Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

Viết trong tâm hồn: ĐOẢN KHÚC 10: NƯỚC TRỜI

LTCGVN (04.06.2012)  

Bao nhiều lần người ta hỏi về Nước Trời là bấy nhiều lần Đức Kitô trả lời một cách khác nhau. Nước Trời giống như người kia gieo lúa tốt trong ruộng mình, song lúc mọi người ngủ thì kẻ thù gieo cỏ vào rồi bỏ đi (Mt. 13:45-46). Nước Trời giống như kho tàng chôn giấu trong thửa ruộng (Mt. 13:44). Nước Trời giống như người chủ sáng sớm đi thuê thợ làm vườn nho (Mt 20:1-16). Nước Trời giống như nhà vua dọn tiệc cưới cho con trai (Mt. 22:2-14). Nước Trời giống như mười người trinh  nữ đi chón chàng rể (Mt. 25:1-13). Nước Trời giống như hạt giống gieo rồi thì cứ âm thầm mọc dù ngày hay đêm (Mc. 4:26-29). Nước Trời giống như….

Nước Trời chỉ giống như những hình ảnh đó thôi, không có một hình ảnh nhất định. Người ta hỏi khi nào Nước Trời đến. Đức Kitô bảo: “Nước Thiên Chúa không đến một cách nhãn tiền” (Lc. 17:20).

Nghĩa là người ta không gặp Nước Trời bằng cách quan sát, nhìn xem. Không thấy Nước Trời, nhưng tất cả giải thích về Nước Trời mà Chúa dùng lại là những hình ảnh có thể thấy.

Gọi là hình ảnh thì đó không phải là thật. Vì không thật nên người ta có thể nhìn sai. Một là sai ở hình ảnh, hai là sai ở ý nghĩa đàng sau hình ảnh. Thấy nhiều nhà thờ, người ta có thể bảo khu này toàn là Công Giáo. Điều đó đúng. Nhưng nếu bảo đấy là tiêu biểu cho Nước Trời thì có thể sai nhiều lắm. Dựa vào những lầu chuồn cao mà bảo Nước Trời nơi đó manh, yếu thì có thể lầm lớm. Chúa đã chẳng bảo phả đền thờ Jêrusalem đi đó hay sao (Yn. 2:19)

Dựa vào lời kinh nguyện có thể là hình ản nước trời không? Xét về lời kinh, trầm hương, thì sách tiên tri Isaia viết:

Muôn vàn hi lễ có lợi gì cho Ta? Ta đã chán chê,

không còn ưa thích những của lễ toàn thiêu bằng

chiên bò. Các ngươi đừng tiếp tục dâng hiến cho Ta

những lễ tế vô ích nữa. Ta ghê tởm mùi hương. Ta

không chịu được các ngày đầu tháng, các ngày

Sabat và các lễ trọng khác. Ta chán ghét những

ngày trăng mới và lễ trọng của các ngươi. Tất cả

những thứ đó làm khổ Ta. Ta đã nhàm chán chịu

đựng rồi. Và khi các người giơ tay các người lên thì

Ta quay mặt đi. Khi các người càng cầu nguyện thì

Ta càng không nhận lời. Vì tay các người vẩy đầy máu (Is. 1:10-20)

Như thế, dựa vào các dấu chỉ này mà xây dựng Nước Trời thì phải cẩn thận kẻo Chúa đã ghê tởm mùi hương, chán ghét những ngày lễ trọng.

Nhìn các chức sắc trong xứ đạo, các tu sĩ mà gọi đấy là sự hiện diện của Nước Trời được không? Điều này cũng đúng vì Chúa đã bảo họ hãy là đèn sáng cho thế gian. Nhưng thế nào là đèn sáng? Chúa cũng đã chẳng trách rằng những kinh sư chỉ thích mặc áo tua rộng thùng thình, thích được người ta chào đón nơi công hội và ngồi ghế nhất trong các bữa tiệc đó sao (Mc. 12:38-40). Vì thế, dựa vào những hình ảnh này mà giới thiệu đấy là tiêu biểu sự có mặt của Nước Trời thì cũng phiêu lưu quá.

Tất cả những hình ảnh có thể quan sát được thì lại có thể là những hình ảnh nguy hiểm làm sai lạc về Nước Trời.

Khi người ta hỏi Nước Trời ở đâu thì Đức Kitô bảo: “Không thể nói Nước Trời ở đây hay ở kia” (Lc. 17:21). Người căn dặn các môn đệ: “Người ta sẽ bảo các con: Này Người ở đây, và này Người ở kia. Các con chớ đi tìm kiếm” (Lc. 17:23). Chúa trả lời Biệt Phái rằng Nước Trời không ở đây, không ở kia, vì: “Nước Trời ở giữa các ông” (Lc. 17:21). Nếu đã ở giữa thì phải cẩn thận. Đã ở giữa mà lại đi tìm bên ngoài thì làm sao thấy được. Đã ở giữa mà lại ra ngoài đi tìm nghĩa là bỏ chỗ Nước Trời ở để đi tìm chỗ không có Nước Trời. Đức Kitô cũng đã bảo rằng đến lúc người ta không còn thờ Ngài trên núi này, hay núi nọ nữa mà là trong chân lí (Yn. 4:20-24). Chân lí ở đâu mà gặp !

Nước Trời giống như người thương gia đi tìm ngọc. Điều ấy có nghĩa người thương gia là hình ảnh Nước Trời. Nước Trời cũng giống như viên ngọc quý chôn vùi dưới ruộng. Như vậy, viên ngọc cũng là hình ảnh Nước Trời. Cả hai, người thương gia đi tìm ngọc và viên ngọc đều là hình ảnh Nước Trời thì còn phải tìm ở đâu nữa! Cả hai ở trong nhau mất rồi!

Viên ngọc quý là hình ảnh Nước Trời, đó là đối tượng để tìm. Người thương gia cũng là hình ảnh Nước Trời, đó là chủ thể đi tìm. Đối tượng để tìm và chủ thể đi tìm chung một biểu tượng giống nhau. Nghĩa là hình ảnh Nước Trời đi tìm hình ảnh Nước Trời. Vậy thì, đối tượng để tìm nằm trong chủ thể đi tìm rồi. Chỗ tìm là ngay trong tim mình. Ở ngay trong hồn mình thì đi tìm, không có nghĩa là quan sát bên ngoài, nơi đền đài, nơi lễ lạc, trên núi này, núi kia mà là tìm xem trong cõi lòng.

Đức Kitô trả lời: “Nước Thiên Chúa không đến như một điều có thể quan sát được” (Lc . 17:20). Thấy Nước Trời thì Nước Trời còn ở ngoài. Còn quan sát được là còn có chủ thể quan sát và khách thể bị quan sát. Còn là hai thì còn đi bên cạnh nhau. Đi bên cạnh thì có thể có hai tâm thức, hai ý muốn khác nhau. Khi Phêrô đi bên cạnh thì Phêrô có thể kéo Thầy lại với mình mà lên tiếng trách Thầy (Mc. 8:32). Gặp Đức Kitô bằng quan sát thì ở chỗ này hay chỗ kia vẫn chỉ là gặp bóng hình.

Khi Nước Trời ở trong tôi và tôi ở trong Nước Trời như cành nho kết hợp với cây nho thì bấy giờ tôi mới hiểu Nước Trời là gì (Yn. 15:4-5). Kết hợp là một sự biết nhau ở trong nhau chứ không còn hai tâm thức bên cạnh nhau nữa. Nước đem lại sự sống. Trời cho tự do. Không thể có sự sống bằng nhìn xem, nhưng, bằng tin và lãnh nhận. Trong Phúc Âm Yoan 9:1-41 Đức Kitô hỏi người mù:

- Anh có tin vào Con Người không?

Người mù nhìn thấy Đức Kitô đó mà vẫn hỏi:

- Con Người là ai để tôi tin?

Ngài trả lời:

- Chính kẻ đang nói với anh.

Sau câu nói đó, người mù sấp mình thờ lạy. Lúc trước, người mù nhìn thấy Đức Kitô mà vẫn không nhận ra đó là Đức Kitô. Lần thứ hai, anh ta nhận ra. Tạo sao? Xét về cái nhìn bên ngoài thì không có gì khác biệt. Cả hai lần anh ta đều ở trước mặt Ngài. Chính cái nhìn nội tâm đã thay đổi lịch sử cuộc đời. Sự khác biệt nội tâm là anh ta quyết định tin vào lời: “Chính Ta, kẻ đang nói với anh” (Yn. 9:35-38). Anh đóng chặt đời mình vào Đức Kitô. Cây đinh  niềm tin mà không nghi ngờ nào có thể nhổ lên được. Vì, chính nơi thân xác của anh, anh đã cảm nhận rõ Đức Kitô này chữa mắt cho mình. Cảm nghiêm chứ không phải suy lý.





Lạy Chúa, con dựa vào đâu để nói cho những người con phải rao giảng về sự hiện diện của Nước Trời. Con sợ rằng những hình ảnh đền đài, kinh sách có thể làm hỏng về Nước Trời.

Biết về Nước Trời là nhận, tin, sống. Để cành nho có sự sông và biết cây nho thế nào thì nó phải dính liền với thân cây. Một cách để cho nó dính vào thân cây là đóng đinh cành vào cây.

Ông thương gia, chủ thể đi tìm là hình ảnh Nước Trời, và viên ngọc, đối tượng để tìm cũng là người tìm quện vào khách thể muốn tìm. Thì như thế, khi con nói về Nước Trời, chắc người nghe sẽ không tha thiết đâu, mà người ta muốn tìm xem Nước Trời con đang nói đó có quện ở trong con hay không.


Tác giả Nguyễn Tầm Thường, sj.
Nguồn: Mạng Lưới Dũng Lạc

0 nhận xét:

Đăng nhận xét