Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

2 Bài Suy Niệm LỄ CHÚA NHẬT CHÚA HIỂN LINH của Lm. Phêrô Lê Quang Dũng


CHÚA NHẬT CHÚA HIỂN LINH

I-SA-I 6O,1-6 ; Ê-PHÊ-SÔ 3,2-3a. 5-6 ; MÁT-THIÊU 2,1-12.

Dấu Chỉ Của Sao Sáng



Kể từ bao thế kỷ qua, những nhà sử học và khoa học đă miệt mài cố gắng hầu khám phá những gì là sự thực đi qua trong ngày Lễ Chúa Hiển Linh, và ai là những nhân vật đã đến Bê-lem để thờ lạy Con Chúa Trời và Con Mẹ Ma-ri-a trong mầu nhiệm này. Sự tìm của họ đă chẳng mang lại được nhiều hoa trái gì. Nhiều câu hỏi, nghi vấn vẫn cón đó và không có câu trả lời cho thỏa đáng. 

Phải chăng có một vị sao sáng đă xuất hiện trong bầu trời những ngày Chúa Giê-su sinh ra? Người ta có thể kiểm thực sự hiện hữu của vị sao sáng này chăng? Có thể cho vị sao cái tên ? Qủa thực không thể nào trả lời được. Ai là những vi đă đi theo ngôi sao này ? Phải chăng ho là các vi vua hay như truyền thống tường thuật lại ? Thực không có ǵ làm chắc chắn, bởi theo Thánh Sử Mát-thiêu không nói là các vua, nhưng là các nhà chiêm tinh, và ai là những nhà chiêm tinh này ? Phải chăng là những nhà thông thái ? Có lẽ lắm! Rồi phải chăng có ba vị như thiên hạ thường nói bấy lâu nay ? Có thể lắm, thế nhưng thánh sử Mát-thiêu không xác định con số này trong đoạn Tin Mừng của mình. Có những tài liệu cổ xác định các vị là 2, 3, 4 hoặc 12 người. Thế đó, làm sao gọi tên các vị ? Danh xưng là Balthasa (Ba-tha-sa), Melchior (Men-ki-ô) và Gaspar (Gát-pa) ? Cũng không chắc các tên đó! Phải đợi đến thế kỷ thứ 12, thì ba cái tên được đặt đây mới quyết định chính thức gọi tên cho các ngài. 


Tất cả những điều đưa ra này muốn nói rằng : nếu người ta muốn tì́m hiểu và đào sâu bài tường thuật về Lễ Chúa Hiển Linh với một cái nhìn duy nhất lịch sử cùng khoa học, chắc chắn họ sẽ cứ ở mãi trong sự khao khát của mình. Nhưng hạnh phúc cho họ, bản chất thực họ tìm kiếm không có ở trong suy nghĩ của họ. Bản chất thực ở trong thông điệp mà các thánh sử Tin Mừng muốn trao lại qua một lời tường tả bóng bảy, vì vậy không xét theo lối chữ đen từng chữ, mà tất nhiều yếu tố ở trong đó có một giá trị biểu tượng. Chúng ta khai thác cái may này, đẻ rồi tự hỏi những điều mà thánh Mát-thiêu muốn nói với các ki-tô hữu của thời ngài, cũng như muốn nói với chúng ta về các nhà chiêm tinh, về ngôi sao sáng, về sự hiện diện của người xứ ngòai và sự trở về của các vị chiêm tinh này đi bằng một lối đi khác mà Thiên Chúa báo mộng cho các vị biết trước. 

Theo Tin Mừng th́ các nhà chiêm t́nh đến từ một xứ ngoại quốc, đến từ Đông Phương. Đó là dấu chỉ Chúa Giê-su không những sinh ra cho các con dân có gịng máu Do Thái, nhưng lư hơn Ngài sinh ra cho toàn thể nhân loại. Chúa Giê-su không tự nhập thể, nhập thế để chiếu sáng và cứu độ chỉ một nhúm người Do Thái, song cho hết mọi người sống trên trái đất. Thế nên các nhà chiêm tinh là đại diện cho cho tất các các dân tộc, và việc tường thuật của thánh sử Mát-thiêu nhắc nhở cho chúng ta hay công việc trọng đại này. Chủ ý là để cho toàn thể nhân loại có một ngày sẽ nhận ra Đấng Cứu Độ của mình. Do đó các tín hữu phải trở nên các nhà truyền giáo là vậy. Các người ki-tô hữu chúng ta phải cần lên đường ra đi, bởi đă hơn 2000 ngàn năm Chúa Giê-su đã sinh ra, nhưng số người không biết Ngài vẫn còn con số người hằng tỷ người hiện hũu.

Chúng ta hiểu rằng không có ngôi sao sáng chỉ đường, thì không bao giờ các nhà chiêm tinh sẽ đi đến được hang đá Bê-lem. Theo các vị, ngôi sao là một dấu chỉ và một Hồng Ân Thiên Chúa ban cho. Ngày hôm nay vẩn còn thế, Thiên Chúa ban cho thế giới này bao dấu chỉ để giúp con người đi đến với Chúa Ki-tô. Giữa những dấu chỉ này, phải kể tên Giáo Hội Công Giáo. Giáo Hội là định hướng và trở nên ánh sáng trong thế giới này. Những nhà chiêm tinh đã bị mê hoặc bởi ngôi sao sáng, vì vậy mà các vị đó đă bước theo ánh sáng dẫn lối của sao sáng để tìm đến hang đá Bê lem gặp Chúa Hài Nhi. Còn Giáo Hội co sứ mạng mê hoặc những người của thời đại chúng ta, ra khỏi nhà mình, để rồi họ ra đi hầu khám phá ra Đấng Cứu Thế. Trong lúc chúng ta nói đến Giáo Hội, chúng ta chớ nghĩ đến các người ở xa chúng ta. Nhưng chúng ta hãy nghĩ đến cộng đồng chúng ta, giáo xứ chúng ta, nên nghĩ đến mỗi một người trong chúng ta và giữa chúng ta đây. Thử hỏi chúng ta đă chiếu sáng được gì chăng cho anh chị em, cho tha nhân? Phải chăng cử chỉ, việc làm của chúng ta đã mê hoặc được ai ? Nói như thánh Phao-lô rằng « khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng » (1Côrintô 9,16). Chúng ta có thể mạnh bạo nói như thánh Phao-lô rằng « khốn cho Giáo Hội nếu Giáo Hội không rao giảng Tin Mừng! Khốn thay cho cộng đồng hay giáo xứ chúng ta, nếu như giáo xứ và cộng đồng không chiếu sáng! Khốn nạn cho chúng ta nếu như chúng ta không có lo lắng giúp đỡ các anh chị em chúng ta, để họ gặp được Chúa Ki-tô và sống theo các lời giáo huấn của Ngài.

Theo Tin mừng tả lại các nhà chiêm tinh đã dâng tặng Chúa Giê-su Hài Nhi vàng, nhủ hương và mộc dược. Vàng lá dấu chỉ Chúa Giê-su là vua của trời đất. Nhủ hương để cho ta thấy Ngài xứng đáng cho hết mọi người tôn thờ, bái lạy. Còn mộc dược, là dấu chỉ sẽ có một ngày Ngài tự hiến sự sống của ḿnh cho đến trong cái chết. Như trong Tin Mừng của thánh sử Gio-an, thánh nhân nói đến ông Ni-cô-đê-mô mang theo bên mình chừng một trăm cân mộc dược trộn với trầm hương để uớp xác Chúa Ki-tô, sau đó đặt Thánh Thể Ngài vào một ngôi mộ mới vừa được xây cất (Gioan 19,39). Chúng ta lưu tâm lại tất cả những điều nói này mà Chúa Ki-tô xứng hợp cho muôn thiên hạ kính thờ, cũng như cho thiên hạ dâng cúng Ngài những gì mà họ có được các sự tốt đẹp : như trái tim, đức tin, sự thành thật và sự trung thành của mình. 

Chúng ta cũng cần lưu ý đến phần cuối của bài Tin Mừng, đó là trong một đọan văn biểu tượng được thánh sử Mát-thiêu tường thuật, bản văn này cũng có sự quan trọng xuất hiện như cái nhìn tiên khởi. Vì sau đó các nhà chiêm tinh được Chúa cảnh tỉnh và báo mộng rằng: « đừng trở lại gặp vua Hê-rô-đê nữa, nên họ đã đi đường khác mà về xứ mình » (Mt. 2,12). Con đường khác này gợi ra nhưng phương thức suy nghĩ và cách sống khác được đề nghị khi người ta đă gặp được Chúa Ki-tô. Ngày Lễ Chúa Hiển Linh, chính là Lễ Sao sáng mới gọi các ki-tô hữu, mời gọi chúng ta nên hoán cải con tim và đời sống mình. Xin Thiên Chúa ban cho chúng ta lòng can đảm và nghị lực để thực thi các thánh ý của Ngài. Amen.


LM. Phê-rô Lê Quang Dũng

********************************

LỄ CHÚA HIỂN LINH - BÀI HAI

Một Mầu Nhiệm Được Mặc Khải



Thánh Phao-lô đă làm nỗi bật ý nghĩa của Ngày Lễ hôm nay khi thánh nhân nói rằng : « Thiên Chúa đă mặc khải cho tôi được hiểu biết mầu nhiệm Chúa Ki-tô. Mầu nhiệm này, Người đă không cho những người thuộc các thế hệ trước được biết » (Êphêsô 3,3-5).

Từ ngữ mầu nhiệm nói ở đây là chương tŕnh âu yếm của Thiên Chúa kể từ muôn thủa làm hữu ích cho nhân loại. Chương trình của Thiên Chúa đây có một mục đích là gửi Con Ngài vào thế gian này, để cho thế gian với những người tin đạo hay ngoại đạo có sự chia rẻ và phân tán, thì nay đạt đên sự giao hòa và sống trong bình an, nhất là hiểu biết và nhận ra sự hiện hữu của Chúa Ki-tô và ánh sáng phong phú Tin Mừng của Ngài. Nói như thánh Phao-lô « mầu nhiệm đó, là trong Chúa Ki-tô, và nhờ Tin Mừng thì các dân ngoại được cùng thừa kế và cũng được chia sẻ điều Thiên Chúa húa » (Êphêsô 3,6).

Như thế, Thiên Chúa chúng ta không chỉ là một Thiên Chúa của một dân tộc nhỏ bé. Ngài là Chúa Trời của vũ trụ. Thiên Chúa muốn ánh sáng và bình an cho hết mọi con dân sống trên địa cầu này. Ngài yêu thương toàn thể nhân loại, bởi tất cả nhân loại do Thiên Chúa dựng nên. Qủa một ngày nào đó, khi Chuá Trời chọn một dân tộc, rồi duy trì và cung dưỡng với họ các tương quan ưu đăi. Đó chính là để cho dân tộc này phải như ngọn đèn pha tỏa sáng, cùng lôi cuốn các dân tộc anh em khác quy hướng về Đấng là Ánh Sáng và ban cho muôn người sự sống.

Thiên Chúa đă không muốn thực hiện dự định và chương trình của mình duy chỉ một lần và chỉ trong một ngày rồi thôi. Chúa Trời muốn chương trinh của mình được diễn tiến qua từng thời kỳ. Chương trình Chúa Trời đó được kéo dài qua suốt thời kỳ Cựu Ước. Và chương trình của Thiên Chúa bắt đầu thực hiện từ đó. Chương trình này chỉ là lúc ban đầu, đó là một chương tŕnh phát họa cho những việc sẽ đến sau này. Cững thế, các Ngôn Sứ duy trì sứ mạng thấy trước và loan báo sự thực hiện đầy đủ chương tŕnh của Thiên Chúa cho con người : « chư dân, muôn nước sẽ đi về phía ánh sáng của ngươi, vua chúa hướng về ánh bình minh của ngươi mà tiến bước. Đưa mắt nì́n tứ phía mà xem, tất cả đều tập hợp, kéo đến với ngươi » (Isa. 60,3-4).

Để rồi đến Chúa Giê-su Giáng Sinh bởi lòng Đức Mẹ Ma-ri-a, thì ngày hôm nay là ngày không thể so sánh với các ngày khác. Bởi ngày hôm nay Thiên Chúa trực tiếp can thiệp, như chẳng bao giờ Ngài làm trước đó, để thực hiện chương trình cứu độ chúng sinh của minh. Quả Đấng phải mang lại cho thế gian Ánh Sáng và Bình An, thì Thiên Chúa vào lúc này đă ở trong trái đất. Đấng sẽ giao hòa các chư dân, muôn nước đă sống ở giữa lòng thế gian rồi. Tuy Ngài vẫn còn là một Ấu Chúa, nhưng Ngài đă lôi cuốn vào mình muôn chư dân cùng muôn nước. Đây chính là thông điệp được Phụng Vụ Giáo Hội công bố là Ngày Lễ Chúa Hiển Linh.

Chúa Giê-su không sống kéo dài thời gian hình thể của mình hơn trên trái đất. Tuy thế công trinh của Ngài phải được tiếp nối. Mầu nhiệm Nhập Thể của Ngài đến nhà chúng ta phải hằng được tiếp tục, và phải tỏ bày cho tứ phưong thiên hạ trên địa cầu này, phải loan giảng Tin Mừng Nhập Thể và cứu độ cho tận chân trời, góc bể của hành tinh ta sống. Việc làm này thuộc về Giáo Hội và sứ mạng bảo tồn công trình của Chúa Ki-tô, cũng như phát huy công trình này cho thế giới, từ đó Giáo Hội phải thục thi.

Theo bài tường thuật của thánh sử Mát-thiêu, thì ngày xưa Thiên Chúa góp phần cho một ngôi sao để chỉ đường cho các nhà chiêm tinh tìm đến với Chúa Ki-tô. Còn ngày hôm nay, Thiên Chúa ký thác việc này cho Giáo Hội. Giáo Hội được xem như một ngôi sao, để lôi cuốn và dẫn đưa về cho Con Ngài tất cả những con người thiện tâm muốn tìm kiếm ánh sáng và khao khát hòa binh. Chúng ta là con cái Giáo Hội, thế nên chúng ta có bổn phận với chính minh, và trách nhiệm là rao giảng Chúa Ki-tô, là Đấng cứu độ thế gian, cũng như loan báo Tin Mừng sự sống của Ngài cho hết muôn dân. Theo tuổi tác, theo tài năng và hoàn cảnh, mọi người chúng ta đều được Chúa mời gọi trở nên ánh sáng dẫn đường cho các anh chị em khác. Nếu chúng ta chiếu sáng, thì tha nhân sẽ được rọi sáng. Nếu như chúng ta không chiếu sáng, tất người anh chị em đó không được rọi sáng, vậy ai trở nên chiếu sáng cho họ? Như Chúa Ki-tô đã phán « các con là ánh sáng thế gian ».

Mục đích tối thượng của chương trình Thiên Chúa là kết hợp hêt mọi chư dân, mọi quốc gia, để họ phục tùng, tôn thờ và tuyên xưng niềm tin của mình vào Thiên Chúa. Thực ngày này vẫn còn chưa đến, chúng ta không biết khi nào ngày đó sẽ đến chính thức. Thế nhưng ngày đó sẽ đến vào ngày chung thẩm. Trong lúc chờ đợi ngày này, một trong bổn phận của chúng ta là chúc tụng, tôn thờ Thiên Chúa, cảm tạ những việc làm và ơn lành của Chúa Trời ban cho chúng ta. Đẹp thay Thiên Chúa đă tạo nên chúng ta thành những tín hữu, để chúng ta chúc tụng sự toàn năng, vĩ đại và lòng nhân lành của Ngài. Cũng thế, nhân danh toàn thể nhân loại, chúng ta có bổn phận cảm tạ, chúc tụng Thiên Chúa và biết bao kỳ công của Ngài đã thực hiện cho con người, cho thế giới này. Chúng ta hoàn thành việc làm phụng sự ngợi khen cùng cảm tạ, tri ân Chúa Trời, đó là mỗi lần chúng ta quây quần bên nhau, chung nhau cử hành Thánh Lễ và Nhiệm Tích Thánh Thể. Và mỗi lần cử hành Thánh Lễ, qua âm thanh của chúng ta, đó là âm thanh của tòan thể nhân loại kết hợp để cất chung giọng ca chúc tụng, tán dương, cảm tạ và tri ân Thiên Chúa. Nhờ qua con tim chúng ta, nhờ qua lời chúc chúc tụng, đó chính là con tim cưu mang toàn thể nhân loại nói với Thiên Chúa tình yêu của họ.

Qủa hạnh phục thay, quả ngọt ngào thay, chúng ta được cái quyền như thế để cất gịong ca chúc tụng Thiên Chúa, nhân danh tất cả anh chị em mình trên trái đất này thờ lạy cùng tôn vinh Ngài. Amen.


LM. Phê-rô Lê Quang Dũng 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét