1

www.luongtamconggiaovietnam.blogspot.com

2

www.luongtamconggiaovietnam.blogspot.com

3

www.luongtamconggiaovietnam.blogspot.com

4

www.luongtamconggiaovietnam.blogspot.com

5

www.luongtamconggiaovietnam.blogspot.com

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

[Video RFA] Việt Nam quê hương tôi (Phần 3)

“Đả đảo cộng sản”: Những tiếng thét uất nghẹn được cởi trói để tuôn trào



LTCGVN (30.06.2013) - Ngày 24-6 tại chùa Quang Minh thuộc tỉnh An Giang, chính quyền địa phương đã huy động hơn 100 người với đầy đủ gươm giáo, súng ống, gậy gộc để đàn áp các tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy, một tôn giáo lớn quy tụ hơn 7 triệu người, khi họ đang tụ tập để mừng đại lễ Khai Đạo. Cuộc trấn áp được tổ chức với lệnh được phép đánh cho chết của ĐCSVN đã vượt qua giới hạn cuối cùng đã đưa tín đồ Hòa Hảo thoát khỏi sự sợ hãi cố hửu để giận dữ thét to "đả đảo cộng sản". Một câu nói bình thường sẽ được kết án ít nhất là 25 năm tù hoặc tử hình.

Ngày 25-6 trong buổi lễ được tổ chức tại tư gia, cụ Lê Quang Liêm, người lãnh đạo PGHHTT, đã rướm lệ trong sự vui mừng khi nói lời chào mừng đại diện các tôn giáo bạn đến tham dự vì đã 38 năm, ngày hôm nay ông và đồng đạo mới được tổ chức mừng đại lễ của tôn giáo mình sau khi cương quyết, kiên cường không giải tán theo yêu cầu của chính quyền cộng sản. Sự dứt khoát quyết định được diễn tả rõ trong câu nói với đồng đạo: “Cộng sản đã giết hơn 20 ngàn tín hữu PGHH rồi. Bây giờ nếu có giết thêm 200 đồng đạo nữa cũng được. Ai đồng ý?” Mọi người trong Ban trị sự Trung ương và các Tỉnh giơ tay và vỗ tay đồng tình. Quả thật hào khí ngất trời.

Đức tân giám mục phụ tá giáo phận Vinh nhận xét về tình hình của giáo phận


Vinh – Trong cuộc phỏng vấn với phóng viên của đài Á Châu Tự Do, Đức Tân Giám mục Phụ tá Giáo phận Vinh, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Viên đã nhận xét: “mảnh đất giáo phận Vinh thắm đượm mồ hôi, nước mắt các nhà truyền giáo; đặc biệt thắm đượm máu hồng của các vị tử đạo qua nhiều thời kỳ bách hại. Do đó người Công giáo trong giáo phận Vinh luôn ý thức về vai trò của mình trong giáo hội”.
Ngài đưa ra nhận xét trên đây khi được hỏi về “tình hình của giáo phận Vinh” hiện nay. Theo Ngài các khó khăn hiện tại của Giáo phận bao gồm: việc giáo dục giới trẻ theo tinh thần Kitô giáo “không được thuận tiện” vì những hạn chế về thời gian trong việc học và dạy giáo lý. Ngoài ra, việc tham gia của người Công giáo vào xã hội dân sự còn “hết sức hạn chế”, việc phát triển các giáo xứ rất lớn nhưng đất đai dành cho sự phát triển này còn thiếu nhiều. Về lĩnh vực truyền thông, nhu cầu của người Công giáo trong giáo phận thì lớn nhưng họ chỉ được “lĩnh hội rất ít ỏi”.

[Video VRNs] Tin Công Giáo Thế Giới 29 06 2013

Phao-lô, vị thánh của mọi thời (kỳ 20)


KHÁC BIỆT TRONG THƯ RÔMA
VÀ CẢ NƠI THÁNH PHAOLÔ NỮA
(Xem L. McRayPaul in Recent Research)

Một số nhà cải cách lại đã diễn giải vấn đề nóng bỏng xảy đến vào lúc thánh Phaolô dựa theo ánh sáng phấn đấu chống hệ thống pháp luật. Các vị này dựa theo khuôn những người có lòng sốt sắng mộ đạo có từ cuối thời Trung Cổ, coi đó như “mẫu mực” lề luật định ra cho người thường. Các ngài có được mẫu mực này là nhờ kinh nghiệm riêng tư, sâu sắc của mình về niềm tin. Thế nên, các ngài đọc thư thánh Phaolô thường theo nhãn giới phấn đấu cho huệ-lộc lành thánh chống báng lề luật.   

Phêrô và Giuđa: Giống Nhau, Khác Nhau



Phêrô và Giuđa là hai nhân vật nổi bật nhất trong nhóm Mười Hai Tông Đồ của Đức Giêsu. Một người là thuyền chài, ngư phủ của Biển Hồ, Bắc Do Thái. Một người làm thủ quỹ, quản lý về tài chánh cho Đức Giêsu. Trong danh sách của nhóm Mười Hai Tông Đồ, Phêrô luôn luôn đứng đầu, và Giuđa luôn luôn đứng sau cùng. Đức Giêsu nói, “Những kẻ đứng đầu sẽ bị đưa xuống trở thành người sau chót, và người sau chót sẽ được đưa lên thành người đầu tiên” (Mátthêu 19:30). Nhưng rất tiếc, trong trường hợp của Phêrô và Giuđa thì lại khác. Trong danh sách của nhóm Mười Hai Tông Đồ được trình bày trong Phúc Âm Nhất Lãm, Phêrô luôn luôn đứng đầu bảng vàng, và Giuđa luôn luôn đứng cuối cùng trong danh sách của nhóm Mười Hai. Nhưng Phêrô đã trở thành Giáo Hoàng đầu tiên của Giáo Hội. Người ngư phủ của Biển Hồ năm xưa đã trở thành trụ cột chính và nền nhà vững chắc đỡ nâng ngôi nhà Giáo Hội đời đời bền vững. Giuđa thì ngược lại, hai ngàn năm đã trôi qua, nhưng “bia miệng hãy còn trơ trơ” về cuộc đời của người tông đồ đứng cuối bảng vàng.

Phêrô và Giuđa thật sự ra có một điểm giống nhau, và một điểm khác nhau. Điểm khác nhau giữa Simon Phêrô và Giuđa Iscariốt, liên quan đến Khái Niệm Chấp Nhận, đã dẫn cuộc đời của hai người sang hai nhánh rẽ hoàn toàn khác nhau. 

Từ Chối



LTCGVN (30.06.2013)
Kinh nghiệm bị từ chối ai cũng có. Ai cũng có lần bị từ chối và cũng có lần từ chối người khác. Ta vừa là nạn nhân vừa là người gây tổn thương cho người khác. Dù là gì chăng nữa thì cũng có lí do biện hộ cho hành động của mình. Khi bị chối từ như thế nhẹ nhàng thì bỏ qua rồi quên bẵng trong chốt lát; nặng thì để nó đeo sau lưng thời gian ngắn và nặng nhất là ôm ấp ủ nó trong lòng. Sung sướng gì khi phải ôm đá tảng trong lòng, ngày đêm sầu khổ. Điều rõ ràng từ chối hay bị từ chối là một thực tế trong cuộc sống, không ai tránh khỏi. Đau buồn do bị từ chối gây nên là điều không thể tránh. Có khác chăng là người đau buồn nhiều và dai dẳng hơn trong khi lại có người đau buồn ít và cũng để cho cho qua mau hơn. Người để cho đau buồn đến và đi nhanh là người có tinh thần cởi mở và khiêm nhường. Chính cởi mở và khiêm nhường giúp học biết đau thương vì bị từ chối có giá trị tích cực riêng của nó. Khi nhận biết giá trị tích cực của từ chối là biết đón nhận điều lợi ích cho bản thân. Người đó dùng kinh nghiệm trên để xét mình, tự tìm hiểu và sát hạch chính mình từ đó rút ra kinh nghiệm riêng biệt, làm giầu gia tài kinh nghiệm thực tế, sống động cho tương lai. Trái lại, không chấp nhận chỉ trích, từ chối là tự làm cho vấn đề trầm trọng hơn và từ những suy nghĩ trong đầu làm cho vấn đề đáng chán ghét trở nên kinh tởm hơn. 

Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

Những sự thật cần phải biết (Phần 8) - Lịch sử lá cờ của dân tộc



LTCGVN (29.06.2013)- Trong lịch sử dân tộc, đã không thiếu những lần đất nước Việt Nam gặp sự xâm lăng của giặc Tầu từ phương Bắc. Và cũng chính từ những lần xâm lăng ấy, dân tộc Việt Nam đã xuất hiện những Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản, Quang Trung… để đánh bại ngoại xâm, đem lại tự do cho đất nước. Để có được những chiến thắng lẫy lừng như Hàm Tử, Chương Dương, Chi Lăng... những vị anh hùng dân tộc đã biết cách đoàn kết tất cả sức mạnh của dân tộc dưới ngọn cờ chính nghĩa, ngọn cờ của đấu tranh, ngọn cờ của dân tộc. Sức mạnh đấu tranh của cả dân tộc khi hội tụ dưới một ngọn cờ đã đem lại sức mạnh vô biên để chiến thắng kẻ thù hung bạo.

Ông Tổng bí thư của đảng CSVN lấy tư cách gì để ký Tuyên Bố Chung giữa 2 quốc gia Việt Nam và Thái Lan?



LTCGVN (29.06.2013) - Trong chuyến đi Thái Lan, ông Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư của đảng CSVN đã ký một tuyên bố chung Việt Nam - Thái Lan trong đó bao gồm nhiều cam kết giữa 2 quốc gia trên các lãnh vực quan hệ chính trị, hợp tác quốc phòng, an ninh, kinh tế, xã hội, văn hóa, khu vực và quốc tế. 

Trong Hiến pháp hiện thời của nước CHXHCNVN, không một điều nào quy định tổng bí thư một đảng có trách nhiệm và quyền hạn để thực hiện việc này.

20:00, Chúa nhật 30.06: Lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình tại nhà thờ Kỳ Đồng

LTCGVN (29.06.2013)
Sài Gòn – Theo thông lệ đã có từ hơn hai năm nay, lúc 20 giờ, Chúa nhật cuối tháng (30.06), tại DCCT Sài Gòn, số 38 đường Kỳ Đồng, quận 3, Sài Gòn, có tổ chức thánh lễ và thắp nến cầu nguyện cho công lý hòa bình.
Nền kinh tế Việt Nam càng ngày càng suy sụp, xã hội càng ngày càng bất ổn, điều cần làm nhất trong lúc này là nhà cầm quyền phải gây dựng lại niềm tin cho người dân, nhưng trái lại họ lại gây ra thêm nhiều hoàn cảnh đẩy đất nước đến bế tắc hơn, và lòng dân trở nên lạnh nhạt với chính quyền. Thay vì thuyết phục dân bằng những việc phục vụ công ích thì họ lại tổ chức bắt bớ các bloggers, sách nhiễu các chức sắc tôn giáo, và ghép tội vu vơ cho luật sư nhân quyền và dân quyền.

Đức Hồng y Phạm Minh Mẫn nói về chính sách tôn giáo ở Việt Nam


Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn



Thông cáo báo chí sau cuộc họp vòng 4 của Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam – Tòa Thánh diễn ra ngày 13-14/6 tại Vatican viết, Việt Nam nhấn mạnh “việc tôn trọng và bảo đảm tự do tôn giáo và tự do tín ngưỡng, cũng như không ngừng khuyến khích các tôn giáo khác nhau, và Giáo hội Công giáo Việt Nam nói riêng, tích cực tham gia công cuộc xây dựng quốc gia và phát triển kinh tế-xã hội”.

Xin hiệp thông với phong trào đòi “Có Công Lý cho Ls Lê Quốc Quân” sẽ bị đưa ra tòa án CS vào 9/7/2013


LTCGVN (29.06.2013)
Xin hiệp thông với phong trào đòi “Có Công Lý cho Ls Lê Quốc Quân” sẽ bị đưa ra tòa án CS vào 9/7/2013
Như Nữ Vương Công Lý đã đưa tin, Luật sư Lê Quốc Quân đã nhiều lần bị nhà cầm quyền CSVN bắt giữ trái pháp luật nhằm trả thù hèn hạ khi ông đã có nhiều hoạt động vì cộng đồng, vì xã hội ngày càng tốt đẹp.

Những hoạt động của Ls đã làm nhà cầm quyền CSVN khó chịu và tìm nhiều cơ hội để đàn áp, bắt bớ. Từ 2007 đến nay, nhà cầm quyền CSVN đã nhiều lần bắt giữ ông nhưng không thể kết tội đành phải thả ông ra khỏi nhà tù trước áp lực và sự giận dữ của người dân trong và ngoài nước cũng như các tổ chức quốc tế.
Mới đây nhà cầm quyền CSVN cố tình bắt giữ Ls Lê Quốc Quân với cái cớ mà ai cũng biết là hoàn toàn nhằm mục đích bới bèo ra bọ hại người công chính.
Mặc dù đã được cơ quan thuế đến thanh tra và có quyết định đình chỉ thanh tra, nhưng cơ quan an ninh chính trị Hà Nội đã được huy động nhằm triệt hạ gia đình Ls Lê Quốc Quân. Em trai, em họ bị bắt, thậm chí Công an Hà Nội còn bắt giữ cả cô em họ đang mang thai mấy tháng. Kết quả của hành động bất nhân và bất chấp pháp luật đã dẫn đến việc cô Oanh, em họ Ls Lê Quốc Quân đã bị sẩy thai. Đây là nỗi đau không thể bù đắp của đôi vợ chồng trẻ này.

UCANEWS: Giám mục phải là mục tử, không phải hoàng tử



(Ảnh: Filippo Monteforte/AFP)


Nói chuyện với các khâm sứ của Tòa Thánh hôm 21 tháng 6, đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh tầm quan trọng tìm kiếm các giám mục là những mục tử và tôi tớ tốt lành của các tín hữu cho các giáo phận.

Các khâm sứ là những đại diện ngoại giao của Tòa Thánh, nhưng trong buổi nói chuyện, đức Thánh Cha coi nhẹ công việc với tư cách là đại sứ mà đặt trọng tâm về vai trò của họ trong việc xác định các ứng viên giám mục. Ngài kêu gọi các vị cần đảm bảo rằng "các ứng viên là những mục tử gần gũi với mọi người: là người cha và là người anh em của mọi người".

Phao-lô, vị thánh của mọi thời( kỳ 19)



TRANH LUẬN VỀ THƯ RÔMA

Xem ra, lại đã xảy đến nhiều sự việc quanh bức thư do thánh Phaolô viết gửi giáo đoàn Rôma, khá nổi tiếng.

Thánh Phaolô biết rõ: có động lực thánh rất cứu độ đã tác động nơi con người. Ơn cứu độ, nay mặc khải cho ta theo cung cách nhè nhẹ, đi vào cuộc đối thoại với từng người. Nơi đó, có hai khía cạnh luôn đan xen nhau và tiếp cận nhau, đó là: lòng thủy chung và tình thương yêu mặn mà, ở trong ta.

“Trước hết, Thiên Chúa đã tỏ lòng yêu thương chung thủy đối với ta vượt quá mức tuyệt vời. Đặc trưng này, dẫn ta trở về với lời hứa mà Ngài từng bộc lộ cho Abraham biết về mặc khải. Một mặc khải tuyệt vời hơn cả hợp đồng thoả thuận tay đôi vẫn thấy dẫy đầy ở trần thế.

Mừng lễ kính Thánh Phêrô và Phaolô

LTCGVN (29.06.2013)

Thánh Phêrô, Giáo hoàng tiên khởi

Theo Tân ước và truyền thống Kitô giáo, Thánh Phêrô là một trong 12 Tông đồ của Chúa Giêsu và là vị lãnh đạo tiên khởi của Kitô giáo. Ngài “nổi bật” trong Phúc Âm và sách Công vụ, đồng thời được tôn kính là Thánh Giáo hoàng tiên khởi trong Giáo Hội Công Giáo, Giáo Hội Đông phương, và Giáo Hội Chính thống. Là con trai của ông Gioan (Ga 1:42) hoặc Giona, ngài người làng Bếtsaiđa, thuộc Galilê hoặc Gaulanitis. Em trai ông là Anrê cũng thuộc Nhóm Mười Hai.

Thánh Phêrô có công thành lập Giáo Hội ở Antiôkia và cai quản Giáo đoàn này 7 năm. Đích thân hoặc qua thư từ, lời của ngài đã tới được Pontus, Galatia, Cappadocia, Tiểu Á và Bithynia, được người Do-thái và dân ngoại chấp nhận. Ngài tới Rôma vào năm thứ hai trong triều đại của Hoàng đế Claudius Germanicus, ngài đã lật đổ pháp sư Simon Magus.

Có hai thư được coi là của Thánh Phêrô. Phúc Âm theo Thánh Mác-cô đều cho thấy sự ảnh hưởng từ việc rao giảng của Thánh Phêrô. Vài sách khác mang tên ngài như Công vụ Thánh Phêrô, Phúc Âm theo Thánh Phêrô, Lời giảng của Thánh Phêrô, Khải huyền của Thánh Phêrô, và Phán quyết của Thánh Phêrô, nhưng tất cả các sách này không được Giáo Hội Công Giáo chấp nhận.

Chính ông Anrê, anh ông Simon Phêrô, là một trong hai người đã nghe ông Gioan nói và đi theo Đức Giêsu, rồi ông gặp em mình là ông Simon và nói: “Chúng tôi đã gặp Đấng Mêsia” (Ga 1:41). Sau đó ông dẫn em mình đến gặp Đức Giêsu. Đức Giêsu nhìn ông Simon và nói: “Anh là Simon, con ông Gioan, anh sẽ được gọi là Kêpha” (Ga 1:42). Kêpha nghĩa là Phêrô, tức là Đá tảng.

Thai nhi van xin

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

[Video VOA] Truyền hình vệ tinh VOA Asia 28/6/2013

RFA: Dự thảo Hiến pháp: sự gian lận có hệ thống?


kyten305.jpg
Giáo dân giáo xứ Ngọc Long, giáo phận Vinh, ký kiến nghị đòi hủy điều 4 hiến pháp 1992.
Courtesy Nuvuongcongly

Bản Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp được Ủy Ban soạn thảo trình lên Quốc hội đang tiếp tục bị dư luận chống đối, nhất là những nhóm trí thức cũng như đại diện tôn giáo từng góp ý của họ trong đợt sửa đổi hiến pháp lần này nhưng không được Ủy Ban để mắt tới dù chỉ một điều khoản mà họ bỏ tâm huyết ra để soạn thảo và góp ý.

Không chp nhận ý kiến sửa đổi

Ngày 3 tháng Sáu vừa qua nhóm Kiến nghị 72 đã gửi cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội và một số Đại biểu Quốc hội bản phản đối Dự thảo sửa đổi Hiến pháp trình Quốc hội khoá XIII trong kỳ họp thứ 5 với lý do là Bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp được trình lên hoàn toàn không phù hợp với nguyện vọng của nhân dân vì đã cố tình che dấu sự thật. Tuyên truyền vận động người dân một cách áp đặt. Không chấp nhận những ý kiến sửa đổi của một bộ phận trí thức và đại diện các tôn giáo lớn nhằm mục tiêu giữ lại những điều khoản lạc hậu, phản động trong điều 4 của Hiến Pháp dành cho chế độ độc đảng và bất cần quyền lợi chính đáng của nhân dân.

RFI: Tinh thần Nguyễn Phương Uyên vững vàng trong tù



Nguyễn Phương Uyên trong phiên xử sơ thẩm tại toà án Long An 16/05/2013 (Reuters /VNA)
Nguyễn Phương Uyên trong phiên xử sơ thẩm tại toà án Long An 16/05/2013 (Reuters /VNA)

LTCGVN (28.06.2013)
Sáng nay 28/06/2013 gia đình và bạn bè, những người ủng hộ sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên đã đến Long An thăm Phương Uyên trong trại giam. Những người đi thăm cho biết tinh thần của Uyên vẫn rất vững vàng, tuy điều kiện sống ở phòng giam hiện nay tệ hơn trước.

Ls. Hà Huy Sơn: Tòa án tối cao nên hủy án sơ thẩm và đình chỉ vụ án đối với Nguyễn Phương Uyên



Hà Nội – Tối ngày 27.06.2013, bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ của nữ sinh Nguyễn Phương Uyên xác nhận đã được luật sư Hà Huy Sơn, người bào chữa cho Nguyễn Phương Uyên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm do Tòa án nhân dân tỉnh Long An xét xử ngày 16.05.2013 tại thành phố Tân An vụ án Đinh Nguyên Kha “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 88, Bộ luật hình sự, đã gởi văn thư đến Chánh tòa phúc thẩm tại Tp.Hồ Chí Minh Tòa án nhân dân tối cao để trình bày về nội dung kháng cáo của Nguyễn Phương Uyên đối với bản án HSST. Sau khi phân tích tính phi pháp của phiên tòa sơ thẩm và bản án, đồng thời tái khẳng định tình trạng vô tội của thân chủ, luật sư Sơn đã đề nghị Tòa phúc thẩm tại thành phố Hồ Chí Minh Tòa án nhân dân tối cao xem xét tuyên hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án đối với Nguyễn Phương Uyên.
VRNs xin gởi đến quý vị toàn văn văn thư này.

Tỉnh DCCT Việt Nam và Gx. Đức Mẹ HCG Sài Gòn mừng Bổn mạng


LTCGVN (28.06.2013) – Sài gòn – Hôm qua, 27.06.2013, cộng đoàn Gx. Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (ĐMHCG) Sài Gòn kết thúc Tam Nhật Mừng Kính ĐMHCG, bổn mạng của Giáo xứ và của Tỉnh Dòng CCT Việt Nam.
Đây là năm đầu tiên Tỉnh DCCT Việt Nam mừng bổn mạng Đức Mẹ với tước hiệu Đức Mẹ HCG. Năm 2013 cũng là Năm thánh kỷ niệm của DCCT Sài Gòn với ba sự kiện lớn: 50 năm thành lập Giáo xứ, 60 năm làm phép Đền thánh và 80 năm lập Tu viện.
15 giờ 30 – 16 giờ: Diễn nguyện Mừng kính ĐMHCG theo nghi thức của Đồng bào Bahnar. Có hơn 1000 giáo dân tham dự, trong đó có 200 Đồng bào Bahnar từ giáo xứ Châu Khê, hạt Măng Yang, tỉnh Gia Lai do cha Giuse Đinh Văn Cao thuộc DCCT phụ trách.
Trong buổi diễn nguyện, cộng đoàn Giáo xứ có cơ hội chiêm ngắm vẻ đẹp dịu dàng của Đức Mẹ qua giai điệu cồng chiêng và qua các điệu múa của những người con của núi rừng, anh chị em Bahnar.
Được biết, 200 anh chị em Bahnar khởi hành đi hành hương Đức Mẹ từ chiều ngày 26.06 và đến Sài Gòn lúc 6 giờ sáng ngày 27.06. Trong số 200 anh chị em tới hành hương Đức Mẹ tại DCCT Sài Gòn lần này, hầu hết đây là lần đầu tiên những anh chị em này xuống Sài Gòn nên mọi sự đều lạ lẫm. Một chị Bahnar chia sẻ: “Ôi! Vui lắm! Lần đầu tiên được lên Sài Gòn. Đường nhiều người và nhiều xe quá!”.
200 anh chị em người dân tộc Bahnar từ giáo xứ Châu Khê, Măng Yang, tỉnh Gia Lai tới cầu nguyện và chia sẻ niềm vui với Gx. Đức Mẹ HCG Sài Gòn trong ngày mừng lễ Bổn mạng.

Cha Giám Tỉnh DCCT: Hồng ân Chúa dành cho ai chạy đến với Mẹ Hằng Cứu Giúp



LTCGVN (28.06.2013)– Sài Gòn – Hôm qua, ngày 27.06.2013, kết thúc Tam nhật mừng Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, bổn mạng Tỉnh DCCT VN và giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đã quy tụ hơn 5000 giáo dân tham dự các nghi lễ và hội vui “Chợ Quê/Hội Chợ Ẩm Thực” ngay sau đó.
Thánh lễ đại trào do Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám mục giáo phận Kontum, cùng với gần 50 linh mục DCCT và triều đồng tế. Về phía cộng đoàn dân Chúa, có 200 anh chị em Bahnar từ giáo hạt Mang Yang xuống tham dự, và gần 200 anh chị em người Kinh thuộc Hội Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp hạt Tây Ninh cũng đến tham dự chung với anh chị em trong và ngoài giáo xứ.
VRNs sẽ tường thuật chi tiết sau.

[Video VRNs] Tin Công Giáo Thế Giới - 28.06.2013

[Video VietCatholic] Thế Giới Nhìn Từ Vatican 20/06 - 26/06/2013 - Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Rio De Janeiro giữa làn sóng bạo động tại Brazil


Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây





1. Buổi Triều Yết Chung hôm thứ Tư 26 tháng Sáu

Trong buổi Triều Yết Chung hôm thứ Tư 26 tháng Sáu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp tục giải thích về Giáo Hội như nhiệm thể Chúa Kitô. Giáo Hội là đền thờ Thiên Chúa và mỗi người chúng ta là một phần của đền thờ ấy. Đức Thánh Cha đặc biệt nhấn mạnh rằng, mọi người phải là "một viên đá sống động" toát lên vẻ đẹp của sứ điệp Kitô giáo.

Trước khi bắt đầu, Đức Thánh Cha đã đi một vòng thăm các tín hữu đứng chật quảng trường Thánh Phêrô. Ngài đã dừng lại một hồi để chào thăm một nhóm các linh mục Mễ Tây Cơ. Đức Thánh Cha đã ban phép lành cho các ngài. Các linh mục Mễ Tây Cơ đã tặng Đức Thánh Cha một bức ảnh Đức Mẹ Guadalupe. 

Phao-lô, vị thánh của mọi thời (kỳ 18)


Chương VIII

PHAOLÔ
và sự nghiệp cầm bút viết cho người thị thành
ở La Mã


THƯ RÔMA

“Thư Rôma là thư đặc trưng/đặc thù do thánh Phaolô viết. Là, thứ thư tín dũng mãnh, cuốn hút như bão táp, sóng dồn, hò reo mạnh bạo và hét rất to vì vui sướng cũng rất nhiều.” (Jacob Taubes)


Đẹp và Tốt


Cái gì TỐT thì luôn Đẹp, nhưng cái gì ĐẸP chưa chắc Tốt. Đó là “luật” bất biến trong xã hội từ xưa nay. Ca dao Việt Nam: “Trăng còn khi khuyết khi tròn, của đời chơi mãi có mòn được đâu”. Chí lý và thâm thúy biết bao!
Cả năm qua, báo chí (in và internet) eo xèo nhiều về chuyện các người đẹp “chơi nổi” và bị công an bắt quả tang. Nhiều trang mạng cho biết sáng nay, 27-6-2013, Tòa án Nhân dân TPHCM mở phiên tòa xét xử công khai 6 bị cáo liên quan đường dây mua bán dâm vĩ mô “ngàn đô” (1.000 USD – 7.000 USD), bị triệt phá vào đầu tháng 6-2012.
Các bị cáo đó là: Võ Thị Mỹ Xuân (28 tuổi, ngụ Q. 2, TPHCM, từng đoạt danh hiệu hoa hậu Nam Mê Kông 2009, người mẫu); Trần Thị Hoa (người mẫu Thiên Kim, 27 tuổi, ngụ Q. Bình Thạnh); Trần Quang Mai (42 tuổi, ngụ quận 3, TP.HCM, thợ trang điểm), Nguyễn Hữu Đạt (44 tuổi, ngụ Q. Bình Thạnh, tài xế) và Lê Quang Tuấn Anh (28 tuổi, ngụ tỉnh Lâm Đồng, tạm trú Q. Phú Nhuận, thợ trang điểm), Lương Quốc Huy (26 tuổi, ngụ TP Phan Thiết, Bình Thuận). Trong đó, Mỹ Xuân và Thiên Kim vừa là người bán dâm vừa là “má mì”.
Trưa ngày 2-6-2012, Nguyễn Văn N. và Trần Trung H. điện thoại cho Mai nhờ môi giới mua dâm người mẫu Jenny P. (Lê Thị T.H) và một người đẹp khác với giá 2.500 USD và 5 triệu đồng. Mai điện thoại cho Đạt, Đạt gọi cho Huy rồi liên lạc với các người đẹp.
Chiều cùng ngày, T.H và H.D đến khách sạn “phục vụ” N. và H. Người mẫu T.H nhận 700 USD, H.D nhận 2,5 triệu đồng. Cũng chiều cùng ngày, Mỹ Xuân gọi điện thoại cho hoa khôi thời trang L.T.Y.D và người mẫu N.T.M.N đến bán dâm cho Đỗ Văn M. và Trần Văn T. với giá 3.000 USD. Trong đó, mỗi người đẹp được 1.000 USD, phí môi giới của Xuân là 1.000 USD. Cả hai vụ mua bán dâm này đều bị bắt quả tang.