Thứ Ba, 7 tháng 1, 2014

TIN MỪNG VÀ NHÂN QUYỀN (Kỳ 3)




LTCGVN (07.01.2014) 




TIN MỪNG VÀ NHÂN QUYỀN (Kỳ 3)


« God Helps Those Who Help Themselves 

Aides-Toi Toi Même, Le Ciel T’aidera 

Hãy Cứu Lấy Mình Trước, Thượng Đế Sẽ Cứu Bạn » 

Mến Tặng Qúy Em BBT Lương Tâm Công Giáo và Quý Độc Giả




2.3. Đức Giáo Hoàng Gio-an XXIII, Người Soạn Thảo Học Thuyết Nhân Bản 


Đức Giáo Hoàng Gio-an XXIII

Con đường nhân quyền cùng những tự do cho con người đã đưọc Đức Chân Phước GiáoHoàng Gio-an XXIII khai mở, nhờ vào ý chí và nghị lực phi thường hơn người của Ngái . Chúng ta thấy Đức Thánh Cha qủa can đãm, gan dạ : lý do chính làm tỏa sáng cùng thời danh cho triều đại ngắn của Ngài, đó là Ngài dám khai mở Công Đồng Vatican II, để dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần mà canh tân bộ mặt Giáo Hội cùng xã hội loài người. Từ đó Đức Thánh Cha sửa soạn cho Thông Diệp Mater et Magistra, Mẹ và Thầy được ngài sọan thảo và phổ biến, với Thông Điệp này Ngài thị kiến và cảm nhận nó như một bức tranh toàn diện của xã hội loài người, để rồi phát sinh ra Thông Điệp Pacem In Terris-Hoà Binh Dưói Thế thời danh, được công bố vào năm 1963. Đây là một Đại Hiến Chương của Giáo Hội Công Giáo viết về những quyền con người. Bản Đại Hiến Chương làm chúng ta chú ý như sự biểu hiện ý nhị tuyệt vời mà Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gio-an XXIII soạn thảo ra nó- Nhờ qua Thông Điêp Hòa Bình Dưới Thế này, Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II muốn tiếp tục công trình của Đức Thánh Cha Gio-an XXIII, nhất là Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II đưa đến sự đào sâu và tận gốc, cùng thích ứng và chính xác hơn về những quyền của con người này. Thông Điệp Pacem In Terris tỏ lộ một sự tán thành với Bản Hiến Chương Quốc Tế Nhân Quyền, được Tổ Chức Liên Hiệp Quốc công bố một cách trang trọng và phổ biến. Đúng hơn Thông Điệp chỉ lấy những nộị dung, bằng cách biểu đương, cùng cách thế khám phá khác của những luật căn bản thuộc về con người. Những ngôn từ trình bày ở đây, thì một vài cảnh huống được đối chiếu cùng cân nhắc suy xét thấu đáo, dưới dạng thưc những góc cạnh và chiều độ của con người cùng xã hội. Những cảnh huống và tình trạng sống của con ngưòi thởi nay, được Thông Điệp Hoà Bình Dưới Thế, kêu mời và trao tặng, bằng những con số liệt kê và kê khai các nhân quyền, tạo nên sự thích đáng cho mọi người lưu ý : như về đời sống thể lý (thân thể) (quyền sống trọn vẹn thể lý, cái phưong tiện thiết yếu và hội đủ cho một con người hiện hữu đúng cách) ; đời sống tinh thần và văn hóa (… quyền tôn trọng con nguời cùng thanh danh của họ, quyền tự do trong sự tìm kiếm sự thật, trong cảm nghĩ và phổ biến tư tưởng …) ; « quyền đạt tới những tinh hoa của văn hoá… », quyền tự do trong việc chọn lựa trạng thái sự sống của con người…) ; đời sống kinh tế « quyền làm việc cùng khỏi xướng và sáng tạo trong lãnh vực kinh tế… ».. . « quyền tư hữu các tài sản, kể cả những tài sản mình sản xúất... tài sản tư nhân, chính những quyền này bao gồm một công dụng xã hội ; là đời sống xã hội và dân sự (« quyền hội họp và lập hội…quyền tự do thuyên chuyển cùng lưu lại..quyền bảo vệ pháp lý và những của riêng tư… la vie physique (« droit à la vie, à l’intégrité physique, aux moyens nécessaires et suffisants pour une existence décente… » ; la vie morale et culturelle («…droit au respect de sa personne, ả sa bonne réputation, à la liberté dans la recherche de la vérité aux biens de la culture… », droit à la liberté dans le choix de son état de vie… ») ; la vie économique (« droit à la propriété privée des biens, y compris les biens de production… la propriété privée comporte en elle-même une fonction sociale ») ; la vie sociale et civique (« droit de réunion et d’association… droit à la liberté de mouvement et de séjour… droit à la protection juridique de ses propres droits… », (cf. Encyclique citée, I partie, n.11 et ss., xin đối chiếu Thông Điệp phần trich lại, Phần I, số 11 và tiếp theo).

Nhờ vây thiên hạ xem Thông Điệp Hòa Bình Dưới Thế như những tiêu chuẩn cùng kiểu mẫu : có nghĩa là các nền tảng tự do căn bản sánh đôi với những quyền xã hội (đó là những lý do một cách đặc thù cuả xã hội, của nhà nước, của dân chúng – qua những quyền căn bản này, để người ta luôn thấy rõ nét có thể phân biệt giữa Nhà Nước chuyên chế độc tài, và dân chúng thì không có tự do và nhân quyền). Quả thế những quyền căn bản của người dân được xác định như bao hàm chung quanh những bổn phận của Nhà Cầm Quyền. Các quyền căn bản này cũng được xem là những đặc quyền, vi người dân hòan toàn có quyền đòi hỏi cho chính mình, phải được thực thi cho mỗi một cá nhân, cho mỗi một thành phần của xã hội, và cũng chính cho xã hội (xin xem thêm Thông Điệp Pacem In Terris, số 27 và tt). Thông Điệp taọ được một giá trị đạo đức, làm nên một lời kêu mời đến sự tự do trách nhiêm, và ly trí nhận thức cùng yêu cầu một một thể thức pháp lý, bằng việc nguời ta nhận thấy những quyền căn bản này (nhân quyền) được áp dụng vào đời sống cùng chính sách chính trị. Những quyền căn bản này là nền tảng cho « phẩm giá bất khả xâm phạm của nhân vị con người ». 

Một nền tảng nhân quyền như thế kể như Nhà cầm quyền phải thừa nhận vì sự hiệp ý của toàn thể mọi người dân, họ cần suy nghĩ rằng sự trưng dụng những quyền căn bản tuyệt đối này cho những tổ chức, cho guồng máy qúốc gia, vá các nhân viên cán bộ xả hội của Nhà Nước, đem ra thực thi nghiêm túc cho người dân. Vả nữa, Thông Điệp liên kết cái phẩm giá này với bản chất của con người, và đó chính là lý do có thể làm ta nhận ra, và tinh thần ý thức của ta, là đưa đến sự kính trọng phẩm giá con người (chúng tôi mong rằng Hà Nội và Đảng cộng sản, biết nhận thức ra được những điều hệ trọng này, đế áp dụng vào đòi sống của người dân). Như thế người ta trở lại sự hiện tại hóa học thuyết của cái quyền tự nhiên, tất nhiên của con người. Thế đó, người ta thấy trong mạch văn của Đức Giáo Hoàng Léon XIII, thì chính Ngài chịu ảnh hưởng và tương thuộc của học thuyết thánh Thomas d’Aquin (Tôma Aquinô). Cũng như thế trong sự kéo dài của những tiến trình truyền thống này, thì Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gio-an XXIII, sẽ liên kết cái quyền tự nhiên này vào tín lý Ki-tô giáo của sự sáng tạo, và ơn gọi thánh thiêng của con ngưởi (xem Thông Điệp số 9-10 ; 121…). 

Lời kêu gọi đến sự sáng tạo không có gì mới lạ trong lịch sử của những tuyên ngôn nhân quyền. Lời kêu gọi đó, người ta có thể bắt thấy là bước đầu của Tuyên Ngôn Nhân Quyền vào năm 1776, Tuyên Ngôn này, là khuôn đúc nên Luật Hiến Pháp của Nước Mỹ. Bản Tuyên Ngôn này Đuợc ẩn mình dưới sự qui vào Đấng Tối Cao (Etre Suprême), qua đó thì những việc thành lập nên bản Tuyên Ngôn Cách Mạng Pháp vào năm 1789, chính là sự cố gắng phủ bóng những nguồn cội Ki-tô giáo trong những ý tưởng cùng lý tưởng của họ về tự do, bình đẳng và huynh đệ. 

Nguyên nhân chính việc làm Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gio-an XXIII, là nhấn mạnh cùng tiếp theo những tư tưởng và hành động của Đức Giáo Hoàng Pie XII – Trên những sự liên hệ của sự sáng tạo và sự cứu độ, chính trong những diến tiến Thiên Chúa ban cho con người « cái quyền tự nhiên hay có thể gọi là bẩm sinh », ở trong lãnh vực sáng tạo, chính Thiên Chúa xếp đặt, bắt tòng thuộc vào chương trình của Ngài vào Đấng Cứu Thế. Do đó phẩm giá cùng nhân vị con người, là những nhân quyền đã được bắt thấy như một nền tảng cốt yếu, một lý do ưu đẳng, cùng một chính đáng và chính thức hóa, làm nên sự siêu việt trong sứ mạng của người kitô hữu về nhân loại. Sứ mạng đó được chúng ta nhận ra cùng tán túng như sự sáng tạo của Thiên Chúa. Vịệc sạng tạo nên con ngươì đó, được chỉnh đốn, và sửa chữa cùng nâng dậy do bởi Đấng Nhập Thể, và Nhập Thế giải thoát cùng cứu độ chúng sính, đó chính là Chúa Ki-tô. 

Qủa tuyệt thay khi có một sự nhận thức cùng hiểu biết thấu đáo nhân quyền Ki-tô giáo như thế, do sự trình bày của Đức Chân Phước Giáo Hoàng XXIII một cách minh bạch. Thông Điệp Hoà Bình Dưói Thế, được xem là sự đạt tới những giáo huấn sau cùng của các triều đại Giáo Hoàng, kể từ Đức Giáo Hoàng Léon XIII cho đến thời của Đức Thánh Cha Gio-an XXIII. Từ đó chúng ta cùng nhân loại cùng những nhà tranh đấu nhân quyền, được Tin Mừng và sự soi sáng của Chúa Thánh Thần hoạt động không ngừng trong lòng Giáo Hội qua những Mục Tử của Giáo Hội, mà Thiên Chúa Ba Ngôi giao trọng trách chăn dắt Dân Ngài. Và cũng từ những bản Thông Điệp thời danh và bổ ích cho nhân loại này, mà các Đức Giáo Hoàng sau này của thời đại chúng ta, xem Thông Đìệp đó mà đối chiếu cho những công việc mục vụ tông đồ, để cộng tác với chương trình cứu độ nhân trần của Thiên Chúa cho chúng sinh vẫn còn trầm luân trong đau khổ vì bị bách hại và áp bức. 


III. NHẨN QUYỀN : CHÍNH LÀ SỰ QUI VỀ CHÚA KITÔ CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG GIO-AN PHAO-LÔ II 


Nguyên nhân chính đáng cùng lập trường của Ki-tô giáo của Giáo Hội về nhân quyền, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu và nghị luận như trên. Sự khởi đầu, là do công lao của Đức Léon XIII, với Thông Điệp thời danh Tân Sự-Rerum Novarum. Bắt nguồn từ đó, công việc của Ngài được tiép diễn cùng xuyên qua sự can thiệp cuả các Đức Giáo Hoàng Pie XII, Gio-an XXIII , Phao-lô VI, rồi những tài liệu cùng văn kiện về Công Đồng Vatican II, hay các nghi hội của các Thuợng Hội Đồng Giám Mục thế giới hoặc từng Châu Vùng, hầu giải thoát những khổ nạn của con người và nhân loại : chúng ta có thể tóm lược trong những đề án sau đây 

- Căn nguyên và nền tảng của những nhân quyền tự bắt thấy trong cái phẩm già vô song và không thể đụng đến nhân vị của con người. 

- Cái phẩm giá này không gì hơn là phát giác cái đạo đức của chính hữu thể con nguời, là bản chất của con người, trong những yếu tố cấu tạo sự tự do, sự thông minh, là những cái riêng tư cùng siêu việt, mà chúng ta có thể và phải biết nhận ra được rằng, là do cái lý do mỗi cá vị con người phải được tôn trọng, phải được chấp nhận qua những xã hội gọi là công chính, công minh và công bình. 

- Phẩm giá tự nhiên này, là xác nhận và biểu lộ một cách minh bạch qua sự mặc khải của Ki-tô giáo, rằng con người là đối tượng được yêu thương của chính Thiên Chúa, và họ được Ngài mời gọi sống thân mật, rồi truyền bảo hãy tỏa rộng cuộc sống trong thế giới này bằng tinh huynh đệ con người, như lý do hợp lẽ và là dấu chỉ duy nhất gợi ra tình Cha chung phổ quát cho hết thảy mọi người. 

Thế đó, chúng tôi gợi ra vài hình ảnh « cao trọng » của « phẩm giá con ngưòi-dignité humain » trong truyền thống Ki-tô giáo, đã được Ki-tô giáo tôn trọng từ buổi sơ khai cho đến ngày nay và cho đến ngày tận cùng của cỏi nhân sinh. 


3.1. Phẩm Giá Tự Nhiên Của Con Người Trong Truyền Thống Ki-tô Giáo 


Quả qua một vài trạng huống của xả hội, của những biến động và biến cố của thế giới chúng ta sống, nó trực tiếp đến đời sống con người và nhân loại : từ đó những đề án thức thời của những đấng bậc lãnh đạo Giáo Hội, đáng cho chúng ta chú ý nhất, là Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II, là người rất sâu sắc và đào sâu cùng nghiên cứu thấu đáo về truyền thống Ki-tô giáo. Thực thế, rất sớm, cái giá trị « phẩm giá tự nhiên của con người », đã trở thành cái cảm nghĩ văn hóa truyền thống la-tin, mà các giáo phụ thời đó xem con người là « hình ảnh Thiên Chúa ».Thực thông điệp Thánh Kinh và sự cứu chuộc là đề cập đến, nó trở thành điều lệ trong một mgôn ngữ vay muợn của triết lý đạo đức, nhất là xuất nguồn tư trường phái Khắc Kỷ, đế rồi một cách tỏa rộng thông thường. Vả nữa đáng làm cho người ta chú ý đến phẩm giá con ngưòi này, được nói đến và giới thiệu trong Lá Thư của thánh Clement gủi cho Giáo Đoàn Cô-rin-tô, vào khoảng cuối thế kỷ thứ I. Học thuyết xem trọng phẩm giá con người này, là một phần cao quý của sự hùng biện hùng hồn của Đức Giáo Hoàng Léon I. Học thuyết này được truyền lại đến thời Trung Cổ bởi những vị kế nhiệm Ngài, là Đức Giáo Hoàng Grégoire- Một trong những vị hấp thụ học thuyết phẩm giá con ngưòi, được xứng đáng mang danh hiệu « cả » (cao trọng), đó là thánh Augustino, ngài thực là kiểu mẫu cho những sự thiếp lập những định chế cùng những tư tưởng của Ki-tô giáo Tây Phương. 

Theo ngôn từ của đề tài «dignitas humanae nature, phẩm giá tự nhiên của con người », chính là sự khởi thủy Thên Chúa sáng tạo nên con ngưởi « giống hinh ảnh Thiên Chúa », bắt nguồn từ trong Thánh Kính (Sáng Thế 1,26-27). Để qua đó là phần đóng góp của Thánh Léon Cả (Saint Léon le Grand), thánh nhân dạy chúng ta rằng phải biết tôn trọng hinh ảnh Thiên Chúa nơi con người. 

Thánh nhân triển khai học thuyết này bằng những văn kiện của chiều dài năm tháng của «kitô hữu » Dân Chúa, qua đó thánh Léon Cả đề câp đến sự liên hệ mỗi một sự trung tín với Thiên Chúa, bằng nhân đức Nhập Thể và Nhập Thế của Con Chúa Trời, và bằng sự thông hiệp với Chúa Thánh Thần, tạo nên cho mỗi cá thể con người là một « Đền Thờ Chúa Thánh Thần». Ngôn ngữ đức tin này, được biểu dương trong các bản văn thư đạo giáo. Từ những Thông Điệp tôn giáo, thánh nhân hằng thuyết giảng về những hệ luận đạo đức tự nhiên, và cùng một lúc Ngài dẫn các tín hữu đến một con đường cao thượng hơn, là đòi họ sự chân thiện và thánh thiện, cùng trọn lành. Và nơi chốn cho các tín hữu Ki-tô giáo phải trổ nở, đâm bông, kết trái đời sống này, chính là cộng đồng Giáo Hội. Để rồi Đức Thánh Cha gợi ra với một sự ân cần đến cái phẩm giá thông thường này (dignitas generalis », cùng cái « phẩm gíá phổ quát, dignité unicerselle » của các tín hữu phải được xã hội tôn trọng. Thế nhưng chiều kích chính trị và luật pháp vẫn còn cách biệt với những lời giáo huấn tôn giáo này của thánh nhân.. Thiên hạ là xa cách với «phẩm giá con người » của tôn giao, vì họ chỉ nhận ra mình là công dân của trần thế, mới coi thường sinh mạng con người, nên có chiến tranh, phá thai, giết người cướp của xảy ra. 

Như vậy, duy chỉ có cái nhìn tương họp của học thuyết này, thì phẩm giá con ngưòi mới được phong phú, đẩy đủ trong tất cả thực chất của mình. Thế nên các Nhà Nước xã hội trần thế, cần áp dụng những cái phẩm giá ccn ngưòi này vào trong các chính sách chính trị và luật pháp, để trở nên như cái quyền bao hàm cho toàn thể công dân của mình. Đẹp hơn, Giáo Hội Công Giáo đã áp dụng thực tiễn những phẩm giá con người này vào những khỏan luật của bộ luật Giáo Hội, làm cho thời danh và tạo nên sự phong phú cho con đường linh đạo (tinh thần) của thời trung cổ. Tuy học thuyết thực chất tôn giáo của Giáo Hội rất hay, ích lợi cho phẩm giá con ngưòi, song rất tiếc đã không được con người thời đó nhiệt tình đón nhận , rồi rút ra những tinh hoa hầu phổ biến chung thể. Vì vậy học thuyết xem trọng phẩm giá con người của Gíáo Hội Công Giáo, chỉ xuyên qua trong tinh thần phong tục bình dân, cùng tinh thần thông thường và phổ quát của chính trị-luật pháp. Có thể điều này đã không cần thiết, và ngay cả có thể lịch sử trong khung cảnh của xã hội thời xưa ấy, họ xem Kitô giáo như là sự đòi hỏi Nhà cầm quyền thời đó, phải có củng một niềm tin vào Tin Mừng như Giao Hội. 

Thông Điệp của Giáo Hội Công Giáo về « phẩm giá tự nhiên của con người », thì chuyên chú cùng cô đọng những tiềm lực rất phong phú… Vì bản Thông Điệp, biết lợi dụng hoàn cảnh xấu của sự phàm tục cùng thoái hóa của chính trị và luật lệ. Do đó sứ mạng và nhiệm vụ của Giáo Hội, là phải trở nên khẩn cấp khi Giáo Hôi hành động chỉnh đốn, sửa sai, bài trí lại một xã hội tột đẹp, bằng cách thiết lập nên sự công chính, công bình, công minh, công lý, tự do, cùng liên đới trong một thế giới tinh ngưòi, rồi nhân bản bằng cái đặc tính đa nguyên trong phương diện tôn giáo. 



(còn tiếp)

Nam Giao Lê Thiện Bình
Tác giả viết riêng cho Lương Tâm Công Giáo Việt Nam

0 nhận xét:

Đăng nhận xét