Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

TIN MỪNG VÀ NHÂN QUYỀN (Kỳ 2)


LTCGVN (02.01.2014) 



TIN MỪNG VÀ NHÂN QUYỀN (Kỳ 2)



« God Helps Those Who Help Themselves 

Aides-Toi Toi Même, Le Ciel T’aidera 

Hãy Cứu Lấy Mình Trước, Thượng Đế Sẽ Cứu Bạn » 

Mến Tặng Qúy Em BBT Lương Tâm Công Giáo và Quý Độc Giả



1.1. Từ Chối Nhân Quyền Tất Là Kết Án Các « Tự Do Thời Đại » 



Lịch sử của việc từ chối nhân quyền này không có rõ ràng sự kiện lắm. Ở dây chúng tôi muốn gợi lại một vài cái nhìn không trong sáng vào thời đó. Vào lúc ấy phong trào nhân quyền được nỗi lên với sức mạnh của mình, như vào thế kỳ XVII, thế kỷ này được xem là « cơn khủng hoảng lương tri của người Âu Châu (la crise de conscience européene). Từ những lời phẩm bình phổ quát, tận gốc, từ những hình thái tư tưởng cổ hủ, từ xã hội, từ truyền thống, từ quyền bính : tất cả từ đó ngưòi ta tìm kiếm trong bản chất tự nhiên, trong con người, trong lý trí, trong lý do các nguồn gợi hứng hầu sáng tạo các kiểu xã hội tân thời, để mở rộng sự « tự do », cùng tôn trọng các « quyền căn bản » trong cái ý thức chỉ sức mạnh tình yêu và nhân bản, mới tạo nên « những quyền căn bản này » cho người dân.

Những nguồn tài liệu thuộc về Giáo Hội La-mã và Pháp là nhân chứng đến sự lưu ý về sự « khủng hoảng lương tri » chung thể này, để từ đó người ta nhận ra được những dấu chỉ trước-cơn biến động và cơn bão nhanh chóng của cách mạng. 

Vào lúc đó hầu như toàn cõi Châu Âu đều thay đổi bộ măt kể từ những cơn biến động cách mạng này. Đó là lời tuyên bố của Voltaire vào năm 1763 không thiếu đi sự trong sáng của biến cố lịch sử này. Riêng những quyền bính của Giáo Hội vào lúc ấy, thường bị nhóm chủ trương cách mạng này chi trích dữ dội, như một hiện tượng mới của đa văn hóa. Do đó trong Thông Điệp (Chỉ Dụ) Christianae Reipublicae Salus (25.11.1766), Đức Thánh Cha Clément XIII, ngài đã tuyên bố với một xác quyết về bản Tuyên Ngôn của Voltaire và Ngưòi Pháp, họ đã sử dụng những lời lẽ không hay ho gì (mauvais écrits). Đức Thánh Cha liên tiếp kêu gọi các vị Hoàng Đế phải thần phục quyền bính Giáo Hội, để tạo nên sự ổn định của dân chúng. Vào năm 1775 là cuộc bầu cử Giáo Hoàng, lúc đó Giáo Hội phải đương đầu với phòng trào Cách Mạng và buộc Giáo Hội phải dấn thân trong sự đối mặt vói « những tự do thời đại » và « những nhân quyền ». 

Đáng cho chúng ta lưu ý là cuộc hội nghị chung của các Đức Hồng y vào ngày 15.2.1775, nhất là Đức Hồng Y Giovanni Angelo Braschi đã hội kiến riêng với Đúc Thánh Cha Pie VI. Triều đại Giáo Hoàng của Ngài đuợc kéo dài (và ngài tạ thế vào năm 1799). Trong Tông Huấn đầu tiên của triẻu đại Ngài vào Ngày mừng Lễ Chúa Giáng Sinh năm 1775, Đức Thánh Cha có cái nhìn trông rộng và nhìn xa với những tâm thức nỗi loạn của con cái mình, nó tiên báo cho sự đảo lộn các nguyên tắc và luật lệ của Giáo Hội. Do nguyên nhân này, Ngài sầu não và chìm đắm trong nước mắt, buộc Đức Thánh Cha phải lên án những tác phẩm triết lý, những phong trào ý tưởng tự do (thái qúa, phóng túng), Ngài xem như một « cơn dịch hạch nhiễm vào thân thể cuả các em bé thời đại chúng ta », và giống như những « chủ thuyết đồi bại và cuồng loạn không công bình » 

Hầu như khoảng hai chục năm sau, thì những chủ thuyết đồi bại, cuồng loạn, không công bình và phong trào tự do phóng túng đó , làm nở tươi cho những nguyền tắc và các thực hành cho cuộc Cách Mạng Pháp, lúc ấy Đúc Thánh Cha Pie VI nhớ lại những lời kêu gọi của mình trrước đây, được xem như nhũng lời công bố tiên tri mà ngài đã biết và viết trước bản Thông Diệp tiên khỏi của triều đại Giáo Hoàng mình. Bản Thông Điệp của Đức Thánh Cha đó như những khí cụ để so sánh và đối chiếu, được hội đồng Giám Mục Pháp nghị luận và mổ xẻ học hỏi, nhất là với toàn thể các Giáo Sĩ Pháp hội nghị vào năm 1775. Để rồi Đức Thánh Cha Pie VI và hàng Giám Mục Pháp đồng ý cùng thoả thuận với nhau, cho những tiến trình trước thời tiền những cuộc cách mạng. Thật những cuộc cách mạng đó xem như là trong sự phóng túng, phong lưu. Tuy những cuộc cách mạng Pháp không có quá nhiều điểm « sai trái » và « những bạo động » thái quá. Thế những, cùng cần loại bỏ những đam mê cuồng nhiệt phổ quát cuả quần chúng, bởi những chủ nghĩa tự do phóng túng của các triết gia. Từ La-mã (Rome) và từ Pháp, những quyền bính tối thượng của Giáo Hội, được Gíáo Hội đề nghị tôn trọng, hầu cho những gì hai bên đã thoả thuận, thì làm lăn bánh cho những quyên căn bản tự do của thời đại, và những nhân quyền thì làm những yếu tố tác động cho nhân loại được hưỏng ìch lọi chúng mang lại. 

Cũng từ nguồn gốc sự đối lực này, người ta bắt thấy tất cả như cái nôi làm chuyển động cho tiến trình đòi hỏi những quyền căn bản và nhân quyền, tạo nên một viêc liên đới tiến hoá, sẽ cho phép một ngày hội ngộ những tư tưởng lón trùng hợp của năm 1789, với những hướng đi càng lúc càng gần quyền chân lý của Giáo Hội. Đơn cử, các cơ cấu của Giáo Hội được xem như những quyền lợi trần gian của Giáo Hội có quyên sở hũu chinh danh và chính đáng (một trong cài dốt cùa Hà Nội, là không hiểu gì về Luật Giáo Hội, và Luật Quốc Tế gì cả.. Hà Nội như những tên thảo khầu trong rừng núí xuống thị thành và làng mạc, chúng ùa nhau cướp bừa bài tài sản các tu viện, ruộng đất, nhà trường, bệnh viện và những cơ sở của Giáo Hội Việt Nam). Thế nhưng khi cuộc Cách Mạng Pháp bùng nổ, thì phe Cộng Hòa làm trái nguợc tất cả những điều thoả thuận đó : là các Giám Mục, Giáo Sĩ, Giáo Dân trung thành với Giáo Hội liên bị xử tử hay bỏ tù, các tài sản của Giáo Hội, bị Nhà Nước Cộng Hoà và những người Cách Mạng Pháp (1789) cướp hay sung công. Những vị Quốc Thủ, những vị lãnh đạo phong trào Cách Mạng, và các cán bộ phong trào và đám đông quần chúng chạy theo cao trào Cách Mạng Pháp, họ không dấu đi bộ mặt chống đối và thù nghịch với hàng giáo phẩm và giáo sĩ Pháp. 

Thế đó Giáo Hội phải đương đầu và đối diện trong làn không khi không bình thường lắm của nhùng cao trào « những tự do thời đại », và với những thực thi tự do đó vào đời sống ngưòi dân lúc ấy, không có gì là những « nhân quyền » cả. Tuy nhiên ở Mỹ Quốc lại khác, phong trào nhân quyền và dân chủ được thực thi tương đối nghêm chỉnh và công minh cùng công bình. Để rồi kể từ cuối thế kỷ XVIII, dưới triều Giáo Hoàng Grégoire XVI và Pie IX, những người tín hữu công giáo Bỉ, không gặp nan giải vi sự họp tác với những trường phái tự do. Còn chính tại Pháp, cho dù cuộc Cách Mạng xảy ra như đã nói trên, thế nhưng người ta vẫn bắt thấy được hành dộng cao cả của một nhà lãnh đạo tinh thần can trường, đó là Cha J.A. Emery. Ngài khuyên Giáo Hội Pháp phải cần học Tin Mừng, nhất là những biến cố chuyển động và thay đổi lịch sử, hầu hiểu hơn và biết hơn những hy sinh quyền lợi của mình cho sự xả thân vì anh chị em mình đang chịu những đau khổ miệt mài ví các thế chế chính trị dùng chính sách hà khắc, cùng áp bức các quyền tự do căn bản của dân chúng. 

Những khó khăn và những sự thiếu phân biệt, do đó khi đề cập đến những gì là nhân quyền, đã mất đi và không được sự tán thành dưới hai triều đại lâu dài của Đức Giáo Hoàng XVI và Pie IX, để từ đó bắt đầu dẫn chúng ta qua đến phần tư thế kỷ XIX. Qủa chúng ta không cần thiết nhắc lại đây những lời lên án, những lời phẩm bình, chỉ trích những « tự do của thời đại ». Vì mỗi thới có nhũng quan niệm, có những lý do, có những biến động đôi khi đi trước những dự doán, đi nhanh trước tư tưởng và những suy nghĩ của chúng ta, cho dù ta sống chung trong cùng một thơi gan, một thời đại ấy. 

2.2. Sự Chín Mùi : Với Đức Giáo Hoàng Léon XIII Đến Đức Giáo Hoàng Pie XII 

Đức Giáo Hoàng Léon XIII


Quả để vượt qua một sự đối nghịch như thế, sẽ là những hoa trái của một tiến trình chín mùi của các ý thức cùng lương tâm, là một sự tiến hoá của những điều kiện văn hóa, các thể chế chính trị trong xã hội và trong Giáo Hội. Rồi đuợc kèm theo một sự đào sâu hơn học thuyết, qua đó tất cà các thành phần Giáo Hội, từ giai tầng lãnh đạo và thuộc cấp cùng đồng được sự cho phép này. Với thời gian tác động do những nan giải chính trị và nhừng guống máy cai quản, từ đó lột xác được nhửng cơ cấu « cứng ngắt) của toà thánh (Giáo Hoàng), nhất là nhờ sự soi sáng cùng hướng dẫn bởi môt nền thần học hiểu biết hơn, thông cảm hơn và cởi mở hơn vào những sự kiện thực tế tế nhị và cụ thể : Để rồi từ đó Đức Giáo Hoàng Léon XIII (triều đại Giáo Hoàng của Ngài trải dài từ 1878 đến 1903) . Ngài mở đầu cho những tiến trình mới và tiến gần với thời đại mới hơn. Đức Thánh Cha đì sát gần hơn với những nhân quyền, tuy không trực tiếp ngay tức thì, song Ngài hiểu biết những người trong phong trào nhân quyền, và Ngài cần thời gian để đào sâu nghiền ngẫm.Thực qua những tài liệu nói về nhân quyền, về tự do, Đức Thánh Cha Léon XIII phân tích, Ngài điều nghiên, Ngài xem xét, hầu đó là những thực tế của đời sống con người : như những khác nhau trong lãnh vực chính trị, trong thể chế và chế độ, trong các xã hội, trong lãnh vực kinh tế, trong sự đạo đức nhân bản, cấu tạo nên như một «trò chơi đu đưa » giữa Giáo Hội và « thế giới tân thời và hiện đại » 

Từ quan niệm này, Đức Thánh Cha Léon XIII, dứt khoác đoạn tuyệt với những tư tưỏng và cách thế của các vị tiền nhiệm của mình. Tuy nhiên Đức Giáo Hoàng Pie VI và Grégoire XVI cùng Pie IX vẫn lưu lại những suy nghĩ và tư tưởng về học thuyết chinh trị của thánh Augustin, mà một đôi khi các Ngài giải thích. Vào thời đó, các Ngài hằng nghĩ rằng đời sống xã hội của các ki-tô hữu, hay xã hội dân sự và các quyền bính của nó, phải thần phục quyền bình của Giáo Hội. Nói tóm lại tất cả các Quốc Gia, Vua Chúa thời đó phải quy phục quyền bính của Giáo Hội Công Giáo nhận lãnh từ Thiên Chúa. 

Thế nhưng với dòng thời gian, và những biến động cùng hoàn cảnh chính trị theo thời, và theo quan niệm thích thời với các phong trào nhân quyen cùng cao trào đòi hỏi các quyền tư do căn bản, vì từ xã hội đến chính trị làm đảo lôn các trạng huống và tinh thế xã hội. Do từ cái nhìn rất thực tế cùng cụ thể này với xã hội con người : rồi với một nghị lực can đảm và cái nhìn rộng trông xa rất phi thường, Đức Giáo Hoàng Léon XIII đã cởi mở và tỏa rộng những tiến trình đó và đưa nó vào trong một hệ thống học thuyết công giáo. Nhất là, Ngài dựa vào học thuyết của Thánh Thomas d’Aquin. Người ta thấy học thuyết của Thánh Tôma như làm tâm điểm cho tư tương của Đức Thánh Cha, và tạo nên can đảm trong toàn thể Giáo Hội, nhờ qua Thông Điệp Aeterni Patris ; Sự Vĩnh Cửu Của Chúa Cha, được ban hành vào năm 1879. Lý thực, đây là những phương pháp của nền triết học kinh viện, nhưng ý niệm của « tự do », « tài sản chung », « Nhà Nước », « xã hội », « xã hội hoàn hảo », « các luật », « các quyền », « quyền tự nhiên » được Ngài tham khảo, học hỏi, điều nghiên trong những chương đoạn ngắn của Thông Điệp, mà trường phái Tôma bảo đảm sự mạch lạc cho học thuyết này. 

Đìển hình cụ thể, khi bênh vực cho những quyền của người làm việc trong Thông Điệp Rerum Novarum- Tân Sự, được ban hành vào ngày 15.05.1891, thì Đức Thánh Cha Léon XIII đi ngay vào vấn đề những quyền tự nhiên (droits naturel ; natural rights) chẳng khác gì Ngài liên kết lại với học thuyết nhân quyền (droits de l’homme, humain rights). Hơn nữa, Ngài vượt quá cái quan niệm tự do đơn thuần « hãy để-họ làm, laisser-faire » bằng phương tiện xã hội-kinh tế (socio-économique). Từ đó với nhũng sự áp dụng vào thực tiễn, rồi gạn lọc cái hiện thưc của nhũng « quyền tự nhiên » của con người để sữa sọạn cho điểm trùng hợp vói những đề tài của « nhân quyền » và của những « tự do thời đại , tất cả chúng đo được thể hiện và tạo nền tảng cho một lý thuyết mới về con người, và các quyền căn bản cùng quyền lợi tất nhiên của họ trong nhiếu lãnh vực xã hội, văn hóa, kinh tế và chính trị. 

Sự đem lại học thuyết nhân quyền (vị người) này, sẽ được kiện toàn hòan tất bởi Chân Phưóc Giáo Hoàng Gio-an XXIII. Khi nói đến vị Giáo Hoàng thời danh này, chúng ta cũng nên trở về trước các vị tiền nhiệm của Ngài. Vì lịch sử cho những học thuyết này, tuy có phần hơi chậm trể, nhưng nhìn vào những đóng góp tích cực của các triều đại Giáo Hoàng Pie XI và Pie XII : thì các Ngài đã kéo dài và làm toả rộng những công việc cùng tiến trình của Đức Giáo Hoàng Léon XIII. Nhất là Giáo Hội ký một Hiệp Ước Latran với Chánh Phủ Ý về Lãnh Thổ của Quốc Gia Vatican, được xem như một Quốc Gia thực, mà họ phải tôn trọng. Cũng nhờ đó Giáo Hội đi vào trong thế giới chính trị với cái nhìn sáng suốt và không vụ lợi. Rồi những phát động của giáo dân trong lòng Giáo Hội, mở ra một cái nhìn vào đời và dấn thân vào xã hội thực thể, hầu làm nở tươi những giá trị chân thật, những nguyện vọng của quần chúng cùng những yêu sách, đòi hỏi của lịch sử giải thoát, của giải phóng và cuả sự phát động đòi nhân quyền vá cách mạng cải cách xã hội của con người. 

Buổi bàn đầu của triều đại Giáo Hoàng của mính, Đức Thánh Cha Phao-lô VI đã gợi lại quyết định thay đổi lịch sử của cuộc Cách Mạng Pháp . Ngài đánh giá bằng những đề tài và những ngôn từ tiến hóa kể từ lúc họ hoàn thành sự việc : Đức Thánh Cha nói rằng « cùng một thời gian, người ta nhận thấy được một nguyên nhân mới (on constatait un ferment nouveau) của nhũng tư tưởng sinh động, của những sự trùng hợp trong số những căn bản và nguyên lý lớn của cuộc Cách Mạnh Pháp : Qua những ngôn từ tốt đệp đó, và không gì thích đáng hơn, những ngôn tứ đó ăn ý một vài tư tường của Ki-tô giáo : như tình huynh đệ, sự tự do, sự bình đẳng, sự tiến bộ (fraternité, liberté, égalité, progrès), đó chính lá ước muốn nâng cao giai cấp cùng đinh (hèn mọn). Như thế tất cả các ngồn từ này đều được bắt nguồn từ Ki-tô giáo, nhưng trước khi cuộc cách mạng Pháp phát động cùng hành động, họ đã khoác cho mình một bộ áo chống giáo sĩ, … dù giáo dân, không phải tu sĩ, song họ có một chút biến chất, thế nhưng chung quy, thì cái gia tài Tin Mừng được họ quy hướng đến sự rộ nở, nâng cao, làm cho cao qúy sự sống nhân loại hơn ». 

« Tất cả các ngôn từ đó đã là Ki-tô giáo »... Có nghĩa bắt nguồn từ những ngôn từ Tin Mừng… Tuy nhiên phải trải qua một thời gian dài và trên con đường đau khổ và gian nan, rồi Giáo Hội xuyên qua các triều đại Giáo Hoàng như chúng tôi đã nghị luận ở trên, mới đạt đến sự nhận thức các giá trị nhân quyến, các đặc quyền tự do, cùng các quyền tự nhiên căn bản này. Những tội ác và sự khủng khiếp của các thể chế độc tài, toàn trị và chuyên chế của chế độ cộng sản, rồi Hitler với chù nghĩa Quốc Xã, là ngưòi gây ra Đệ Nhị Thế Chiến, là một thảm kịch bi thương và kinh hoàng cho sự đánh mất đi nhân tính, cùng các giá trị nhân phẩm làm người. Từ đó luơng tri của các nhà đạo Đức bị đánh thức, lương tri của các vị lãnh đạo tinh thần không thể ngủ quên, lương tri của nhân loại cùng một lúc thức dậy sau khi bị một cơn hôn mê dài trong cái chăn thiếu nhận thức và nhận định của mình. Cũng nhờ đó lương tâm thức tỉnh với nhũng giá tri nền tảng đạo đức cùng luân lý, điều thiết yếu và cấp bách hơn hết, là sự đồng ý và hoà hợp của các quốc gia ngồi lại với nhau, tạo nên một trọng điểm các nguyên tắc và các quyền được đề ra với một tinh thần hợp tác chung hợp của các dân tộc. Do sự thức tỉnh cùng nảy nở này, nhờ vậy mới nảy sinh ra Bản Hiến Chương Nhân Quyền Hoàn Vũ, được Liên Hiệp Quốc thừa nhận và Công Bố cho toàn thể thế giói nhìn nhận vào năm 1948, trong đó có sự đóng góp và tham dự của những ki-tô hữu và các Đấng bậc của Giáo Hội Công Giáo. 

Nhân dịp Lễ Chúa Giáng Sinh vào năm 1942, Đức Thánh Cha Pie XII đã gữi một Thông Điệp cho thế giới qua làn sóng của đài truyền thanh (radio), để chúc mừng toàn thể nhân loại mừng Lễ Chúa giáng trần. Bài Thông Điệp đó, người ta nhận thấy lần đầu tiên tích chứa những công thức của Giáo Hội, có nội dung học thuyết của các nhân quyền. Thực thế, một vài trong những quyền này thiên hạ nhận thấy được Ngài muốn nâng cao « phẩm giá của con ngưòi », và như thế sẽ nhận ra cùng tán dương các quyền căn bản này như bất khả xâm phạm bằng giá trị luân lý cùng đạo đức, được xem là một đặc quyền, một ưu tính, đã đưọc so sánh và đối chiếu do Thiên Chúa ngay từ lúc đầu. Cũng như một Thông Điệp Khác của chính Đức Giáo Hoàng Pie XII mang lại những yếu tố rất quan trọng và thiết thực, chính vào dịp Lễ Chúa Giáng Sinh năm 1944, Ngài nói về « những tất yếu của một sự chân thật cùng thích hợp và lành mạnh của chế độ dân chủ »" hợp với ý Chúa và hợp với ý dân chúng. Lý thực Đức Thánh Cha nhắm vào các thể chế độc tài, phi nhân bản như Quốc Xã Đức, Cộng Sản Liên Sô Nga, Phát Xít Ý và Quân Phiệt Nhật thời đó.

(còn tiếp)

Nam Giao Lê Thiện Bình
Tác giả viết riêng cho Lương Tâm Công Giáo Việt Nam

0 nhận xét:

Đăng nhận xét