LTCGVN (01.01.2014)
TIN MỪNG VÀ NHÂN QUYỀN (Kỳ 1)
« God Helps Those Who Help Themselves
Aides-Toi Toi Même, Le Ciel T’aidera
Hãy Cứu Lấy Mình Trước, Thượng Đế Sẽ Cứu Bạn »
Mến Tặng Qúy Em BBT Lương Tâm Công Giáo và Quý Độc Giả
ĐÔI LỜI TÂM SỰ
Trước đây chúng tôi đã đến với quý vị qua bài Giáo Hội và Nhân Quyền, đã được quy vị dành cho tấm lòng ưu ái… Từ chân tình đó, cho chúng tôi cảm nhận như sự biết ơn mà mình cần đền đáp. Vì thế, chúng tôi muốn đáp lại lòng mến thương của qúy vị, nên xin đến cùng qúy vị qua những suy tư cùng khảo cứu của mình bằng bài viết mới : « Tin Mừng Và Nhân Quyền ». Bài viết không ngoài mục đích là cống hiến cho Giáo Hội Việt Nam và qúy vị những tư tưởng nhân quyền của Giáo Hội, được bắt nguồn từ Đấng Tôn Sư của chúng ta là Chúa Gìê-su Ki-tô. Ngài đến thế gian này vói chúng sinh mang một sứ mạng Chúa Cha ủy thác, là thực hiện chưong trinh cứu độ con người. Sứ mạng đó cứu thoát chúng sinh khỏi kiếp nô lệ của tội lỗi, và xiếng xích của những « Luật » cứng ngắt của tôn giáo, duy vị Luật, chớ không duy vị người, làm đánh mất đi nhân phẩm của con người là hình ảnh của Thiên Chúa tạo dựng.
Đẹp thay cũng hạnh phúc thay cho con người! Vì Chúa Giê-su Kitô đến ở với chúng ta, là để nâng cao những giá trị đó của chúng ta lên, mặc lại cho chúng ta cái phẩm giá cao cả là được làm người đường đường chánh chánh, nhất là được làm con Chúa Trời Toàn Năng.
I. VÀO BÀI
Để rồi khi người ta nói đến « Nhân Quyền » tất nói đến giá trị, nói đến nhân phẩm làm người ở trong mọi thể chế của xã hội, ở trong mọi cảnh sống cuả tôn giáo. Vâng đúng thế ! Từ ý này Nhân Quyền (Les Droits De L’Homme ; Humain Rights) đuợc các triều đại Gíáo Hoàng trước đây cũng như hiện nay, xem như là một trách nhiệm cùng bổn phận chính đáng của mình để bênh vực cho Giáo Hội, cho tín hữu, cho mọi tôn giáo và toàn thể nhân loại sống trong lòng thế giới này. Vì vậy đã có nhiều Thông Điệp, bao nhiêu Tuyên Ngôn và các bài diễn văn của các Đức Giáo Hoàng đề cập đến.
Quả chúng ta không thế nói đến hết những tư tưởng cùng những việc làm của nhiều triều đại Giáo Hoàng của Giáo Hội vì Tin Mừng Chúa Giê-su mà bênh vực cho con người. Chúng ta chỉ lưu ý và quan tâm đến những ý kiến của quần chúng, và của các nhà thần học và chính trị lưu tâm cùng đào sâu đến tư tưởng của: Học Thuyết Giáo Hội Công Giáo về chính trị và xã hội loài người. Nổi bật và sáng chói hơn cả về việc quảng bá và quảng diễn học thuyết của Giáo Hội Cống Giáo cho các giá trị cùng nhân phẩm con người, chính là Đức Chân Phưóc Giáo Hoàng Gio-an Phao-lồ Đệ Nhị (như qua bài Giáo Hội Và Nhân Quyền chúng tôi đã nói nhiều đến các việc làm vị người vị đời của Ngài », qủa trong các lời nói, trong các việc làm, Đức Chân Phước Gio-an Phao-lô đã góp phần vào việc phẩm bình và xây dựng, mục đích là để canh tân Giáo Hội. Và cùng một thời gian, Ngài khẩn khoản và tha thiết với một cung điệu quyết tâm kêu gọi mọi tôn giáo, các đấng lãnh đạo tinh thần, những quốc trưởng, hãy cùng chung hướng quy về các giá trị của tôn giáo, cuả văn hoá, nhưng nhất là tôn trọng các tự do và nhân phẩm con nguời.
Nhân phẩm con người là gì ? Đó chính là giá trị của các Nhân Quyền dưới lăng kính xã hội-chính trị loài ngưòi. Nhìn theo lăng kính Tin Mừng, là giá trị hình ảnh Thiên Chúa trong con người. Nên nhân quyền được mặc hai lăng kính vừa có tính cách tôn giào vừa có tính cách xã hội sinh động của loài người.
II. Ý NGHĨA NHÂN QUYỀN THEO CÁI NHÌN CỦA TIN MỪNG VÀ GIÁO HỘI
Quả khi khảo cứu việc làm này, thật là gian nan và đặt chúng tôi vào cơn thử thách. Nhưng vì yêu mến Giáo Hội Việt Nam, và yêu mến con người Việt Nam, và như lời Chúa Giê-su phán : « mỗi một lần con làm cho em nhỏ này là con làm cho Ta vậy ». Từ lời khích lệ của Chúa đó, chúng ta tiếp tục chung nhau tìm hiểu và khảo nghiệm lại những lời giáo huấn, những việc làm canh tân của Giáo Hội đối với con người và nhân loại, đáng lưu ý hơn cả là Công Đồng Vantican Đệ Nhị duới động lực phù trợ của Chúa Thánh Thần. Thế nên sự so sánh và đối chiếu này cho phép chúng ta nhận ra được một sự đổi hưóng của hai việc quan trọng :
A) Một phần, trạng thái của Giáo Hội thời này là thật sự canh tân, đó là hành động tiên khởi của Giào Hội đương đầu hướng về Bản Tuyên Ngôn của ngừời Pháp về Nhân Quyền, cũng như phải đối diện với những phong trào tự do và cách mạng, mà họ đã làm đảo lộn thế giới tân kỳ vào thời đó.
B) Phần khác, tất cả não trạng con người vào thời ấy, là đòi hỏi Giáo Hội cần có một sự thay đổi bộ mặt và đi sát với thực cảnh của xã hội nhân loại hơn. Họ đòi hỏi với những vị Giào Hoàng tiên nhiệm trước đây, là phải cần có thay đổi từ trong lòng Giào Hội : đó là Giáo Hội cần bước theo sát với những gì Tin Mừng Chúa Giê-su đòi hỏi. Để từ đó má các vị Giáo Hoàng hiện nay mới có những Thông Điệp hợp thời thế hơn với lòng người (đúng hơn là hợp với Chúa, ông bà mình nói ý dân là ý trời đó sao), chính là bằng nhiệt tâm can đảm canh tân cùng cải cách cho hợp với ý người, với ý đời và nhất là với Thiên ý.
Chúng ta bắt đầu từ những giả thiết chuyển nghĩa, bằng những Thông Điệp, Tông Huấn, Huấn Từ của các Đức Giáo Hoàng, được xem như một chương trình làm việc và sống động, hầu đưọc loan báo như một « Mùa Vọng Mới của Giáo Hội », tự liên kết cho đến cùng đích, kể từ ngày nay cho đến chuyển bước vào trong ngàn năm thứ ba.
Thực thế, kể từ Thông Điệp đầu tiên của Giáo Hội gửi đến Thế Giới nhân loại, đó chính là Thông Điệp Redemptor Hominis, Đấng Cứu Thế, được công bố vào ngày 4 tháng 3 năm 1979. Đó cũng chính là nhửng văn kiện tạo được sự lưu ý của thế giới trong bước tìên khởi của năm đầu triều Giáo Hoàng của Đức Chân Phước Gio-an Phao-lô Đệ Nhị. Và cũng từ đó tạo nên một tiếng vang cùng nguồn hy vọng cho cả tỷ con tim chờ mong, nhất là những anh chị em sống sau bức tường sắt của cộng sản, có được một nguồn sinh khí mới, một nơi cậy dựa cùng trông cậy ở Giáo Hội Công Giáo, vả nữa nơi vị đại diện Chúa Ki-tô ở trần thế.(Quả thế nguồn hy vọng và trông cậy này của những trái tim đau khổ sau bức tường sắt cộng sản đó, gìờ họ đã được toại nguyện như ý, là hít thở được một làn khí tự do và nhân quyền làm người của họ). Bản Thông Điệp Đấng Cứu Thế, làm cho quần chúng phân rẽ này được kết hợp, và xem Thông Điệp Đấng Cứu Thế cùng những chỉ dụ và lời huấn từ của Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II, như là đầu tầu chuyển động kéo theo bao tỷ con tim nối toa theo sự sống mình.
Nền tảng chính yếu của Thông Điệp Đấng Cứu Thế này, thì người ta có thể kết tụ lại bằng những quan điểm sau : chính là sự tôn trọng và làm sinh động những nhân quyền được Thông Điệp Quan Trọng và Tối Hấu này nhắc đến, nhất là được chính miệng Đức Thánh Cha mời gọi cùng chung lưng góp sức, góp tài để cứu thóat nhân loại thời nay đang thống khổ. Bản Thông Điệp Đấng Cứu Thế này đã gắn bó với sứ mạng tông đồ của Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô ÌI, nhất là một cách tận gốc rễ, được xem là nguồn nước chảy từ nơi sâu thẳm trong Tin Mừng Chúa Giê-su. Đặc tính tối thượng của nhân quyền là được liên kết trực tiếp với nhân phẩm của con người, với giá trị không thể ước khoảng được cái quyền bất khả xâm phạm của mỗi một hữu thể con người. Và cái phẩm giá này đã được đặt vào sự tương quan với những điều quan trọng hơn cả trong nhũng lời giảng thuyết của học thuyết ki-tô giáo : có nghĩa từ Đấng Cứu Thế, đến việc nhập thể Hiện Thân cứu dộ của Chúa Giê-su. Đây chính là những dấu chỉ, tư tưởng và tâm tình thể hiện cuả Đức Chân Phước Gio-an Phao-lô II. Ngài trải rộng tim mình và hường về một cách chân tình cho con người và toàn thể nhân loại. Một đôi khi theo nguồn linh ứng và cảm hứng từ trời cao, Đức Thánh Cha Gío-an Phao Lô II, dựa vào nền tảng từ những thông điệp Tin Mừng, đó chính là những lý do và là những tích lũy của các quyền con người.
Có hai ưu điểm mà người ta có thể lưu ý hơn về những đặc tính cùng những đệ nghị của Đức Thánh Cha Gio-an Phao- lô II :
Tiên khởi, là bản chất đạo đức (nature éthique) ; đó chính là tiếng chuông đánh thức các nhân quyền với phẩm giá con người. Phẩm giá con ngưòi này phải đưọc tôn trọng và được xem như nền tảng căn bản của họ và là cái nôi cho họ nương thân. Cái phẩm giá con người này lập tức cho chúng ta phải hành động để bảo vệ, bảo tồn sự tự do của con người.
Tiếp đến, quan điểm thần học, là lời mời gọi đến sự Hiện Thân của Chúa Ki-tô, là trọng tâm của của sứ mạng làm người ki-tô hữu. Lời mời gọi này được xem là trong sáng và để bênh vực, biện hộ cái đặc điểm, đặc quyền không thể mất được của phẩm giá con ngưòi, và cũng là sự đòi hỏi có tính cách phổ quát trực tiếp cho những nhân quyền (quyền lợi) được thực thi cùng trải rộng cho người dân.
Thế đó chúng ta thấy cung giọng của Thông Điệp và Các Huấn Dụ của Đức Chân Phước Gio-an Phao-lô Đệ Nhị hằng luôn đặt nặng đến nhân phẩm con người, do thế xã hội (chính trị) không thể nào cướp mất đi của người dân cái phẩm giá cao trọng này. Tuy nhiên thực tế trong cuộc sống, thì một số quyền xã hội của ngưòi dân đã bị một vài thể chế như quân phiệt và cộng sản loại trừ. Từ đó sự liên quan đến giá trị nhân phẩm của mỗi con người, sự hệ trọng hơn, là các quyền tư do (như tự do tôn giáo, niềm tin, ngôn luận, báo chí, thương mại vv..), nhất là tự do lương tâm (la liberté de conscience). Ngài cũng bênh vực cho con người có công ăn việc làm, và khuyến cáo đến những nhà đại tư bản không nên trục lợi đến những quyền tự do kinh tế và xã hội của người dân. Tuy nhiên nhìn chung Đúc Thánh Cha Gio-an Phao-lô II hằng luôn quan tâm và đòi hỏi chung thể cho các quyền lý tưởng này của những con người thấp cổ bé miệng trong xã hội chúng ta sống.
Như thế với cái nhìn rõ nét đạo đức về chủ nghĩa vị người, chúng ta phải nói rằng Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô Đệ Nhị la vị Giáo Hoàng của Nhân Quyền, là người tranh đấu can trường, bênh vục lẽ sống và quyền lợi của con người, của người dân đen bị trị, suốt cá triều đại Gíáo Hoàng của mình. Lý thực Ngài chỉ làm những gì đức tin mình nhắc bảo, chính xác hơn, là Ngài mở rộng con tim mình cho Chúa Thánh Thần làm việc của Ngài, và Đức Thánh Cha bằng tiên quyết đón nhận chính yếu Thông Điệp Tin Mừng, hầu hiểu được ý Chúa và áp dụng vào thực tế cho các nhân quyền. Để từ đó người ta có thề lấy từ những lời Huấn Dụ của Đức Thánh Cha, áp dụng vào hoàn cảnh mỗi địa phương trong nhiều lành vực như tôn giáo, văn hóa, xã hội, kinh tế cùng thể chế chính trị. Vả cũng từ những lời kêu gọi này cửa Đức Thánh Cha Gio-an Phao Lô Đệ Nhi, được xem như là sự khẩn thiếp và cấp bách để canh tân, và cải cách cùng tại tạo lại một bộ mặt xã hội mới nhân bản và vị người hơn.
Lời khuyên của vị Cha chung đề nghị chúng ta một việc hiểu biết thấu đáo đức tin, đáng quan tâm đến đức tin của người ki-tô hữu, như một nguồn suối hòa hợp giữa những cá nhân và giữa quần chúng và các dân tộc. Một sự hiểu biết và thông cảm như vậy tự trinh bày như sự dẫn đến (đạt tới) một hành trình dài và gian khổ của Giáo Hội trải xuyên qua giòng lịch sử. Giữa lòng văn minh kỹ nghệ và kỷ thuật cao, và bằng sự trả lời cho những tổn thương trầm trọng, con người được mời gọi nhận ra những dấu chỉ chân thực của của thông điệp tình huynh đệ đại đồng mà tiên khởi là Giáo Hội, - tinh huynh đệ đó không có biên giới, không phân loại màu sắc, chủng tộc và đẳng cấp vv…
Thế đó là những lơi giải thích và huấn từ của Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô Đê Nhị, làm sáng tỏ cho bản Thông Điệp Đấng Cứu Thế, nhất là Tin Mừng của Chúa Giê-su, là Tin Mừng vị người và vị đời. Một Tin Mừng có thể giải thoát đuợc mọi ưu tư, khắc khoải, nghèo đói, và tạo nên phẩm giá cao trọng cho con người suốt chièu dài lịch sử của nhân loại. Vì nền văn minh của Âu Châu, Mỹ Châu là nền văn minh Ki-tô giáo. Và chúng ta có thể nói nền văn mình của nhân loại có phần đóng góp rất lớn của Ki-tô giáo và Tin Mừng của Chúa Giê-su.
Lịch sử Kitô giáo được nổi tiếng và hằng luôn có một sự nguy hiểm không ngừng gây ra cho Giáo Hội, được nhận rõ do các khác biệt liên quan của tôn giáo cùng xã hội. Biến cố dân chủ trong xã hội tân thời đáng lưu ý đến do sự sinh xuất các nhân quyền. Những bản tuyên ngôn tại Âu Châu và tại Mỹ là những dấu hiệu tốt do ý muốn quyết định áp dụng các nhân quyền vào trong đời sống xã hội. Đẹp thay nhân quyền đã ý thức lương tâm của sự kiện thực trong xã hội, để nhờ do các nhân quyền được thiêt tạo như một loại khí cụ lý tưởng để phê bình những hính thức và những quan điểm lỗi thời, hay kết án những tên bạo chúa, độc tài của xã hội chính trị, bằng quan điểm thiếp lập nền tảng mới, thể chế mới hầu thông hiểu giữa con người với nhau.
Vả nữa sự hội ngộ lịch sử của chủ thuyết Kitô giáo, cách đặc biệt chủ thuyết Công Giáo, với sự nảy nở và diễn tiến của các nhân quyền, cũng như trên con đường tranh đấu để thể hiện nhân quyền cho con người Giáo Hội gặp phải nhiều vất vả và trở ngại không ít. Những sự xung đột được nhìn thấy rõ khi đụng phải với những tên bạo chúa quá khích và ngoan cố. Tuy có những bước thử nghiệm và mò mẫm, và những vụng về buổi tranh đấu sơ khai của nhân quyền, nhưng ngưòi ta không thể quên những thành qủa của việc tranh đấu nhân quyền được sáng tỏ dần dần, đem lại nhiếu hoa trái ích lợi cho người dân.
(còn tiếp)
Nam Giao Lê Thiện Bình
Tác giả viết riêng cho Lương Tâm Công Giáo Việt Nam
0 nhận xét:
Đăng nhận xét