LTCGVN (10.03.2014)
CÂU CHUYỆN 3 TỶ LÍT BIA, 5 TRIỆU CON CHÓ
VÀ VĂN HÓA ĂN NHẬU CỦA NGƯỜI VIỆT NGÀY NAY
Từ
hè phố cho đến sâu vào tận ngõ, chỗ nào cũng la liệt bia rượu để nhậu, nó làm
cho bầu không khí, dáng vẻ, khuôn mặt của đô thị nhàu nhĩ, nhốn nháo. Và cũng
chính vì vậy mà số lượng bia tiêu thụ của người Việt Nam trong năm vừa qua lên
đến con số 3 tỷ lít, tính ra trung bình mỗi người Việt Nam uống 32 lít/năm.
Theo thống kê của tổ chức nghiên cứu thị trường
trong năm 2013 vừa qua, người Việt Nam đã
uống 3 tỷ lít bia và ăn 5 triệu
con chó, con số kỷ lục cao nhất so với các nước trong khu vực Đông Nam Á mặc dù
thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam chỉ xếp hạng 8/11 so với các nước trong
khu vực Đông Nam Á. Con số trên cũng đã đưa Việt Nam vào danh sách một trong
những nước tiêu thụ bia rượu nhiều nhất thế giới và xếp thứ 3 ở khu vực Châu Á,
chỉ sau Trung Quốc và Nhật trong năm 2013.
Có
thể một số người trong chúng ta chẳng mấy ngạc nhiên với những con số trên vì
trong những năm vừa qua ai ai cũng đã được biết rằng Việt Nam là nước có tỷ lệ
nạo phá thai lớn nhất thế giới, là nước có giá sữa nhập khẩu cao nhất thế giới,
là nước có giá xe oto nhập khẩu mắc nhất thế giới, giá bệnh viện, chữa bệnh đắt
vào top của thế giới, và giờ đây lại thêm một kỷ lục mới, Việt Nam là nước có
số lượng người tiêu thụ bia rượu, thuốc lá và ăn thịt chó nhiều nhất thế giới.
Hơn nữa, Việt Nam hiện cũng đang là nước có giá thành bia rượu và thuốc lá rẻ
nhất so với nhiều nước trên thế giới.
Có ý
kiến được đưa ra sở dĩ Việt Nam lập kỷ lục bởi những con số trên là vì chuyện
ăn nhậu ở Việt Nam là nét văn hóa đặc trưng của người Việt, và do người Việt
mình đã trải qua những năm tháng kinh tế khó khăn, đói khổ nên bây giờ khi đất
nước đang trên đà phát triển, thu nhập bình quân đầu người cũng đang tăng
trưởng nên có nhiều người đang đi vào xu hướng hưởng thụ để bù đắp lại quá khứ
thiếu thốn. Cũng có ý kiến trái chiều cho rằng, không có văn hóa ăn nhậu gì ở
đây, những con số trên là những con số biết nói để thể hiện niềm vui cho các
doanh nghiệp sản xuất bia ở Việt Nam và đó cũng là nguyên nhân để phản ánh thực
trạng nền kinh tế, tệ nạn xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Tôi thì tôi thấy chẳng quan trọng mấy cái lý do hay ý
nghĩa của những con số kỷ lục trên, tôi chỉ thấy rằng đây là một thực trạng
đáng lo ngại không chỉ về kinh tế xã hội, mà còn về đạo đức, tri thức người dân
Việt. Không biết người Việt Nam nghĩ thế nào khi Liên minh bảo vệ chó Châu Á đã
ra thông báo về mức độ nguy hiểm cần được bảo vệ của loài động vật này ở Việt
Nam khi con số 5 triệu con chó được “hóa kiếp” lên bàn nhậu ở Việt Nam trong
năm vừa qua ?
Chẳng có cái quốc gia nào trên thế giới mà ăn thịt chó
đến mức báo động như Việt Nam mình, cảm thấy vừa xấu hổ vừa vô nhân đạo cho dân
Việt mình. Có thể với nhiều người dân Việt, điều đó chẳng đáng lo ngại gì, vì
đã nhậu, có rượu bia thì phải có mồi, mà thịt chó lại là món khoái khẩu của rất
nhiều dân nhậu. Họ có thể xem con vật trung thành, gần gũi nhất với mình là mồi
nhậu khoái khẩu khi nhậu lúc
vui, lúc buồn, hay không vui
không buồn cũng nhậu.
Trên các trang báo trong những năm gần đây, đã có biết
bao hệ quả, biết bao tệ nạn từ chuyện “cẩu tặc” ăn cắp chó bị người dân bắt
được và đánh đập đến chết đến chuyện buôn chó xuyên biên giới vì chủ các cửa
hàng thịt cầy không thể đáp ứng nổi nhu cầu quá lớn của dân nhậu trong nước.
Vậy cũng đủ để mỗi người chúng ta thấy vì một món mồi nhậu từ con chó, nhiều
người Việt không màn đến tính mạng và đạo đức của mình.
Bởi vậy những năm gần đây, mỗi khi về lại quê hương, tôi
bỗng dưng thấy khan hiếm hẳn hình ảnh những chú chó chạy chơi quanh xóm nhà
mình mà thay vào đó là quán nhậu mọc lên như nấm sau mưa. Nếu ở một số trên thế
giới, quán nhậu, quán bar được quy định phải cách xa trường học, bệnh viện, nhà
thờ, thì ở Việt Nam mình không có những quy định đó, cho nên cứ thế mà quán
nhậu mở khắp nơi, nhà nhà mở quán nhậu, người người đi nhậu, vui nhậu, buồn
nhậu, không vui hay không buồn cũng nhậu, giờ nào cũng nhậu, sáng nhậu, trưa
nhậu, chiều nhậu, tối cũng nhậu, không chỉ đàn ông nhậu, mà đàn bà cũng nhậu,
mấy đứa thanh niên choai choai mới lớn cũng tập tành nhậu. Tôi không dám dùng
chữ suy đồi trong vấn nạn này nhưng có thể xem đó là sự xuống cấp văn hóa ẩm
thực, văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Thực
tế là nếu nhìn vào các quán bia vỉa hè, các quán nhậu la liệt ở đô thị, chúng
ta có thể thấy đặc tính của các quán bia này cũng có yếu tố phù hợp với đặc
tính của một bộ phận người Việt, đó là ưa sự tiện lợi, bạ đâu ngồi đấy, bạ đâu
cũng uống, cũng nhậu được. Từ hè phố cho đến sâu vào tận ngõ, chỗ nào cũng la
liệt bia rượu để nhậu, nó làm cho bầu không khí, dáng vẻ, khuôn mặt của đô thị
nhàu nhĩ, nhốn nháo. Và cũng chính vì vậy mà số lượng bia tiêu thụ của người
Việt Nam trong năm vừa qua lên đến con số 3 tỷ lít, tính ra trung bình mỗi
người Việt Nam uống 32 lít/năm.
Nhìn những con số kỷ lục trên, mới hiểu rõ tại sao người
Việt Nam đã nghèo lại càng nghèo thêm, bao nhiêu tiền bạc làm ra tiêu xài hết
vào quán nhậu. Ăn nhiều, uống nhiều, nhậu nhiều, chơi nhiều mà ít vận động trí
óc, ít biết cách nâng cao trình độ tri thức của mình, điển hình là theo thống
kê hàng năm mỗi người Việt đọc trung bình 0,8 cuốn sách, có nghĩa là mỗi người
Việt Nam không đọc xong hết nổi một cuốn sách mỗi năm. Vì vậy mà có thể kết
luận là với người Việt Nam, nhậu thì bao giờ cũng vui và dễ dàng hơn đọc sách,
cho nên đừng hỏi tại sao Việt Nam mình không thể phát triển bằng những nước
khác.
VƯƠNG ĐOÀN
CẢM NGHĨ KHI ĐỌC BÀI 3 TỶ
LÍT BIA, 5 TRIỆU CON CHÓ
Dịp Tết vừa qua, không ai rủ, không
ai mời, tôi vẫn cứ tự động vào một ngôi Chùa, trước để vãn cảnh thiện nam tín
nữ đi hái lộc chùa, sau để ăn cơm chùa. Nói là cơm chùa nhưng vào dịp đầu năm,
chùa lại chiêu đãi các món hủ tíu, phở, mì, bánh chưng chay… Các món ăn để sẵn
trên một dãy bàn dài, muốn ăn gì cứ tự động lấy chén đũa ra bỏ vào, các nồi
nước lèo để sẵn trên bếp nóng nghi ngút khói. Sau đó cứ tự động tìm chỗ ngồi ăn
một cách trầm lặng. Người ta không nói chuyện với nhau khi ăn, hoặc có nói thì
rất ít và rất khẽ. Không có cảnh ồn ào náo nhiệt chúc tụng hoa mỹ nâng cốc rượu
bia. Ăn xong tự đi rửa chén đũa, cất vào chỗ cũ cho người đến sau dùng, rồi cứ
thoải mái ra về không phải trả tiền vì là… cơm chùa mà.
Tại phòng khách kế bên chánh điện,
sư trụ trì ngồi tại bàn làm việc khoan thai niềm nở tiếp khách thập phương. Ai
có tâm sự gì cứ thổ lộ cùng ngài. Ngài lắng nghe thấu hiểu và sẽ hồi hướng lên
cho Đức Như Lai. Phật Tử xếp hàng dài để đợi đến phiên vào hội kiến ngài. Cách
nói và cách nghe rất là “thiền”. Có đứng sát bên cũng không nghe nổi họ đang
nói cái gì.
Tôi không cho rằng đây là đặc trưng
của Phật Đạo mà chính là văn hóa truyền thống Việt Nam, mà không hiểu do đâu,
bên Công Giáo mình đã không duy trì được.
Dù cố ngụy trang bằng kiếng mát và
mũ rộng vành phủ kín khuôn mặt, một số người quen vẫn nhận ra tôi. Có kẻ, trong
ngày đầu năm mà không giữ được Tâm Phật, hích cùi chỏ và kê ngay một câu: “Đạo
thịt chó mà cũng đi chùa à ?” Chưa buông tha đâu, hắn còn bồi tiếp: “Tết này
bên Nhà Thờ mấy ông đã hóa kiếp cho mấy con chó ?” Ngay khi đó di động reng inh
ỏi, ông Bẩy, phó ban Mục Vụ… lè nhè: “Đợi hoài hổng thấy ông đâu, tụi tôi dzô
rồi. Có món rựa mận đặc biệt do thằng Sáu tự làm. Rượu
bia thì khỏi lo, dzô số kể !”
Chẳng trách chi
cha Vĩnh Sang ( báo Ephata 597 ) đã than thở ( không riêng gì ở xã Cần Thạnh
đâu ): Sáng Mồng Một anh chị em tín hữu kéo đến
đầy Nhà Thờ, tràn cả ra ngoài sân, cha sở ngạc nhiên vì có nhiều “kẻ lạ mặt” đi
dự lễ, hỏi ra mới biết con cháu từ xa về ăn Tết với gia đình. Không khí vui
tươi náo nhiệt nơi Nhà Thờ kéo dài khoảng hơn 1 giờ đồng hồ, tôi hỏi cha sở:
“Sau đó thì sao ?” Ngài nói: “Ai về nhà ấy, bắt đầu những… sòng bạc và những
chiếu nhậu”. Hết ! Tết ở đây là vậy !
Trong đám táng linh đình của một
Linh Mục ở vùng cao lao xao nhiều tiếng xì xầm: “Đáng lẽ chưa chết đâu. Uống
nhiều quá mới chết sớm như vậy.” Mà ngài thì còn muốn ở lại trần gian lâu hơn
để phục vụ Chúa và Hội Thánh nên đã năm lần bẩy lượt đi ra nước ngoài chữa
bệnh.
Nói về bia thì có một ngộ nhận rất
tai hại tại Việt Nam: Bia rất bổ cho sức khỏe. Theo nhiều cuộc nghiên cứu khoa
học thì bia cũng là một loại chất độc tai hại không kém rượu đối với con người.
Vào thời Linh Mục rất hiếm hoi, có
một Giáo Xứ sau nhiều năm thiếu vắng Linh Mục lại mất đi một cha quản nhiệm vì
rượu. Vào Mùa Chay, ngài đi tăng viện giải tội cho Giáo Xứ khác. Buổi tối các
cha ngồi ăn cơm chung với nhau. Có Việt Kiều về mang tặng cho cha ở đây một
chai rượu quý. Một loại hàng độc vào thời còn nhiều khó khăn ( thời nào cũng có
khó khăn ). Rượu quý thì phải chiêu đãi khách quý. Cha này quên mất lời dặn của
bác sĩ, uống vào mấy ly nhỏ, có chút xíu mà nhằm nhò gì, hơn nữa chung quanh
toàn các cha cả thì lo gì. Thế là ngài bị choáng, xin được nằm nghỉ một tí
trước khi ra về. Nhưng ngài không bao giờ dậy nữa. Sau đó thì Giáo Xứ đó phải
đợi thêm 5 năm mới có cha khác về.
Ở Việt Nam có một ngộ nhận rất tai
hại là bia thì bổ, rượu mới có hại.
Một cuộc nghiên cứu tại Johns
Hopkins Bloomberg School of Public Health cho biết 70% ca cấp cứu tại bệnh viện
Baltimore có nguyên nhân vì uống bia.
Bia làm giảm đi khả năng tiêu hóa
các chất béo và khả năng hấp thụ vitamin và khoáng chất của cơ thể con người. Bia
còn tiêu diệt luôn vitamin C và B complex.
Nếu bia
không được tiêu thụ ngay sau khi sản xuất mà được bảo quản trong thùng, chai,
lon thì sẽ nẩy sinh một số phản ứng hóa học biến bia thành một dạng độc chất.
Một lon bia loại rất nhẹ cũng làm phát sinh 150 calori thừa thãi trong cơ thể.
Để loại bỏ đi 150 calori tai hại này phải đi bộ 40 phút với tốc độ 5 cây
số/giờ. http://www.realbeer.com/edu/health/good-bad.php
Bợm nhậu ở
Việt Nam có khi uống cả thùng bia và đi ngủ thẳng cẳng vì ngày mai đâu cần phải
dậy nữa !?!
NGUYỄN
TRUNG
Theo EPHATA số 600
0 nhận xét:
Đăng nhận xét