Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012

Cần lắm người tử tế lên tiếng



LTCGVN (14.06.2012) – Hà Nam – Hàng ngày đọc báo mạng bắt gặp nhiều câu nói rất hay. Câu nói của Martin Luther King lãnh tụ người da đen (Mỹ) như ghim vào tâm trí tôi. Câu nói được dịch sang tiếng Việt: “Bi kịch lớn nhất không phải là hành vi tàn ác của kẻ xấu xa, mà đó chính là sự im lặng của những người tử tế”.
Đây là sự chắt lọc quá trình dài hơn thế kỷ của cuộc đấu tranh  thuộc về hệ ý thức có thể nói là gian khổ, quyết liệt, lâu dài nhất của nhân loại.
Tôi cũng đã đọc tác phẩm văn học “Đừng để ngày ấy lụi tàn” của tác giả người Anh. Câu chuyện xảy ra trong một gia đình có người cha da trắng, người mẹ da đen ở nước Nam phi. Ông đã dẫn dắt câu chuyện rất bi thương để đi đến nhận định rằng: Tệ phân biệt chủng tộc nó sinh ra từ khi trứng của người mẹ gặp tinh trùng người cha. Đứa trẻ là da trắng hoặc da đen là nó đã có sẵn sự phân biệt trong ý thức nó rồi.
Thế mà ngày nay xem những vận động viên thể thao, khán giả ngưỡng mộ, yêu thích không phụ thuộc vào màu da mà là tài nghệ, đạo đức luật chơi quyết định cho sự yêu ghét.
Vậy là nhận định của nhà văn không còn đúng với thời đại bây giờ.
Cứ  miên man tôi lại tìm được câu nói của một ông quan Việt nam có sự trùng ý và trùng cả thời gian tức là cách nay hơn một thế kỷ. Ông quan Nguyễn Trường Tộ nói rằng: “Biết mà không nói là bất nhân, nói mà không nói hết là bất nghĩa”. Hai câu nói của hai người cách nhau nửa vòng trái đất đều đề cao lời nói (không đề cao bạo lực) ngôn luận sẽ điều chỉnh cuộc sống, tự do ngôn luận nó quyết định đến nhiều vấn đề hệ trọng của mỗi quốc gia nằm trong nền văn minh nhân loại vẫn đang tiến bước từng ngày.
Nếu người da đen dùng bạo lực chống lại người da trắng để đòi quyền bình đẳng chắc chắn không thể thành công. Số người hèn hạ là không đáng kể, chỉ khi nào những người tử tế (vì là đa số) lên tiếng, đồng loạt lên tiếng thì lúc đó thay đổi được tệ phân biệt chủng tộc.
Những người dân oan hiện nay đang mất đất, mất tài sản, cứ mặc họ đấu tranh khiếu nại, biểu tình kể cả dùng gậy gộc, xẻng cuốc, nổ súng tự chế, khoả thân ôm giữ tài sản… tất tần tật đều bị thua cuộc!
Một hiện tượng bất ngờ, 400 hộ tiểu thương ở chợ Bỉm Sơn, Thanh Hoá cũng sử dụng những cách nêu trên (không có cách nào mới) mà họ lại thắng.
Tại sao họ thắng? Câu nói của Martin Luther King và Nguyễn Trường Tộ một lần nữa được chứng minh. Những người tử tế đã lên tiếng, họ không muốn là kẻ bất nhân nên nhân dân được trở về cuộc sống bình thường.
Điều này xảy ra duy nhất ở Thanh Hoá mà nhiều người ca ngợi là một trận thua đẹp. Thế đấy biết thua dân hay là cân nhắc điều gì xảy ra nếu 400 hộ dân thất nghiệp, những người tử tế đã không im lặng, không muốm làm kẻ bât nhân.
Còn những nơi khác trên đất nước Việt Nam thì họ muốn thế!
Xét riêng hai câu nói, ý thức của người Việt Nam đâu có thua kém người Âu, Mỹ. Nhưng đến bây giờ thì cách nhau xa quá! Có lẽ một bên thì tiến lên, con một bên thì lùi lại kể từ lúc ngang tầm!
Hoàng Đức Doanh75 tuổi
Tác giả cậy đăng
Nguồn: VRNs

0 nhận xét:

Đăng nhận xét