V. Ngôn Ngữ Đạo Đức Xã Hội Và Nhân Bản Ki-tô Giáo
Một trong những nét dẹp của các Thông Điệp, Tông Huấn, Huấn Từ, Diễn Văn vv. của Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô, thì người ta nhận thấy rõ nét đặc tính đạo đức xã hội (ethico-social) và nét đạo đức nhân bản của Ki-tô giáo mà chúng tôi đã nói qua. Đó chính là Ngài lấy lại học thuyết của các Giáo Phụ ỏ cuối thế kỷ thứ nhất như Thánh Clement, Gregoire Le Grand, xem trọng con người là hình ành của Thiên Chúa, nên phẩm giá của họ phải được tôn trọng vì mang chính khuôn mặt của Chúa Trời. Để từ đó Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô tạo nên một Học Thuyết Nhân Bản Ki-tô Giáo, hầu bênh vực cho cái phẩm gíá thánh thiêng này trong suốt triều đại Giáo Hoàng của mình.
Quả thế, việc tiên khởi mà Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô lo nghĩ, đó chính là sự liên quan đến phẩm giá con người và các quyền tự do của họ, thường bi các xã hôi chính trị độc tài và phi nhân xem thường và không tôn trọng các quyền căn bản và phẩm giá của ngưòi dân. Nhiều lân ngài can thiệp thiệp các Chánh Phủ của những nưóc vi phạm nhân quyền và các quyền tự do căn bản. Cũng thế nhiều lần Ngài ban các huấn dụ cho các Giám Mục trên thế gíơi khi về viếng mộ hai Thánh Tông Đồ Phê-rô và Phao-lô, cùng tuờng trình nhưng sinh hoạt tông dồ mục vụ ở Giáo Hội địa phương mình. Lợi dụng vào lúc đó, Đức Thánh Cha khuyến khich các Giám Mục cần đi sát với người dân và giáo hữu để lắng nghe tâm tư cùng nguyện vọng cũa dân chúng, mà giúp đỡ và bênh vực hay đỏi hỏi nếu như họ không có được các quyền căn bản tự do : như bị bách hại về niềm tin tôn giáo của mình.
Với Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II, thì những ngôn ngữ cùng việc làm của Giáo Hội là phải thể hiện được Khuôn Mặt của Chúa Ki-tô Cứu Thế : có nghĩa là bên cạnh các anh chị em nghèo khổ, bên cạnh các anh chị em cô đơn, bên cạnh các anh chị em bị áp bức, bên cạnh các anh chị em bi trù dập phẩm giá hình ảnh của Thiên Chúa, bên cạnh các anh chị em bị tước đoạt các quyền tự do căn bản, và nữa bên cạnh các anh chị em cô thân cô thế và thấp cổ bé miệng…, thì Giáo Hội có bổn phận phải lên tiếng, phải bênh vực và đòi hỏi thay cho họ.
Đẹp thay cùng cao cả thay! Những Ngôn Từ và Thông Điệp của Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II, được phổ biến và gửi đi qua các cơ quan báo chí, truyền hình và truyền thanh khắp hoàn vũ, thật là niềm hy vọng lớn lao cho toàn thể những người cùng khốn và bị các Nhà Nưóc Độc Tài, Cộng Sản Chuyên Chế, đã tưóc đoạt các quyền tự do của họ cùng chà đạp nhân phẩm của họ xuống bùn đen. Thực thế những sứ điệp của Đức Thánh Cha, chính là tìm kiếm những điều chân thực để trở nên hoàn hảo, cũng thế những ngôn ngữ đó, đưọc bao quanh những chiều kích các tự do xã hội và nhân quyền. Lý hơn, đây chính là những nấc thang giá trị đạo dức xã hội, được xem như toàn diện và phổ quát cho hết thảy con người (dân chúng). Vì vậy Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II luôn quan tâm đòi hỏi những quyền căn bản này : tiên khởi phẩm giá con người, nhân vị con người, tìm kiếm sự tự do đích thực qua con đưòng của các tự do. Tuy nhiên Ngài cũng định giá chủ nghiã tự do thái quá và những quan điẻm quá cấp tiến, sẽ gây ra nhũng sự mập mờ không rõ.Nhất là những nguời thuộc cao trào « hảy để tôi hành động » của chủ nghĩa tự do thái qua này, là rất nguy hiểm cho giói trẻ chưa chín mùi sự nhận thức và phân định được các các triết thuyết : lý thuyết nào ta có thể dung nạp và lý thuyết nào ta phải loại trừ.
Một điều làm cho chúng ta phải khâm phục và kính yêu Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II, chính là ngôn ngữ cuả Ngài, Ngài muốn phải đặc nét Ki-tô giáo. Những quan diểm và lập trường của Ngài hoàn toàn là một cách chân thực, ngay thẳng và rõ ràng Ki-tô học. Đức Thánh Cha luôn mời gọi các ki-tô hữu, nhất là lục địa Âu Châu hãy trỡ về nguồn cội văn hóa, đức tin Ki-tô giáo của mình. Bởi thế, Đức Thánh Cha Gio-an kêu gọi tái rao giảng Tin Mừng và Phúc Âm Hóa là vậy, cũng như hiện tại Đúc Giáo Hoàng Biển Đức XVI, tiếp tục lời kêu gọi đó.
Vả nữa, Đức Thánh Cha cũng lo ngại một loại tôn giáo quá khích đưa chính trị vào trong tôn giáo mình (như một vài nước Hồi Giáo ở Trung Đông, Phi Châu và Á Châu).Loại tôn giáo quá khích xem tôn giáo trở thành quốc giáo, và họ cũng xem như học thuyết chính trị của mình vậy, rất dễ trở thành một hệ thống đóng kín con người. Thêm nữa một loai « tôn giáo tinh yêu » là những ngưòi theo trường phái của S.Freud, lấy tình dục làm đầu. Còn nữa một thứ cuồng tín tôn giáo xem chủ nghĩa độc tài như là phương tiện tranh đấu và chiến đấu của mình, họ loại bỏ những đạo đức của xã hội, và khinh thị tha nhân, thường có những hành động rất nguy hiểm, như kêu gọi thánh chiến. Chẳng hạn như những tổ chức khủng bố. Những người sùng đạo cuồng tín này, hoặc những tôn giáo, hoặc một vài chức sắc lãnh đạo có chủ trương quá khích, ngày nay vẫn còn hiện hữu cùng diễn tiến làm tăm tối thêm cho chân trời của nhân loại.
Thế đó, khi Đức Giáo Haòng Gio-an Phao-lo II nói về Tin Mừng, Ngài thường dưạ vào đức tin, một đức tin mãnh liệt của Ngài vào Chúa Ki-tô, cùng một sự phó thác tuyệt đối vào quyền năng của Chuá Thánh Thần, hằng mãi bảo vệ và chỉ đường cho Giáo Hội… Nhất là sự nhận thức của Ngài hơn cả, đó là sự tập trung quy về trong Ki-tô học : có nghĩa về Đấng Nhập Thể cứu thế. Để rồi Đức Thánh Cha trải rộng tư tuởng và suy tư của minh, đưa ra một sự kết hợp phổ quát : do sự Nhập Thể của Con Chúa Trời tự kết hợp với mỗi một con người chúng ta. Do đó, Thiên Chúa đi bước trước để gặp gỡ với Giáo Hội, thế nên tất cả mọi người đều là cao qúy bởi cái phẩm giá cao trọng không thể xâm phạm này, cùng không thể phá hủy mà con người được xem và thể hiện sự liên hệ này với Chúa K-tô. Và sự tôn trọng cái phẩm giá này đã được chính Giáo Hội Công Giáo đặc biẹt công bố một Thông Điệp thời danh là Redemptor Hominis-Đấng Cứu Thế (4.03.1979).
Qua Thông Điệp này người ta sẽ thấy được kết tạo thành một cộng đồng anh chị em ki-tô hữu hoàn vũ, bằng sự khởi đầu do lời công bố rằng các ki-tô hữu là chung thể anh chị em, có chung một mài nhà địa cầu, và được Thiên Chúa bảo đảm cái phẩm giá con người mình, cùng ơn gọi làm nguời có đuợc tất cả sự thực trong tự do. Và đây là cái đẹp của nhận thức, cái ý thức hiểu biết , nhất là cái đạo đức của học thuyết nhân bản của Ki-tô giáo, để đưa vào đời cái học thuyết đạo đức xã hội. Và Giáo Hội là những thừa tác nhân của Chúa Trời, có sứ mạng đưa những học thuyết nhân bản này vào người và vào đời.
VI. Lời Kết : Giáo Hội « Tấm Gương Của Công Bình »
Đâu là khuôn mặt của Giáo Hội mà Đức Chân Phước Gio-an Phao-lô II muốn cho nhân loại nhận thức cùng hiều biết hơn, đó chính là những lòi Ngài nói như sau : « Nhiệm vụ của Giáo Hội, và lích sử công trạng của Giáo Hội Công Giáo, đó chính là những lời tuyên ngôn bênh vực con người ỏ khắp mọi nơi, và qua mọi thời gian cùng thời thế cho những quyên căn bản của con người (les droit fondamentaux de l’homme), Giáo hội không được miễm trừ công việc này. Đúng hơn, Giáo Hội có bổn phận trở nên trước mặt thế gian một tấm gương của sự công bình (speculum justitiae). Giáo Hội có một trách nhiệm riêng biệt và đặc thù với cái nhìn này » (bài diển văn ngắn của Đúc Thánh Cha đọc cho nhửng luật sư, những quan thẩm phán của Tòa Thượng Thẩm Saint Rote tại Kinh Đô Rô-ma). Tất cả nội dung của bài Diễn Văn ngăn này, thì tư tưởng được khai triền cho cái trách nhiệm hệ trong này của Giáo Hội. Những lời nói của Ngài đây được xem như truyền thống, song vẫn trở nên thúc bách cho trách nhiệm hệ trọng của Giáo Hội ngày hôm nay, là phải bênh vực những quyền căn bản đó cho người đồng loại, và các người dân (chẳng hạn như Việt Nam chúng ta ngày nay dưói chế độ Hà Nội, người dân Việt không có được những quyền căn bản đó). Thế nên chúng ta phải đòi hỏi một sự tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ nhưng quyền lợi căn bản này trong cộng đồng Giáo Hội (như nhân sự, tu viện, tài sản vv..).Vả nữa, Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô muốn một việc đặc biệt quan trọng hơn cho câu hỏi về các quyền căn bản này, có đưọc thực thi nghiêm túc cho tất cả các xã hội dân sự và một cách đặc biệt cho Giáo Hội chăng ? Những liên hệ giữa Chánh Quyền và Giáo Hội : đó là những tương quan hiện hữu những quyền căn bản này được bảo vệ và tôn trọng lẫn nhau. Có nghĩa đi vào giữa Nhà Nước và Giáo Hội một sự liên đới hổ tương để bảo vệ các quyền tự do căn bản cùng tôn trọng các quyền này đối với người dân.
Do đó trong đời sống nội tâm, Giáo Hội phải trực diện đến những quyền tự do căn bản cùng phẩm giá con người của mỗi cá thể người dân, nhất là tải sản riêng tư của dân cũng như tài sãn chung của Giáo Hội (giáo xứ, tu viện, trường học, bệnh viện và các cơ sở bác ái vv.). Chúng ta nhận thấy thời nay trong xã hội dân sự, có một khuynh hướng hướng về sự quân bình dung hoà các giá trị, môt đôi khi người ta muốn nhấn mạnh rằng một « trật tự xã hội » để quyết định cho sự độc lập của con người, tuy nhiên Giáo Hội không bao giờ ngưng tuyên bố rằng phẩm giá con người : « đó chính là hình ảnh và khuôn mặt của Thiên Chúa ».
Cho dù gặp bao nhiêu là khó khăn khi Giáo Hội phải đương đầu, có khi phải đánh đổi chính sinh mạng mình, để bảo vệ cho bằng đưọc cái phẩm giá con người này đối vói các chế độ độc tài, các chế độ cộng sản chuyên chế toàn trị, các băng đàng xã hội đen, mafia, và các tổ chức khủng bố Aquada, các tồ chúc Hồi Giáo quá khích Taliban, xem thường phẩm giá con người như cỏ rác. Như mới đây thôi các Hội Đồng Giám Mục Các Nước Nam Mỹ Latin, đã ra Tuyên Ngôn lên án những tổ chức đa Quốc Gia, xuyên lục đia đã « buôn bán nô lệ lao động và nô lệ tinh dục, cùng buôn bán trao đổi các cơ phận con người ».Trung Cộng là một trong những nước nô lệ lao động của các tù nhân, họ bắt tù nhân làm việc quá sức họ, để có giá thành mặt hàng rẻ mà bán cho Mỷ cìng các Nước Liên Âu. Hà Nội cũng bi liệt kê trong những Quốc Gia buôn bán lao đông và buôn bán tính dục mà chúng tôi đề cập đến trong bài « Những Giá Trị Căn Bản Cho Xã Hội Và Chinh Trị ». Còn buôn bán cơ phận người, Bắc Kinh, Án Dộ và một vài nước Nam Mỹ, cũng bị điểm mặt có trong danh sách buôn bán các cơ phận cho các người giáu có ở Mỷ và Nhửng Nước Âu Châu bi bệnh, muốn có những cơ phận người mới để thay thế hay ghép vào. Tổ chức cảnh sát Interpol chống tôi phạm, và các hội đoàn bênh vực Nhân Quyền và Phẩm Giá Con Người, ưóc tính hằng năm những Quốc Gia và Tổ Chức bất nhân này kiếm được khoản 30 tỷ Mỷ kim. Vì vậy tại sao Giáo Hội quyết tâm đòi hỏi cho phẩm giá con người được mọi chánh quyền tôn trọng, cùng hợp tác với Giáo Hội để tiêu trừ những thứ chủ nghĩa phi nhân và tệ nạn tội ác tày trời này : Đó chính là đức tin và niềm xác tín của Giáo Hội vào Thiên Chúa Toàn Năng, mà dấn thân hành động lên tiếng bênh vực cho con người, cho con cái và người dân mình. Vì Con Chúa Trời đã hiện thân và đồng hóa nên một vào thân xác con người, cho nên phẩm giá con ngưòi đó cũng chính là cái phẩm giá của Thiên Chúa là thế. Như chúng tôi đã nói xúc phạm đến con người, tức là xúc phạm đến Chúa Trời.
Do thế, để cho Giáo Hội rực rỡ và sáng lạn truớc mặt thế giới cùng thiên hạ như « tấm gương công bình », quả chúng ta là nhưng phần tử, là con cái Giáo Hội, tất nhiên phải có bổn phận đạt đến cho chính mình tấm gương toả sáng một sự hoàn hảo, có được sự dung hòa tôn trọng con ngưòi với lòng nhiệt thành cùng sự gắn bó kết hợp với Giáo Hội, rồi hiệp nhất trong đức tin, trong yêu thương cùng chân lý. Hơn nữa, một không khí tự do phải thấm nhập sự đón nhận Tin Mừng, phải có tinh thần kiếm tìm và bảo đảm sự hiệp thông giữa các tín hữu và các nhà thần học, cùng học hỏi nhau về nhiều phương cách mục vụ hữu hiệu, hầu phụng sự Thiên Chúa và tha nhân.
Vả nữa điều Giáo Hội quan tâm lo lắng, chính là vấn đề « công bình xã hội ». Vì khi sự công bình xã hội không có, thì liên quan đến nhiều lãnh vực khác của con người, dễ gây nên bất ổn xã hội cùng gây nên sự xung đột hoặc chiến tranh. Vì thế ơn gọi và sứ mạng của Giáo Hội và các thành phần của Giáo Hội, là phải dấn thân cùng nỗ lực cố gắng trở nên những người giải thích, những người can thiệp cho sự khao khát công bình, cho công lý và phẩm giá của mọi người nam cũng như nữ, và trẻ em cùng thai nhi được tôn trọng, dù có bị tù đày và mất sinh mạng mình, thì đây chính là niềm vinh hạnh của chúng ta. Để rồi chúng ta mới chứng minh cho thế gian và người đời, thấy được sự hiện diện tình yêu sinh động của Thiên Chúa và Giáo Hội luôn mãi bên cạnh họ cùng giữa lòng xã hội thời nay.
Xin luôn nghĩ rằng mỗi một người chúng ta là thành phần của Giáo Hội, là Mục Tử, là Tu Sĩ, là Giáo Dân, ai cũng phải trả lẽ trước mặt Chúa Trời cho lòng kính yêu và niềm tin của ta qua những việc làm tình yêu cùng đức tin của ta với Chúa, với Giáo Hội và tha nhân.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét