Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

3 Bài Suy niệm CHÚA NHẬT THỨ BA MƯƠI BỐN THƯỜNG NIÊN – CHÚA KI-TÔ VUA VŨ TRỤ của Lm. Phêrô Lê Quang Dũng

LTCGVN (24.11.2013) 


CHÚA NHẬT THỨ BA MƯƠI BỐN THƯỜNG NIÊN – CHÚA KI-TÔ VUA VŨ TRỤ

2SA-MU-EN 5, 1-3 ; CÔ-LÔ-SÊ 1,12-20 ; LU-CA 23, 35-43

Trở Nên Nước Chúa



Qủa một ai đó yêu cầu muốn biết lý do nào Thánh Kinh cùng Phụng Vụ, đặt danh xưng cho Chúa Ki-tô là Vua vũ trụ, thì chúng ta sẽ bắt thấy được những yếu tố căn bản cho sự trả lời này trong bài đọc thứ hai chúng ta vừa nghe qua.

Thánh Phao-lô nói rằng Chúa Ki-tô là « Con Chúa Trời, là hình ảnh Thiên Chúa vô hình ». Hai sự diễn tả rất hùng hồn cùng mạnh nghĩa này, không những chỉ tỏ hiện một cách đơn thuần rằng Chúa Ki-tô là một phản ảnh ai đó của Thiên Chúa, nhưng chính là sự sống Thiên Chúa ở trong con người Chúa Ki-tô.

Những điều tiếp theo xác thực cho việc khẳng định này. Ðó là Chúa Ki-tô, quả thực là « hình ảnh Thiên Chúa vô hình, là Anh Hai sinh ra trước mọi loài thụ tạo, chính trong Người muôn vật được tạo thành trong trời và trên trái đất hừu hình cùng vô hình, tất cả đều do Chúa Trời tạo dựng, nhờ Người và cho Người, tất cả thụ tạo được tồn tại trong Người » (Côlôsê 1, 16-17). Nói tóm lại , Chúa Ki-tô là Vua vũ trụ bởi Ngài là Ðấng Hằng Sống.

Tiếp đến bài Thánh Thư của thánh Phao-lô cũng khả tín xứng thực cho chúng ta lưu ý đến. Thánh nhân viết rằng Chúa Ki-tô « cũng là đầu của thân thể, có nghĩa là Hội Thánh ». Sự khẳng định này chỉ rỏ rằng sự sống của chúng ta cư trú ở trong Chúa Ki-tô, Chúa Ki-tô được gọi là sự tỏa rộng tràn ra khắp thân thể, mà Ngài chính là đầu. Nói một cách khác, Chúa Ki-tô Vua vũ trụ, sở hữu một vương quốc rộng lớn, mà chúng ta được gọi trở nên phần tử hay con dân Ngài.

Nhưng làm thế nào các việc này có thể tạo nên ? Ðể trả lời câu hỏi này cho chúng ta, thì trong Thánh Kinh chúng ta đọc sẽ giúp ta hiểu, cách đặc biệt trong sách Tin Mừng nói cho chúng ta cùng nhân lọai về Chúa Giê-su Vua. Chúa Giê-su này thường đã nói với chúng ta về Trều Ðại cùng Vương Quốc của Ngài đã đến trần gian để loan báo, và Ngài đã chỉ cho chúng ta vũng nhân lọai con đường dẫn đến Vương Quốc của Ngài.

Khi người ta, mở sách Tin Mừng để đọc, thì trong lúc đó có thể làm cho họ ngạc nhiên về Chúa Ki-tô Vua vũ trụ. Vì Vua vũ trụ này giới thiệu cho họ cùng chúng ta không có gì hơn như lòng chúng ta co thể chờ mong. Vì Ngài không có lâu đải tráng lệ, xe ngựa hoành tráng, không có cung đình và triều thần với lễ phục và mũ áo nghiêm nghị, không lính gác, không người cận vệ cùng lính phục dịch. Vả nữa, Ngài cũng không có quốc khố và tài sản cùng tiền bạc, không có vũ khí hộ thân và không có quyền hành. 

Tuy nhiên, Ngài sẽ chỉ cho hình ảnh xác thực nhất về mính khi Ngài chịu đóng đinh cùng giang tay mình trên thập giá, bằng dấu chỉ trao ban hoàn toàn sự sống mình cho con người ví tình yêu. Cách hành động như thế, thì vị Vua này, tất cả bộ dáng không khác gì là một ông Vua thất bại, mở tất cả các cánh cửa hướng về Ngài cùng đặt lòng tin mình vào Ngài. Thế đó Ngài nói với anh trộm lành « ngay từ hôm nay, anh sẽ ở trong Nước Thiên Ðàng với Ta ». 

Chúa Ki-tô, Vua của chúng ta, là một vị Vua kỳ lạ làm cho ta ngạc nhiên này đến ngạc nhên khác. Thực thế Chúa Ki-tô là Người làm cho con người ngạc nhiên về con đường dẫn họ đến Vương Triều của mình. Bởi tất cả mọi đều trái ngược với những gì mà thiên hạ lắng nghe ngày qua ngày, giờ qua giờ mỗi ngày và năm tháng dài.

Những gì thiên hạ lắng nghe và những gì thiên hạ cố gắng nhìn thấy dưới đôi mắt mình mỗi ngày cùng mỗi giờ khắc của ngày dài về Chúa Ki-tô : đó chính là một Vương Quốc mà ở đó những người giàu và nạnh là có một chút quan tâm lo lắng cho người yếu hèn cùng nghèo khổ. Ðó chính là một Vương Quốc mà ở đó xứng hợp với những người lao động vất vã biết nâng đờ nhau, và làm đảo lộn những người chức cao, quyền thế, như từ vị trí cao rơi xuống vị trí chót hết, còn người rốt hết lại được Ngài nâng cao lên hàng đầu. Ðó chính là một Vương Quốc không phân biệt ai, không sợ ngại ngùng cho những người không có phù hợp với những quy luật được thiết lập : như các người tội lỗi, các chị em buôn hương bán phấn, các anh du thử du thực, các người bệnh sida, và những người bị xã hội ruồng bỏ, các tù nhân của xã hội đời vv..

Ðẹp thay Vương Quốc được vị Vua Ki-tô rao giảng đó, đả kết thúc đời sống mình trên thập giá cho hết mọi người, cho hết con dân mình. Vua Ki-tô sẽ ban thưởng chỗ ngồi cao nhất cho những người suốt cả đời mình đã hết mình cố gắng sống đời hèn mọn, và vui lòng làm người rốt hết trong nấc thang danh vọng chức quyền của xã hội thế gian. Ngài nâng cao các cô bán thân phấn hoa cùng các người tội nhân trước những ai đã nỗi danh, chức quyền và tự cao tự đại cho mình hơn cả và khinh thường kẻ khác. Vị Vua Ki-tô này là Người gần gủi với người nghèo khổ bần cùng và trở nên nghèo khổ như họ. Ngài ban thưởng cho những ai biết từ bỏ của cải hay biết chia sẻ một cách quảng đại tài sản mình có cho những ai cần đến sự giúp đỡ, nhất là cho những người đói khát, để họ có thể sống xứng đáng một sự hiện hữu làm người với danh vị ho mang.

Quả thực Chúa Ki-tô, chúng ta nhận ra Ngài như vị Vua, đã làm ta kinh ngạc, song chúng ta không ngạc nhiên gì Vương Quốc Ngài là thế đó. Như lời Ngài phán : « Nước của tôi không thuộc về thế gian này » (Gioan 18,36). Cũng thế, từ đây chúng ta không ngạc nhiên gì khi Vua Ki-tô loan báo con đường dẫn đến Nước Ngài cũng làm cho chúng ta kinh ngạc như thế.

Như thế việc suy gẫm hữu ích của Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay, giúp chúng ta hoán chỉnh lại con người mình đối thực với Ðấng chúng ta gọi là Vua của vũ trụ, và để qua sự tương quan cũng những đòi hỏi của Ngài đề ra cho những người khao khát trở nên công dân của Nước Ngài. Nhất là chúng ta nên nhớ cho rằng chỉ tuyên xưng chân thật Chúa Ki-tô là Vua vũ trụ cùng Vua của cỏi lòng chúng ta, khi chúng ta nhất quyết dấn thân đi theo con đường Ngài đã vạch ra. Amen ! 


+++

CHÚA NHẬT THỨ BA MƯƠI BỐN CHÚA KITÔ VUA VŨ TRỤ- BÀI HAI

Ông Vua Bị Treo Trên Thập Tự



Ai thấy cũng cũng kinh ngạc thay hình ảnh Vị Vua vũ trụ qua Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay giới thiệu cho chúng ta biết. Chính là Chúa Ki-tô, Ngài đang ở đó trước mắt chúng ta, đôi tay giang rộng chịu những đau đớn do những cây đinh đóng chặt trên cây thập giá. Từ đó thập giá là cái ngai đế kỳ cục nhất trần gian ! Thập giá là một dụng cụ ô nhục và một hình phạt khổ hình hạ thấp phẩm giá con người, và một dấu chỉ mất nhân vị cùng nhân quyền. Ừ thì chúng ta hãy tạm quên đi một chốc lát mà Chúa Giê-su sẽ vượt qua từ thập giá đến sống lại, chúng ta quên sự chiến thắng của Ngài trên thập gíá. Ðể rồi giống như phần đông người tham dự vào bi kịch khổ nạn này của Chúa Ki-tô, ắt lúc đó chúng ta cũng sẽ nói : ông Vua này là một ông Vua hòan tòan thất bại rất thảm thương !

Qủa đúng thế! Thiên hạ đã trêu ghẹo Ngài. Người ta mắng nhiếc cùng nhạo báng vào mặt Ngài. Người ta khiêu khích Chúa Giê-su : « nếu ông là Vua Do Thái, thì hãy cứu lấy chính mình ». Dân Do Thái hết tin vào Ngài, duy chỉ còn một vài phụ nữ, hằng luôn tin tưởng cùng hằng trung thành với Ngài. Hay nữa, duy chỉ có Anh Trộm Lành là người đã hiểu được một vài sự thế đi qua trên khuôn mặt biến dạng của của Ngài đây, cho dầu Chúa bị biếm nhục và anh cùng chịu đóng đinh, nhưng không phải như những người khác đối với Chúa Giê-su. Anh Trộm Lành nhận ra đâu là người công chính và kè tội lỗi : « phần chúng ta chịu tội như thế này là đúng lắm rồi, vì những việc chúng ta đã làm. Nhưng Ông này, Ngài đâu có làm điều gì xấu » (Luca 23,41).

Không những Chúa Giê-su không làm một việc gì xấu, trái lại Ngài chỉ hòan toàn làm các việc thiện cứu nhân độ thế cho muôn người : « khắp các nơi khi Chúa Giê-su đi qua, Ngài làm bao điều thiện ích » như lời ghi chép của thánh Lu-ca trong Tông Ðồ Công Vụ (10,38). Tuy nhiên, có thể thiên hạ không muốn nhìn nhận ông Giê-su tốt lành cùng từ tâm nhân ái này. Người ta đã không muốn những việc làm thiện hảo của Người đàn ông này. Bởi những việc làm đó phiền toái một số người Pha-ri-siêu, Luật Sĩ, Kinh Sĩ, Tư Tế và Do Thái. Cũng việc làm dó làm bực mình, gây khó chịu, rồi làm mất ảnh hưởng của một số chức sắc đạo giáo trong quần chúng. Vả nữa, ông Giê-su này nói qua nhiều sự thật cùng vạch trần những giả dối tệ hại của họ. Sư thật cùng sự vạch trần bộ mặt già hình hằng làm đảo lộn tất cả cách sống của họ. Do thế, tốt hơn hết họ nghĩ rằng cần phải loại trừ và « khử » ông Giê-su này ngay. 

Thế nhưng, Chúa Giê-su là Vua chung ta! Ngài đang ở đó, trước mắt chúng ta, tự hạ mình, bị trói chặt trên thập giá, không đủ bản năng làm gì hơn. Tuy nhiên, chính trong trạng thái vô cùng hạ mình cùng yếu đuối vô cùng này mà Ngài hiến tặng thông điệp quan trọng và cao cả. Thông điệp của Chúa Giê-su, đó chính là giá trị tuyệt vời trao ban sự sống mình để cứu rỗi nhân loại và chúng ta. Ðó cũng chính là giá trị tuyệt mỹ sự phục vụ hơn là thống trị. Thông Ðiệp của Chúa Giê-su, đó chính là Ngài không xây dựng con người cùng thế giới bằng cách thức bạo lực, dùng sức mạnh đè người, nhưng bằng cách thức thể hiện tình yêu cho chúng sinh.

Ðẹp thay cùng cao siêu thay! Vị Vua bị đóng đinh trên thập giá trao ban cho chúng ta một bài học tình yêu tuyệt trần. Vị Vua Ki-tô này kêu gọi xả thân cho tình yêu, xả thân vì tình yêu cho đến tột cùng đau khổ và hy sinh. Ngài đành liều hy sinh mạng sống để chinh phục thù hận, chinh phục sức mạnh cùng tính vũ phu, chinh phục sự độc ác và tàn nhẫn, chinh phục sự đàn áp cùng trừng trị : bằng cách làm cảm động lòng người trước hết, bằng cách chỉ sử dụng thứ vũ khí là tình bạn, bằng cách dâng hiến bản thân, bằng cách tỏ lòng thương xót, tình âu yếm cùng sự tha thứ.

Như thế Vị Vua Ki-tô này tỏ lộ sự cao ca cùng đẹp nhất của mình. Ðó chính là cái sức mạnh trong sự yếu đuối. Ðó chính là sự hiền dịu chiến thắng được sự tàn bạo. Ðó là tình yêu đem đến để chinh phục sự hận thù cùng sự khinh miệt. Ðế từ ý nghĩa này, khi thiên hạ chiêm ngưỡng Chúa Giê-su bị đóng đinh trên thập giá : ắt họ nhận ra Ngài hoàn tòan vô tội, Ngài là Người chân thiện – Có một sự gì đó mà thiên hạ bắt đầu hiểu Chúa Giê-su. Ðó chính là trường hợp của Anh Trộm Lành.

Còn thánh Phao-lô giải thích kỳ công của Chúa Ki-tô trên Thánh Giá rằng : « nhờ thập giá chúng ta đã được cứu thoát khỏi tội lỗi. Nhờ hồng phúc Thánh Giá, sự giao hòa đã trở nên có thể . Nhờ Người Con yêu dấu, mọi tội lỗi của chúng ta đã được tha thứ. Chính nhờ Người, tất cả được giao hòa từ dưới đất cũng như trên trời ».

Hạnh phúc thay Chúa Ki-tô trên Thánh Giá đã giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi. Chúa Ki-tô tạo cho chúng ta thấy tấm gương để bắt chước Ngài. Từ đó, Chúa Ki-tô Vua vũ trụ giúp chúng ta bỏ cái thái độ dùng vũ lực cùng vũ phu, dùng thô bạo để đàn áp người, cái thái độ muốn thống trị hơn là phục vụ. Ngài còn giúp chúng ta cởi bỏ được bản tính cố chấp, thành kiến, bướng bỉnh, và ban lại cho chúng ta bản tính yêu thương. Yêu thương chân thật, chí tình cùng yêu thương hết mình như Ngài.

Trong khi hành động ưu thế tình yêu như vậy trong tất cả mọi sự việc cùng mọi tình thế và hoàn cảnh, thì Chúa Ki-tô hoàn toàn tạo cho chúng ta thấy được rằng sự hòa giải là việc có thể. Hòa giải với Chúa Trời, hòa giải giữa chúng ta với nhau. Bởi không có tình yêu, thì không có chân thật và không thể kéo dài sự hòa giải. Tình yêu, câu hỏi ở đây, là một tình yêu vui lòng chịu đau khổ. Yêu cho đến bằng lòng chịu mọi thứ đau khổ, để cho hết tha nhân, để cho chúng ta biết yêu thương, để có thể sống cùng sống lại. Chính đây là Thông Ðiệp tột đỉnh và tuyệt thế của Chúa Ki-tô, Thông Ðiệp đẹp nhất của Ngài, là Chúa Ki-tô Vua vũ trụ.

Tuy dân Do Thái đã dùng những lời lẽ « kém văn hóa » chế nhạo, khinh thị quy hướng về Chúa Ki-tô bị đóng đinh trên thập giá, còn chúng ta và các anh chị em tín hữu, thì tỏ lộ cử chỉ cùng hành động sùng kính và tôn thờ Ngài. Thánh Giá với người tín hữu chúng ta là dấu chỉ vinh hiển, của tình yêu chiến thắng bạo lực và thù hận, của tình yêu đè bẹp trên tử thần, và của sự sống lại khải hoàn. Nhất là với chúng ta đó chính là tạo nên một chiến công hiển hách. Tuy nhiên, chúng ta chớ chỉ dùng cách suy ngắm Thánh Giá để loan báo Nước Trời do Thánh Giá đạt thành. 

Ðể có được Nước Trời này, chính chúng ta phải dùng con đường mà Chúa Ki-tô đả đi qua, phải cố gắng nắm giữ con đường giống như con đường của Chúa Ki-tô : đó là sự đổ máu mình cho đến giọt náu cuối cùng cho tha nhân. Thế đó, Chúa Kitô là Vua vũ trụ, Vua của chúng sinh cùng Vua Vĩnh Cửu của chúng ta hôm nay cùng đời đời là thế. Amen !


+++


CHÚA NHẬT THỨ BA MƯƠI BỐN-CHÚA KI-TÔ VUA VŨ TRỤ-BÀI BA

Vua Chúng Ta Và Nước Ngài



Chúa Ki-tô là Vua, nhưng không phải như các ông vua của thế giới này. Chúa Ki-tô đã đến trần gian để thiếp lập Nước mình trên trái đất, thế nhưng Nước này không có ở đây, Nước Ngài là ở trên trời. Vâng chuyện này, thì Tin Mừng nói về Nước Chúa một cách rõ ràng. Tuy thế, chúng ta có thể gặp khó khăn để hiểu về Thông Ðiệp này, hiểu thấu làm sao một cách sâu sắc. Hầu như chúng ta có thể một cách không ý thức như cái máy, rồi những quan niệm thủa xưa, những hình ảnh không thật luôn hiện ra trên khuôn mặt và tạo nên cái nhìn thực tại sai lầm về Chúa Giê-su. Chúng ta cũng giống như loại người Do Thái xưa mà Chúa Giê-su của trách. Có nghĩa chúng ta dễ dàng lầm lẫn vương quyền của Chúa Giê-su với các vương quyền của thế gian, Nước của Ngài với các Nước khác của trái đất. 

Chúng ta nên nhờ lại những điều các Tin Mừng đều tường thuật. Quả Chúa Giê-su vừa mới hạ sinh, thi các đạo sĩ đã đi kiếm tím Ngài, rồi đã hỏi các người Do Thái rằng Ðức Vua Do Thái mới chào đời hiện ở đâu ? Thật với sự hiện diện của các đạo sĩ đi tím Chúa Giê-su để bái lạy tôn thờ, chúng ta thấy vua Hê-rô-đê khi hay tin đã tỏ ra bực dọc. Ông cảm thấy như ngôi báu mình bị hăm dọa đang rung rinh lay động. Vua Hê-rô-đê thấy ờ Chúa Giê-su là một người như muốn tranh quyền báu của mình. Ông ta tượng tượng Chúa Giê-su cũng là vị Vua như ông vậy. Thật là một nhầm lẫn tai hại! 

Mặc dầu có những lầm lẫn của người Do Thái trong Tin Mừng theo thánh Gio-an ghi lại. Vì sau khi Chúa Giê-su làm phép lạ bánh cùng cá hóa ra nhiều cho ngàn dân chúng ăn no thỏa thuê, thì đám dân chúng đó muốm chiếm đoạt Ngài lên làm Vua của họ. Với việc làm tôn sùng ông Vua này trong nghĩa xã hội chính trị. Từ đó Chúa Giê-su sẽ có quyền hành cùng sức mạnh thiết yếu của ông Vua, để giải thoát Thành Ðô Giê-ru-sa-lem cùng các quốc gia lân cận bị quân Rô-ma xâm lược và đô hộ. Nhưng Chúa Giê-su lánh mặt họ bỏ đi lên núi. Lý thực, Chúa Giê-su không muốn làm vua cách thế này (Gioan 6,15).

Vả nữa, cần kể cả sự nhẫm lẫn suốt cả sự thương khó của Chúa Giê-su cho đến lúc bị treo thân trên thập giá. Nào thiên hạ chế diễu Chúa Giê-su. Nào những tên lính thì cất lòi cháo châm biến rằng : « kính chào Vua dân Do Thái » (Mátcô 15,19). Còn các vị Thượng Tế, Thông Luật cùng Kỳ Lão thì xem thường cùng trêu chọc rằng : « hắn chính là Vua Ít-ra-en, hắn cứ xuống khỏi thập giá đi, thì chúng ta tin hắn » (Mátthiêu 27,42). Cũng thế, còn quân lính cười chế nhạo cùng lăng mạ : « nếu ông là Vua dân Do Thái hãy cứu lấy chính mình » (Luca 23,37). Riêng tấm bảng viết đóng trên đầu cây thập giá là một sự sỉ nhục Ngài. Người ta đọc những chữ đó như sau :« Giê-su Na-da-rét, Vua dân Do Thái » (Gioan 19,19).Thiên hạ thường có trong đầu mình một ý nghĩ giống nhau về một kiểu vua. Ðó là một ông vua quyền thế trên trái đất, đầy uy lực sức mạnh, và lắm mưu mô xảo trá cùng có binh lực hùng mạnh.

Thế nhưng Chúa Kitô Vua vũ trụ, là vượt trên tất cả những điều đó. Vương quyền Ngài vượt lên trên tất cả các kiểu thứ nói đó của vua chúa trần gian, và tất cả đều là khác biệt với họ. Vâng Chúa Giê-su Kitô là Người khác biệt! Tuy nhiên trong lúc đó, một con người được người ta khám phá ra là Người công chính trước khi chết. Chính ông ta cũng bị treo trên thập giá, bên cạnh Chúa Giê-su bị đóng đinh trên thập giá. Ông ta nói với Ngài rằng : «Ông Giê-su ơi, khi nào vào Nước của ông xin hãy nhớ đến tôi » (Luca 23, 42). Ðẹp thay ở trên cao cây thập giá, người đàn ông này vừa khám phá ra một vị Vua của trời và đất.

Quả thực trong Nước Trời, Chúa Ki-tô là Vua uy nghi. Ngài ngự bên hữu Chúa Cha. Tất cả các Thiền Thần, các Thánh cùng các người được cứu độ và mọi thành phần của Thân Thể Chúa Ki-tô, mà Chúa Ki-tô là đầu, để tất cả họ đều đồng thanh cất tiếng ca ngợi Ngài. Nhưng ở trong trái đất này, thi khác hẳn. Trên trái đất này, Chúa Ki-tô Vua là một người phục vụ, là một người nhỏ bé, nghèo khổ, khiêm hạ, một người bị loài bỏ, một người bị khinh thị, một người không được dân mình hiểu. Thế đó, Chúa Giê-su là một Ông Vua bị chính dân mình làm nhục, và bị đóng đinh nhục nhã! Nếu như chúng ta muốm khám phá ra Chúa Ki-tô Vua, nếu như chúng ta muốn gặp gỡ Chúa Ki-tô Vua ở giữa và rất gần chúng ta, thì chúng ta không nên đi tìm kiếm Ngài ở bên cạnh những người quyền thế, sức mạnh, bên cạnh những người thông thái, những người đầy quyền lực hay những người giàu sang. Thực thế trên trái đất chúng ta sống này Chúa Giê-su luôn là người nhỏ bé, nghèo khổ, yếu hèn, bị xã hội bỏ quên cùng bị người ta loại bỏ khinh thị.

Bây giờ chúng ta nói về Nước Chúa Ki-tô. Từ Vương Quốc này Ngài đã đến thế giới con người sống, để loan báo Tin Mừng cứu độ và cấy trồng Tin Mừng đó trên địa cầu này. Chúng ta vẫn còn nói ở đây những hình ảnh sai lạc khi thiên hạ nghĩ đến Nước của Ngài. Ðơn cử như Chúa Giê-su trả lời câu hỏi của quan Phi-la-tô : « Nước Tôi không thuộc về thế gian này » (Gioan 18,36). Ðúng thế, Chúa Giê-su không thuộc và giống như các Nước của thế gian này. Như vậy Nước Ngài như thế nào? Làm sao chúng ta có thể nhận ra được Nước của Ngài ? 

Những Sách Tin Mừng nói với chúng ta rằng : Nước Chúa Ki-tô là gần kề, mà ở đâu Thông Ðiệp của Ngài được tuyên bố cùng đón nhận. Bất cứ ở đâu thiên hạ đón nhận, ở đâu người ta yêu mến, ở đâu người ta tha thứ cho nhau, ở đâu thiên hạ hòa giải những xung khắc, ờ đâu người ta chia sẻ cho nhau cái áo, chiếc quấn, chén cơm, cái bánh, thì ở đó có Nước Chúa. Trong lúc nói về Nước Chúa hay triều đại của Chúa Giê-su đã đến cấy trồng trên trái đất này. Như trong đoạn Kinh Tiền Tụng của Thánh Lễ ngày hôm nay tuyên bố trong đôi phút về Nước Chúa, là « triều đại sự sống cùng sự thật, triều đại của ân sủng và thánh thiện, triều đại của công chính, của tình yêu cùng hòa bình ». 

Nhất là, chúng ta cần nói tiếp ở đây. để mong tránh được những hình ảnh sai lạc về Nước Chúa. Ví Nước Ngài đây không có xuyên thủng đôi mắt chúng ta cũng không cưỡng ép bằng sức mạnh với ta. Như đã nói, Nước Chúa là nhỏ bé, khiêm nhu và không cực nhọc khó khăn dùng tri giác được trong buổi ban đầu của nó. Nước Chúa đó quả là yếu ớt mong manh theo sức loài người. Chính những lời dụ Ngôn nói về Nước Chúa như thế. Nước Trời được so sánh như hạt giống tốt gieo xuống đất và mọc lên bên cạnh các loại cỏ dại (Mátthiêu 13, 24). « Nước Trời là giống như hạt cải nhỏ bé mà người nông phu gieo vào trong cánh đồng của mình (Mát-thiêu 13,31). Nước Trời là giống như nắm men mà người đàn bà nội trợ bỏ vào trong đấu bột gạo (Mátthiêu 13,33).

Hoặc nữa, Nước Trời cũng ở đây với chúng ta, khi chúng ta cho người đói khát một ly nước sinh tố, một bát canh chua, cho một người khách lạ trú ngụ qua đêm khi gặp trời gió mưa, giúp đỡ một người bệnh tật cùng nâng đỡ tinh thấn của họ. Nước Trời hiện diện ở đây khi lòng chúng ta quảng đại chia sẻ cơm bánh, áo mặc, tài sản, niềm vui cùng rung cảm với những đau khổ của tha nhân : đau cái đau của anh chị em, khóc cái khóc mất mát của anh chị em, chia sẽ tù đày với anh chi em khi họ tranh đấu cho công lý, công bình và sự thật, rồi vui cái vui với sự thành đạt của anh chị em minh. Nước Trời ở khắp mọi nơi, ở khắp cả khi mà chúng ta có được một tình yêu như hoa rộ nở. Lúc đó, Nước Trời như lời Chúa Giê-su phán : Nước Trời ỏ bên cạnh các con, ở trong thâm tâm chúng con. Chúng ta có hân hoan đón nhận Nước Trời Chúa ban tặng cùng mang Nước Trời đến cho anh chị em mình, cùng quảng bá Nước Trời cho mọi người chăng ?

Ðể rồi khi ngày chung thẩm, thi Chúa Ki-tô sẽ trở lại, lúc ấy Nước Ngài sẽ xuất hiện trong tất cả sự chói sáng và huy hoàng. Những gì Nước Trời đã dấu ẩn hôm nay sẽ thấy tràn đầy ánh sáng vào lúc đó. Nhất là, Nước Trời sẽ đạt đến sự tràn đầy sức sống cùng nở tươi. Nước Trời sẽ giống như : « một cây đại thụ hoa lá xum xuê và trên đó muôn loài chim trời đến làm tổ của mình » (Mát thiêu 13,32).

Lý thực Nước Trời này, đã hiện diện ở giữa chúng ta rồi, chúng ta là những công dân Nước Trời nên có bổn phận, là góp phần, góp sức mình làm cho Nước Chúa được tăng trưởng thêm. Ðó chính là một sự xứng hợp cùng một trách nhiệm, mà mỗi Thánh Lễ ban ơn và giúp đỡ chúng ta cáng đáng tốt cái công việc làm cho Nước Chúa được tăng trưởng này. Cũng như làm cho Chúa Ki-tô Vua Vũ Trụ ngự trị hết thảy trong mọi tâm hồn của chúng sinh trên trái đất này. Amen

Lm. Phêrô Lê Quang Dũng, 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét