Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

Vấn đề chủ nghĩa Marx-Lenin và đảng cộng sản Việt Nam



LTCGVN (07.11.2013)

 Các tranh luận gần đây diễn ra sôi nổi về CN Marx-Lenin và câu hỏi đặt ra về sự tồn tại của đảng cộng sản (ĐCS) là thiết yếu. Làm rõ thực chất của các vấn đề là nhu cầu cần phải có để giúp trả lời câu hỏi trên


Socialism


Tính chất xương sống của Chủ nghĩa xã hội kiểu Marx, và các thể loại Chủ nghĩa xã hội (CNXN) trước Marx, là khẩu hiệu “To each according to his contribution” - tức “hưởng theo đóng góp”. Tuyên ngôn này cần được diễn giải rõ hơn, đó là, mỗi thành viên trong xã hội sẽ nhận lại thù lao tương xứng với sự đóng góp thông qua lao động của họ ngay trước đó cho xã hội. Nhiều người bao gồm cả giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam đã nhầm lẫn ở đây khi họ bóp méo sang chủ nghĩa quân bình, mà thể hiện rất rõ bằng mô hình hợp tác xã, với hình thức chấm công điểm trong quá khứ. Mà nói theo ngôn ngữ của Lenin, bọn đó chính là những kẻ phản bội CNXH và xứng đáng bị treo cổ.

Vì sao các triết gia CNXH lại nói như vậy?


Bởi vì Marx đã vạch rõ, đó là cách làm triệt tiêu bất công của chủ nghĩa tư bản, nơi mà các nhà tư bản sở hữu các phương tiện sản xuất sẽ bóc lột những người làm công bằng cách lấy đi một phần công sức lao động của họ qua việc giới hạn mức lương họ nhận được, để làm nên cái gọi là “giá trị thặng dư” - surplus value. Qua năm tháng giá trị thặng dư này lớn dần lên và Marx gọi quá trình đó là “capital accumulation” - “tích luỹ tư bản” như chúng ta đã biết. Khi viết khẩu hiệu đó, Marx và học trò cũng hiểu rằng đó chính là mục đích nhằm khuyến khích tăng năng suất lao động trong xã hội chủ nghĩa. Và hiển nhiên để thủ tiêu bọn tư bản và thực thi CNXH, Marx chủ trương quốc hữu hóa các phương tiện sản xuất, tất cả điều này chúng ta đã thấy sau các cuộc cách mạng vô sản ở Nga, TQ, Việt Nam, vv và vv.

Marx còn viết: “He (a worker) receives a certificate from society that he has finished such-and-such an amount of labor (after deducting his labor for the common funds); and with this certificate, he draws from the social stock of means of consumption as much as the same amount of labor cost”

Đây là nguồn căn mà giới lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam thực thi chế độ tem phiếu trong thời kỳ bao cấp, rất dễ nhận thấy số tem phiếu mà mỗi người nhận được chính là xác nhận (certificate) của xã hội cho sự đóng góp bằng lao động của anh/cô ta để anh/cô ta nhận lại được số hàng hóa tiêu dùng tương ứng.


Communism, Lenin và các thể loại mác xít khác


Theo Marx, xã hội cộng sản là đỉnh cao của xã hội loài người, ở nơi đó, lao động trở thành ham muốn tột bậc (không phải là cưỡng bức nhé, hehe) của mỗi thành viên trong xã hội, khi đó của cải trong xã hội sẽ trở nên dư thừa và đủ sức đáp ứng tất cả các nhu cầu của mỗi thành viên. Đến lúc này, tuyên ngôn của xã hội cộng sản là “To each according to his needs” -“hưởng theo nhu cầu”

Theo Marx quá trình chuyển từ “hưởng theo đóng góp” tới “hưởng theo nhu cầu” là hai giai đoạn của chủ nghĩa cộng sản, như vậy Marx khẳng định CNXH là giai đoạn thấp (lower-phase) của quá trình đi lên chủ nghĩa cộng sản.

Lenin đi xa hơn với nhận định của Marx và các nhà CNXH bằng tuyên ngôn “He who does not work, neither shall he eat” - “Kẻ nào không làm gì thì đừng ăn” khi áp dụng giai đoạn phát triển thấp vào chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô.

Stalin thì nói “Các nguyên lý áp dụng ở Liên Xô là chủ nghĩa xã hội, nơi mà hưởng theo năng lực (đóng góp) phải là hưởng theo thành quả lao động”

CHXH ở Việt Nam và Trung Quốc


Thực tế ở Trung Quốc (TQ) và Việt Nam cho thấy, giới lãnh đạo cộng sản bế tắc hoàn toàn trong việc thực thi CNXH mà Marx đã diễn giải, hay nói ngắn gọn là CNXH kiểu Marx. Ở TQ, Đặng nổi tiếng với câu nói “mèo trắng hay mèo đen đều bắt được chuột”, đồng nghĩa với việc TQ chấp nhận CNTB như một điều đương nhiên, các diễn tiến cho thấy điều đó, dưới thời Giang Trạch Dân với việc cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân và giới tư bản nội địa và nước ngoài phát triển mạnh mẽ, đến thời Hồ Cẩm Đào thậm chí còn cho phép doanh nhân gia nhập đảng, đồng nghĩa với việc ĐCS Trung Quốc không còn là đảng cộng sản của giai cấp vô sản thêm nữa, điều đó phản bội lại ngay lập tức cốt lõi của chủ nghĩa cộng sản mà Marxđã chủ trương, điều ngạc nhiên là ngay cả khi đánh rắm vào tư tưởng của Marx-Lenin-Mao, TQ vẫn ngang nhiên tô son trát phấn cho thứ tư tưởng hổ lốn của mình bằng cụm từ “CNXH mang màu sắc Trung Hoa”. Việt Nam, như thường lệ là một học trò chăm chỉ của TQ, chấp nhận nền kinh tế TB một cách từ từ với việc mãi tới năm 2006 mới chấp nhận cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân, và cụm từ đầy mâu thuẫn “nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN” xuất hiện như một cách dập khuôn mà không muốn người ta nói là máy móc”cộng sản TQ. Thực tế là ngay khi chấp nhận kinh tế tư nhân và cho phép doanh nhân có mặt trong đảng, cả giới lãnh đạo cộng sản TQ và VN đã phủ định căn bản CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN mà họ theo đuổi, hay nói cách khác họ đã phủi đít vào Mác-Lê-Mao.

Cộng sản mà không cộng sản


Sự biến chất của đảng cộng sản ở TQ và Việt Nam là không thể chối cãi. Giờ đây vị trí càng cao trong đảng, càng thể hiện kích cỡ của các nhà tư bản mới mà mọi người quen gọi đó là“tư bản đỏ”. Ở TQ, hầu hết dây mơ rễ má tới các cá nhân lãnh đạo của đảng cộng sản trong quá khứ và hiện tại đều là các ông chủ tư bản có số vốn có thể lên tới hàng trăm triệu và cả tỉ đô la Mỹ trong nước Trung Hoa mới. Hãy xem gia đình Ôn Gia Bảo, gia đình Bạc Nhất Ba, gia đình Lý Bằng, vv và vv. Ở Việt Nam, người ta thấy rất ít thông tin trên các phương tiện truyền thông về các nhà tư bản dây mơ rễ má liên quan tới lãnh đạo đảng cộng sản, tuy nhiên một số ít vẫn có thể tìm thấy đâu đó, chẳng hạn, người ta sẽ nghe nói tới một qũy đầu tư hùng mạnh mà con gái thủ tướng Dũng đang làm chủ tịch, đó là quỹ Bản Việt, con số thực về vốn chủ sở hữu của quỹ này có thể từ 500 triệu lên tới 800 triệu đô la Mỹ, hay người ta sẽ nghe thấy tên tuổi của các tập đoàn như Thiên Minh của con trai Ba Duẩn, hay là về một lô các công ty và tập đoàn thuộc về sở hữu của em gái ngài chủ tịch quốc hội đương nhiệm. Ở cấp tỉnh, mọi thứ nhỏ hơn về quy mô, xong không hề kém cạnh về độ khốc liệt khi hàng chục công ty “sân sau” là của các quan chức hàng tỉnh như bí thư, chủ tịch tỉnh, giám đốc sở...vv, cho người nhà đứng tên, tham gia vào các vụ đấu đá tranh giành miếng bánh to là các dự án khai khoáng hay xây dựng cơ bản như đô thị hay hạ tầng giao thông ở các tỉnh. Lẽ dĩ nhiên, khi các ông chủ tư bản ở thượng tầng lãnh đạo là các tấm gương ngời sáng về tư duy và thủ đoạn kiếm lời, thì không có lý do gì mà động cơ phấn đấu của các đảng viên cấp dưới lại là vì lý tưởng cao vời của Marx, Lenin hay Mao, tất cả đột nhiên biến thành những thứ hết sức cụ thể đó là các xấp tiền và tài sản lớn như các công ty, bất động sản...vv. Đó là nguyên nhân mà vì sao Tập Cận Bình đã không chịu nổi thực tế khi phải phun ra câu nói rất tự nhiên “đảng cộng sản là nơi tập trung bọn giá áo túi cơm.”

Rõ ràng với lốt cộng sản, các tập đoàn chính trị ở TQ và VN đang lợi dụng mục tiêu đang bị chỉ trích dữ dội là chủ nghĩa Marx-Lenin, để âm thầm “tích lũy tư bản” và qua đó tiếp tục khống chế xã hội. Âm mưu “ve sầu thoát xác” là rất xảo trá, vì các phong trào dân chủ ở Việt Nam và TQ đang đánh vào một chiếc áo rỗng đó là “Chủ nghĩa Marx-Lenin”

Bá Kiến (Danlambao) 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét