Mậu Thân 1968 Huế:
Chứng từ của một phóng
viên chiến trường quốc tế
Trang tin điện tử Ba Cây
Trúc ngày 29/01/2014 có đăng tải “Lá
Thư từ Đức Quốc, 28-01-2014: Phóng viên chiến tranh Việt Nam , Netto ra mắt
Hồi Ký Bên Lừa Đảo Đã Giành Được Chiến Thắng tại Đức Quốc”.
Cùng thời gian trên, Báo Tổ Quốc cũng giới thiệu “Lá thư…” này đến độc giả của
mình.
Lá
thư đề ngày 28/01/2014 của Lê Ngọc Châu tóm lược một số nét chính nội dung quyển
Hồi ký Bên Lừa Đảo Đã Giành Được Chiến
Thắng của ký giả Uwe Siemon-Netto.
Theo Lê Ngọc Châu, nhan đề cuốn Hồi Ký trên là: Đức, Người Đức. Tác giả: Uwe Siemon Netto.
Phụ
đề: Việt Nam của tôi. Tại sao "Bên lừa
đảo đã thắng!"
Tiêu
đề (Headline): Cuốn hồi ký cảm động của một
cựu phóng viên Việt Nam.
Theo Lê Ngọc Châu, “cuốn hồi ký của Uwe Siemon – Netto là một tuyên bố duy nhất
của tình yêu dành cho người dân miền Nam
Việt Nam .
Người đàn ông truyền thông nổi tiếng và tự nhận là một Kitô hữu ngoan đạo đã tường
thuật trong năm năm với tư cách là phóng viên về những người đã cho ông biệt
danh ‘Đức’ (der Deutsche)... Ông dẫn dắt chúng ta để biết đến số phận của tất cả những người đã trở
thành nạn nhân của Cộng Sản, nạn nhân của những kẻ mệnh danh là ‘giải phóng
quân’”.
Lê
Ngọc Châu trích dẫn lời khen ngợi của nhiều nhà báo tên tuổi và các chính khách nổi
tiếng dành cho Hồi Ký của Uwe Siemon-Netto, trong đó có Peter R. Kann, cựu phóng viên Việt Nam, sau này là nhà xuất bản của "Wall Street
Journal";
Barbara Taylor Bradford; Wolfgang Drautzmann, Cựu Tổng lãnh sự Đức tại
Los Angeles;
Tiến sĩ Alvin J. Schmidt, Nhà
thần học và giáo sư danh dự của Xã hội học, Đại học Illinois; Tiến sĩ William Lloyd Stearman, Người đứng đầu Hội đồng An
ninh Quốc gia của Toà Bạch Ốc, Bộ phận Đông Dương, 1973-1976; H. Joachim – Maitre, Cựu trưởng ban biên tập của
báo Die Welt/Welt am Sonntag (Đức quốc) Tháng 3.2013; Thiếu tướng TS H.R. McMaster, Mỹ; John O’Sullivan, Điều hành biên tập,
Radio Free Europe / Radio Liberty, 2008-2011, Trưởng ban biên tập UPI,
2001-2004 và Biên tập viên National Review, 1988-2007.
o0o
Trong
khi đó – thời điểm đầu năm 2014, tại Hoa Kỳ cũng đang lưu hành ấn bản dịch tiếng
Việt quyển Hồi ký của ký giả người Đức – Uwe Siemon-Netto. Nhan đề ấn bản tiếng
Việt của Hồi Ký là: “ĐỨC - Tình Yêu Của Một Phóng Viên Cho Một
Dân Tộc Nhiều Đau Thương”. Dịch giả: Lê Văn Quý & Nguyễn Hiền.
Bản
dịch tiếng Việt nêu rõ: Tác giả và các dịch giả giữ bản quyền. Copyright ©2013
ISBN 978-1-4675-6859-3. In tại California ,
Hoa Kỳ bởi CopyExpress 714-650-0694.
Tác giả
Uwe
Siemon-Netto là một nhà báo quốc tế người Đức đã từng tường thuật
những biến cố thế giới quan trọng trong 57 năm. Là phóng viên chiến trường Việt
Nam
5 năm (1965-1969, và trở lại lần nữa năm 1972). Quyển Hồi ký của Siemon-Netto
được đánh giá cao bởi nhiều nhà chính trị và truyền thông quốc tế mà Lê Ngọc
Châu đã giới thiệu trong Lá thư từ Đức quốc nêu trên. Những lời nhận xét, đánh
giá của các nhân vật mà Lê Ngọc Châu trích dẫn cũng đã được hai dịch giả Lý Văn
Quý & Nguyễn Hiền (do tác giả ủy thác) dịch sang tiếng Việt.
Sau
những năm dài hoạt động trong ngành báo chí, Uwe Siemon-Netto lui về sống
tại Hoa Kỳ, trở thành mục sư Tin Lành Lutheran, đoạt được bằng Tiến sĩ Thần học
và Xã hội tôn giáo tại Boston, Massachusett, Hoa Kỳ, xuất bản nhiều tác phẩm tâm
linh giá trị, như “Lời Tha Thứ Của Chúa”, “Triết Lý, Thần Học Cho Cựu Chiến
Binh Việt Nam”…
Bản cáo trạng
Xuyên
suốt hơn 300 trang của quyển Hồi ký, chúng tôi nhận thấy rằng, nhà báo người Đức
tự nhận tên “Đức” đã thật sự thu hút người đọc do những chứng từ sống động ông
nêu ra. Theo chúng tôi, đó là bản cáo trạng hùng hồn và chính xác chẳng những đánh
vào CS Bắc Việt về các tội ác tày trời của họ thời chiến tranh mà còn nhắm vào
những phần tử khai thác chiêu bài “phản chiến” một chiều nổi lên khắp nước Mỹ
và tại các quốc gia “dân chủ” khắp Âu châu. Chính thành phần này, đứng đầu là
giới truyền thông khuynh tả, thiên cộng, đã hà hơi tiếp sức cho quỷ dữ hoành
hành sát hại tàn nhẫn hàng triệu người dân Việt vô tội. Không phải chỉ người
dân Miền Nam Việt Nam là nạn nhân của tội ác kinh hoàng, mà cả những thiếu niên
Miền Bắc cũng bị đẩy vào trận chiến để làm những con thiêu thân cho cái mộng bá
chủ của chủ nghĩa cộng sản vô luân!
Trong
phạm vi bài này, thay vì trở lại với các nhận xét và đanh giá của những nhân vật
mà Lê Ngọc Châu đã nêu, chúng tôi chỉ giới thiệu vài nét rút ra từ mấy trang Mở đầu của cuốn Hồi ký để chúng ta cùng có
một cái nhìn khái quát về tâm huyết của tác giả đối với dân Việt đối lập với sự
hiểm độc của kẻ gây tội ác nhân danh “giải phóng” mà nhẫn tâm giết hại dân mình
không gớm tay.
Tôi
ghê tởm họ
Điều gây chú ý hơn cả
cho độc giả người Việt có lẽ là lời minh xác của tác giả Uwe Siemon-Netto sau
đây: “Tôi không mong viết lại lịch sử của
cuộc chiến Việt Nam …
Tôi xin các độc giả đừng trông đợi tôi đứng về phe nào trong các cuộc xung đột
nội bộ của những thành phần trong miền Nam
Việt Nam …
Tôi ở đây chỉ để kể chuyện… mà không có nhu cầu phê phán ai hết. Số phận của họ
[Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ] chẳng ai ham muốn cả, nhưng họ đều đáng được
tôi trân trọng vì đã dám đứng ra nhận lãnh những trách nhiệm nặng nề” (trang
7).
Sau
đó, nhà báo Siemon-Netto dõng dạc tuyên bố như là một tuyên ngôn: “Nhưng có một điều mà tôi muốn xác định rõ
ràng là tôi không hoan nghênh chiến thắng của Cộng sản năm 1975. Tôi không tin
là họ xứng đáng để thành công. Tôi đã từng mục kích những hành động tàn bạo ghê
tởm mà họ đã thực hiện như là một chính sách chung, là nhân chứng cho những vụ
giết người hàng loạt và thảm sát của Cộng sản” (trang 7-8).
Bên
cạnh đó, Siemon-Netto không ngần ngại lên án giới truyền thông Hoa Kỳ và quốc tế:
“Tôi biết là các phương tiện thông tin đại
chúng Hoa Kỳ và quốc tế, các trường đại học đã bất công, tùy tiện và ngạo mạn
khi nói xấu người miền Nam Việt Nam, và họ vẫn còn tiếp tục làm điều đó”
(trang 8).
Ông cũng bộc bạch: “Tôi đã ghê tởm về cách đối xử của những đồng
hương của tôi đối với các cựu chiến binh GIs khi họ trở về và kinh ngạc trước sự
kiện là những sự đau khổ liên tục của các cựu quân nhân miền Nam Việt Nam đã
không được báo chí Mỹ đánh giá một cách xứng đáng” (trang 8).
Tết Mậu
Thân 1968 Huế - Đôi nét chấm phá
Cũng
chính ở những trang đầu của cuốn Hồi Ký, phóng viên chiến trường người Đức Uwe
Siemon-Netto đã công tâm làm chứng những điều ông nghe thấy ở cố đô Huế hồi Tết
Mậu thân 1968. Ông viết: “Người lính chiến
không dễ gì bật khóc, tuyệt nhiên không bao giờ [khóc] trong lúc đang chiến đấu. Vậy mà tôi đã từng thấy những chiến binh rơi
lệ vào đầu tháng 2 năm 1968… Huế lúc đó còn đang nằm trong tay Cộng quân” (trang
11). Vì sao, chúng ta hãy nghe
Semon-Neto mô tả: “Khi chúng tôi tiến vào
ngoại ô phía nam của cái thành phố xinh đẹp đã từng một thời là kinh đô của Đế
chế Việt Nam, xác người ngập đầy trên đường đến nỗi lính TQLC phải khiêng họ
qua một bên dưới lằn đạn bắn tỉa của kẻ địch để mở đường cho đoàn quân tiến lên”
(trang 11).
Sau
đó tác giả đi sâu vào chi tiết của cảnh tượng hãi hùng: “Một số xác chết là những cụ già với bộ râu trắng mỏng nhưng hầu hết đều
là phụ nữ và trẻ em ăn mặc đẹp trong dịp Tết, lễ đầu năm của Việt Nam ”.
Phóng viên Siemon-Netto
quả quyết: “Qua những vết thương và tư thế
nằm của họ, chúng ta có thể nhận ra là họ không phải bị giết bởi mảnh bom hay đạn
lạc vô tình. Không, những người thường dân này đã bị bắn chết ngay tại chỗ, bị
tàn sát bởi Việt Cộng giống như hàng ngàn cư dân Huế khác mà sau này thân xác mới
được tìm ra” (trang11-12).
Cảnh
tượng bi thương
Lý
do khiến người lính chiến đã phải rơi lệ như đã nêu trên được Siemo-Netto giải
thích: Đó là “cảnh tượng một người phụ nữ
bị giết thật là kinh hoàng” (trang 12). Nhà báo Đức mô tả: “Có một cái gì đó đặc biệt kỳ lạ về cảnh tượng
này – lạ lùng một cách huyền diệu. Ngay trong cái chết, những người đàn bà này
đã gây xúc động phi thường vì thân xác vẫn còn ôm siết nhằm bảo bọc những đứa
con của họ” (trang 12).
Mục
kích tấn bi kịch, nhà báo Siemon-Netto xác nhận: “Chúng tôi thấy những xác chết ăn vận những bộ đồ sạch sẽ, mặc những
trang phục quốc hồn quốc túy Áo Dài để đón mừng Năm Mới. Chúng tôi còn thấy là
họ đã làm móng tay và trang điểm cẩn thận để chuẩn bị cho ngày lễ lớn nhất
trong năm” (trang 12).
Và
đây, Uwe Siemon-Netto dõng dạc như một nhân chứng can trường tuyên bố hùng hồn
trước tòa công luận: “Tôi xin xác nhận
ngay tại đây và sẽ nhắc lại sau này trong suốt cuốn sách là: Tôi đã chứng kiến
những gì Cộng sản đã làm tại Huế, và tôi đã đứng trên mép những mồ chôn tập thể
sơ sài, nơi bọn chúng vùi lấp các nạn nhân, hiển nhiên là một số bị chôn sống.
Một vài địa điểm kể trên đã được tìm ra nhờ bàn tay có các móng tay được cắt tỉa
của những phụ nữ đang dãy chết chỉa lên khỏi mặt đất trong một nỗ lực tuyệt vọng
để thoát khỏi số phận. Họ đã không thành công” (trang 12-13).
Chỉ
mấy trang mở đầu thôi, người cựu phóng viên chiến trường tại Việt Nam đã cho
chúng ta thấy bộ mặt thật của Cộng sản Việt Nam trong vụ đánh lén và sát hại
người dân ở Huế tàn ác đến mức nào trong cái gọi là cuộc Tổng tiến công Tết Mậu
Thân.
Xuyên suốt quyển sách,
tác giả tiếp tục cho người đọc thấy nhiều cảnh tượng bi ai và rùng rợn mà Cộng
sản liên tục gây ra cho người dân miền Nam Việt Nam . Có lẽ Chương 15 - Tết Mậu Thân 1968: Hỏa
ngục Huế là bản cáo trạng nghiêm túc và mạnh mẽ nhất dành cho Cộng sản
Bắc Việt, thủ phạm gây nên tội ác diệt chủng khủng khiếp nhất trong lịch sử chiến
tranh Việt Nam .
Chúng tôi mong có dịp trở lại chia sẻ đề tài này với những ai chưa có điều kiện
đọc cuốn Hồi ký của Uwe Siemon-Netto.
Nhục nhã thay!
Kết
thúc bài này, chúng tôi trân trọng ghi lại đây lời phê phán nghiêm khắc của Uwe
Siemon-Netto dành cho thành phần trí thức khuynh tả Mỹ như sau: “Nhục nhã thay, một số những người Mỹ nổi tiếng
lại bênh vực cho chế độ Hà Nội, chẳng hạn như triết gia Noam Chomsky và nhà sử
học Marilyn P. Young vẫn tuyên bố rằng vụ thảm sát Huế đã không bao giờ xảy ra.
Đối với tôi, đó là một thái độ bất lương
về mặt tri thức, chẳng khác gì những kẻ đã bác bỏ sự kiện Holocaust thảm
sát người Do Thái, hoặc bọn trí thức Tây phương mười chín hai mươi tuổi đầu đã
đi thăm viếng Liên Bang Sô Viết trong lúc những tên vô lại của Stalin đang giết
hàng trăm ngàn người kulaks, tên gọi của những người tiểu nông, và cho rằng những
tội ác này không hề có” (trang 12).
Đầu Tháng Hai, 2014.
Lê Thiên ghi nhận
0 nhận xét:
Đăng nhận xét