LTCGVN (29.11.2013)
Sài Gòn, đến với văn phòng Công lý & Hòa bình chúng tôi hôm nay là những bà con dân oan do mất đất mất nhà, do những chính sách việc làm khuất tất của nhà cầm quyền đã đẩy họ vào vòng oan khiên rồi đi khiếu nại lâu năm mà vẩn chưa được giải quyết
Đến với chúng tôi họ than thở, cô/ chú ạ báo chí nhà nước đả đăng rồi, chính ông Võ Văn Đồng, cục trưởng Cục Khiếu nại tố cáo, Thanh tra Chính phủ khu vực phía Nam nói: Khó giải quyết khiếu kiện nhiều người vì vướng chính sách, “Có những vụ khiếu nại mà Thủ tướng còn không giải quyết được chứ đừng nói đến các ông chủ tịch tỉnh như vụ khiếu nại Nông trường Cờ Đỏ (Cần Thơ), dự án hồ chứa nước Sông Ray (Bà Rịa – Vũng Tàu)… bởi nó vướng vào cơ chế chính sách. Hiện nay chúng ta vẫn giải quyết theo kiểu “nắng đâu, che đó” chứ chưa có một hệ thống xử lý hoàn thiện”. Bây giờ bà con dân oan chúng tôi không biết cậy nhờ vào ai để giải đi nổi oan khiên đòi lại cửa nhà, ruộng vườn, tài sản …, chúng tôi đả rơi vào tình trạng này hàng mấy chục năm nay, kể từ cái ngày được giải phóng
Kiểm tra lại thông tin, chúng tôi thấy rõ ràng thông tin này được đăng tải trên báo tuổi trẻ online
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/579487/kho%CC%81-gia%CC%89i-quye%CC%81t-khieu-kien-nhieu-nguoi-vi%CC%80-vuo%CC%81ng-chi%CC%81nh-sa%CC%81ch.html
Nếu quả thật vấn đề dân oan mất đất mất nhà, oan sai mà phức tạp đến mức như ông Đồng nói “Thủ tướng còn không giải quyết được chứ đừng nói đến các ông chủ tịch tỉnh” thì tôi không hiểu các ban các ngành, các ông quan quyền cao chức lớn kia ngồi lên cái ghế ấy để làm gì?, có phải chăng việc giải quyết thật đơn giản như sau: Ai lấy của ai cái gì thì bảo người ấy trả lại cho người cái đó, ai làm hại ai điều gì thì bảo người ấy bồi thường thỏa đáng rồi có lời xin lổi…, nhà nước sai – nhà nước sửa, dân sai – dân sửa, quan làm sai thì bảo quan bồi thường thiệt hại rồi cách chức quan; Ai làm sai mà không chịu sửa thì đem chế tài luật pháp ra trừng trị thích đáng…. thế thôi.
Chúng tôi đăng tải lời kể của một số bà con dân oan mà theo như Đồng nói “Thủ tướng còn không giải quyết được chứ đừng nói đến các ông chủ tịch tỉnh” để xem việc giải quyết khó đến mức nào mà ghê gớm vậy!
1. Trường hợp của cô Trần Thị Bảy ở quận Thủ Đức tố cáo ông Lê Văn Lộc, là phó chủ tịch quận tổ chức cưởng chế đuổi cả gia đình cô Bảy ra khỏi lô đất 5.850m2 để chiếm lô đất và tài sản mà gia đình cô làm nơi trú ngụ là cái Container và những vật dụng tài sản gia đình bên trong.
Sự việc diễn ra cụ thể như sau:
Nguồn góc lô đất 5.850m2 đất ở xã Tam Bình, quận Thủ Đức chồng của cô Bảy mua vào năm 1973 và đứng tên chủ sở hữu có đầy đủ giấy tờ ra phường chứng nhận, có sơ đồ một cách hợp pháp, năm 1979 chồng cô Bảy bị mất tích, lúc này chính quyền địa phương cho rằng chồng cô Bảy đi vượt biên vậy là họ tiến hành chiếm luôn lô đất mà không hề có một quyết định giấy tờ giao nhận gi, mặc dù cô Bảy là vợ và các con cái trong gia đình vẩn còn ở đó, họ lấy đất để đưa vô tập đoàn, nhưng lấy lại bỏ bê hoang vu không canh tác gì. Cô Bảy không chấp nhận việc làm của chính quyền địa phương nêu trên nên cô đã cất công đi đòi, nhưng khi đến đòi thì chính quyền địa phương cho rằng cô Bảy đả không kê khai 299 nên không thể giải quyết trả lại, cô Bảy cho biết khi nhà nước đã tịch thu đưa vô tập đoàn rồi thì làm sao cô Bảy đi kê khai 299 được. Lúc bấy giở chính quyền địa phương cho rằng cô Bảy bỏ đất, nhưng thật nực cười làm sào mà bỏ được, đất được gia đình cô mua và có giấy tờ hẳn hoi mà. Từ đó tới nay đã hơn 23 năm rồi cô Bảy cất công đi đòi hoài mà không có cơ quan nào chịu giải quyết cho cô, hết lên Phường, lại lên Quận, lên Thành phố rồi cứ thế cứ đi đòi hoài, đến năm 1994 thì chính quyền nói rằng xét thấy hoàn cảnh khó khăn nên giải quyết “cho lại” 200m2, riêng cái việc cho lại này củng nên xem xét lại, vì rõ ràng anh lấy của tôi 6050ms rồi trả lại cho tôi có 200m2 mà bảo là cho lại thì thấy thật ngược đời, vì hoàn cảnh khó khăn nên sau đó cô Bay phải bán luôn lô đất 200m2 ấy để trang trải cuộc sống.