện chiến trường vùng nhiệt đới sình lầy bẩn thỉu này.
AK-47 đã trở thành biểu tượng của cuộc cách mạng. Một sự mô tả có chủ ý được các nhà tư tưởng và lãnh đạo thời Soviet cố áp đặt, những người mà tin tưởng vào cuộc cách mạng này sẽ lan khắp hoàn cầu. Loại súng trường này là một biểu tượng thực dụng, rẻ tiền, phổ biến và đáng tin cậy. Thậm chí quốc kỳ của Mozambique có hình khẩu AK-47 vắt chéo qua cái cuốc (đất).
Đặc biệt với thiết kế nòng đôi và băng cong trái chuối, một khẩu AK-47 và nhiều biến thể cùng với những phát sinh của nó trở nên khác với những loại súng trường cùng giai đoạn.
Chính bản thân Mikhail Kalashnikov đã đàm phán nhiều hợp đồng xuất khẩu vũ khi và cấp giấy phép.
Đây là nguyên nhân câu chuyện dẫn đến chiều hướng từ một trong những thành công kỹ thuật và chính trị trước một thảm họa đạo đức vì Kalashnikov vẫn còn liên quan đến vũ khí, tiếp tục phát triển và xuất khẩu.
AK-47 có thể là một trong những loại súng trường gây chết chóc nhất thế giới hơn bao giờ hết với một số lượng xác người gây kinh hoàng vẫn tăng lên từng ngày.
Với sự sống của hàng triệu người ám ảnh trong tâm trí ông, Kalashnikov về già đã viết một lá thư vào tháng 4 năm ngoái cho vị đứng đầu Giáo hội Chính thống Nga hỏi rằng sự sống của hàng triệu người có ảnh hưởng đến phần linh hồn của ông hay không.
Thời gian gần đây, Kalashnikov đã bảo vệ việc làm của mình bằng cách đánh lạc hướng với bất kỳ ý thức trách nhiệm nào. AK-47 là một công cụ, và ông không thể chịu trách nhiệm về cách mà người ta sử dụng nó. Tuy nhiên, trong những tháng cuối đời của mình, ông đã bắt đầu với nững mối ưu tư.
“Sự đau đớn trong tâm hồn làm tôi không thể chịu nổi”, ông viết. “Tôi mãi tự vấn nhưng câu hỏi nan giải như nhau: nếu loại súng trường của tôi đã cướp đi sự sống của người dân, điều đó nghĩa là tôi, Kalashnikov… con trai của một nông dân và Kitô giáo Chính thống phải chịu trách nhiệm về cái chết của con người.”
“Tôi còn sống, những câu hỏi ấy lại càng hằn sâu trong não trạng tôi, lại càng sâu hơn khi tôi đi vào những suy tư và những dự đoán tại sao ĐấngToàn Năng lại để con người có những ham muốn độc ác của lòng ghen tị, tham lam và hung hãn. Mọi thứ đều thay đổi, duy chỉ một người và suy nghĩ của người ấy vẫn không thay đổi: duy nhất đối với anh ta là tham lam, độc ác, nhẫn tâm, và lặng thinh như trước!”
Giáo Hội cũng đã phúc đáp hầu như cùng một phản ứng. Alexander Volkov, phát ngôn viên của Đức Thượng phụ Chính thống Nga trả lời: “Nếu vũ khí được dùng để bảo vệ Đất Mẹ, Giáo Hội sẽ ủng hộ cả hai, người tạo ra nó và những quân nhân sử dụng nó.”
Tuy nhiên, điều này không làm cho cái chết của Kalashnikov được bình an, người mà bắt đầu thăm viếng Giáo Hội ở tuổi 91 tại quê nhà Izhevsk, nơi ông làm việc.
Trải nghiệm của Kalashnikov chỉ ra rằng chúng ta có thể hợp thức hóa tất cả nhưng gì mà chúng ta thích, nhưng ở một mức độ nào đó, đối với một người đạo đức, có ý thức trách nhiệm trước những gì mà mình thực hiện. Ngay cả khi hành động của mình không trực tiếp gây ra cái chết, thậm chí một sự liên kết từ xa có thể mang lại cảm xúc sâu sắc về ý thức tội lỗi.
Kalashnikov chết trong cô đơn, không một người thân. Nhưng thiết kế của ông vẫn nổi tiếng gây chết chóc tới ngày nay.
Jos. Tú Nạc, NMS
0 nhận xét:
Đăng nhận xét