Giáo sư Kagefumi Ueno (*) từ Tokyo, Nhật Bản
Liệu ‘văn hoá giản dị’ lấn át truyền thống Vatican?
3 tháng trôi qua từ khi Đức Hồng y Jorge Mario Bergoglio trở thành người Mỹ Latinh đầu tiên đảm nhận chức vụ Giáo hoàng. Hồi tháng 3, cuộc Mật nghị Giáo hoàng làm thế giới kinh ngạc khi Giáo hội Công giáo uỷ thác tương lai cho một người "có rất ít bản sắc Vatican" từ Argentina.
Hàng loạt sự việc xảy ra trước và sau khi Đức Giáo hoàng Phanxicô nhậm chức, vị lãnh đạo thứ 226 của Giáo hội Công giáo Lamã thách thức các tục lệ và đặt ra một phản ứng dây chuyền mà có thể tạo ra làn sóng thay đổi trong thế giới Công giáo.
Giáo hội Công giáo được cho là có hai nền văn hoá - "văn hoá lộng lẫy" được minh hoạ qua hình ảnh Vatican và "văn hoá giản dị" của hàng giáo sĩ và tu sĩ, những người đã thực hiện lời khấn khó nghèo, khiêm hạ và tận hiến. Nhờ văn hoá này mà Giáo hội giữ được sự tôn trọng của người dân qua nhiều thế kỷ. Là một linh mục Dòng Tên, Đức Thánh Cha Phanxicô là hiện thân của nền văn hoá thứ hai, một cực khác của văn hoá Vatican.
Đức Phanxicô, người trong nhiều thập kỷ đứng về phía người nghèo và có cuộc sống đơn giản và khiêm tốn đã bắt đầu giới thiệu đến Vatican "văn hóa giản dị" bằng cách đơn giản hoá môi trường và các phòng ban chức năng của Đức Giáo hoàng. Cùng với cách thức thích nói chuyện trực tiếp với mọi người, Đức Phanxicô đang tạo ra sự đồng cảm trong thế giới Công giáo và có thể thay đổi nền văn hoá đậm chất Vatican.
Vatican chủ yếu lấy châu Âu làm trung tâm. Các khu vực ngoài châu Âu như châu Mỹ và châu Á vốn chiếm 3/4 số người Công giáo trên thế giới rất ít có cơ hội nói lên tiếng nói của mình.
Liệu Đức Giáo hoàng mới đến từ châu Mỹ Latinh sẽ tìm kiếm một giải pháp phá vỡ quá khứ để tạo ra một Giáo hội Công giáo phổ quát phản ánh tốt hơn thực tại của mỗi châu lục bằng cách cố gắng phân quyền cơ chế tập trung hiện tại xung quanh Roma? Ngài sẽ làm gì đối với những người chống lại tiến trình “phi châu Âu hoá”? Chúng ta hãy xem.
Vị Giáo hoàng tiền nhiệm Đức Bênêđictô XVI, chưa bao giờ đi thăm châu Á trong suốt triều đại của mình. Ngoài ra, trong 3 năm qua, Nhật Bản đã bị tước mất một hồng y. Tôi hy vọng Đức Giáo hoàng Phanxicô, người từng tình nguyện làm việc tại Nhật Bản, sẽ quan tâm đặc biệt đến Nhật Bản và châu Á. Tôi cũng hy vọng Giáo hội Công giáo Nhật Bản sẽ cố gắng để có chuyến viếng thăm của Đức Giáo hoàng đến đây.
Các vụ giáo sĩ lạm dụng tình dục chỉ là một trong những tệ nạn của thể chế gây nguy hại cho Vatican và thường có tâm lý che đậy và thiếu khả năng tự điều chỉnh ở các tầm vĩ mô. Nhưng những tệ nạn này đã đánh mất niềm tin tín hữu Công giáo một cách không cần thiết.
Thực tế là đã có sự cố tình muốn chọn một "người ngoài Vatican" để lãnh đạo Giáo Hội, là dấu hiệu cho thấy mức độ nghiêm trọng của tình hình người Công giáo cần thấy mình trong Giáo Hội. Đức Phanxicô đã nhanh chóng thay đổi tình hình bằng việc thành lập “Hội đồng Cố vấn” gồm 8 hồng y trong đó chỉ một thành viên là viên chức của bộ máy hành chính Vatican hiện tại, 3 thành viên khác đến từ các quốc gia nói tiếng Anh và tiếng Đức, nơi được coi là có nhiều tư tưởng cải cách. Bước quan trọng tiếp theo sẽ là việc bổ nhiệm Bộ trưởng Ngoại giao, nhân vật thứ hai của Giáo triều Rôma.
Ngoài ra, Đức Phanxicô được kỳ vọng sẽ thu hút mạnh mẽ sự chú ý của toàn thế giới. Ngài sẽ gây ảnh hưởng thế giới bởi sự hiện diện của mình thông qua các cuộc đối thoại mở rộng giữa Giáo hội với người Do Thái và người Hồi giáo, và thông qua sứ điệp Giáo hoàng về các chủ đề nghèo đói, môi trường và nhân quyền.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã mang đến làn gió thay đổi. Chúng ta sẽ quan tâm đến cùng liệu ngài sẽ thay đổi văn hóa và đặc điểm của toàn thế giới Công giáo khi thực hiện cải cách Vatican.
Đức Phanxicô chắc chắn sẽ gặp nhiều kháng cự từ bộ máy quan liêu của Vatican và châu Âu. Tuy nhiên, với lòng nhiệt thành cải cách thúc đẩy, Đức Thánh Cha Phanxicô đang trong vị thế làm nên lịch sử.
-----------------
(*) Giáo sư Kagefumi Ueno của Đại học Kyorin ở Tokyo là nhà bình luận và là cựu Đại sứ Toà Thánh.
Nguồn: UCANews
0 nhận xét:
Đăng nhận xét