Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2014

Suy niệm lễ CHÚA GIÊ-SU CHỊU PHÉP RỬA: "Cử Chỉ Tình Yêu Và Sự Dấn Thân"




LTCGVN (12.01.2014) 

CHÚA GIÊ-SU CHỊU PHÉP RỬA

I-SA-I 42, 1-4. 6-7 ; CÔNG VU TÔNG ĐỒ 10, 34-38 ; MÁT-THIÊU 3, 13-17

Cử Chỉ Tình Yêu Và Sự Dấn Thân



Thánh Gio-an Tẩy Giả thật là kinh ngạc và không hiểu nỗi Chúa Giê-su đến với mình và muốn xin mình làm Phép Rửa cho Ngài. Vả nữa, hành động Chúa Giê-su xin đây theo thánh nhaân không thể chấp nhận được. Vì Chúa Giê-su là vô tội, Ngài không thể chịu phép rửa của phép thánh tẩy hoán cải mà thánh Gio-an Tẩy Giả thực thi. Lý hơn, chính thánh nhân là người phải chịu phép rửa do Chúa Ki-tô rửa cho. Tuy nhiên Chúa Giê-su khẩn nài xin thánh nhân cứ thực thi điều Ngài xin, rồi Ngài bước xuống dầm mình trong nuớc sông Gio-đan và nhận lãnh phép rửa. Ngài giải thích việc làm của mình đó, chính là « để giữ trọn đức công chính » (Mátthiêu 3,15).

Những gì là công chính, đó là tương hợp với ý muốn của Chúa Cha, đó là thực hiện chương trình của Chúa Cha nơi Chúa Giê-su. Chương trình này và ý muốn này, đó là Đấng Cứu Độ liên đới với tội nhân, bởi Ngài không đến với những người khỏe mạnh, nhưng cho những người cần đến lương y (Mátcô 2,17). Như trong thư gửi cho giáo đoàn Phi-líp-phê, thánh Phao-lô đã tỏ bày một cách hùng hồn ý nghĩa của cử chỉ hạ mình của Chúa Ki-tô, để thực hiện trọn vẹn ý Chúa Cha trong việc Ngài chịu phép rửa. Cử chỉ hạ mình này được bắt thấy lại sự hoàn tất ý của Chúa Cha trong việc Chúa Ki-tô gục đầu trên thập tự : « Chúa Giê-su Ki-tô, chính là Thiên Chúa mà không nghĩ phải đòi quyền được ngang hàng địa vị với Thiên Chúa, nhưng hòan toàn trút bỏ vinh quang, mang lấy thân phận tôi tớ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Ngài lại còn hạ mình vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chịu chết trên cây thập tự » (Phiplíphê. 2, 6-8).

Ðẹp thay Thiên Chúa nhìn nhận giá trị và cử chỉ vâng phục, khiêm hạ của Chúa Giê-su, từ đó Thiên Chúa đã phán rằng « Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người » (Mátthiêu 3,17). Tuyệt thay những ngôn ngữ tình yêu này, chính là tỏ lộ liên hệ thâm tình trong sự hiện hữu giữa Chúa Cha và Chúa Con. Chúa Ki-tô là Con yêu dấu của Đức Chúa Cha hằng hữu. Để rồi vào sáng ngày mai của sự sống lại, thì các ki-tô hữu tiên khởi hiểu rằng : chính Người là Chúa, là Chúa Giê-su Con Thiên Chúa do thiên tính chớ không là nghĩa tử cách con nuôi. 

Chúa Giê-su là người đầu tiên của một huyết thống lâu đời của những người nam nữ đã được Chúa mời gọi chịu phép rửa như chính Ngài đã chịu phép rửa, và chúng ta cũng như thế đó. Thế nhưng phép rửa mà chúng ta được nhận lãnh vừa giống và vừa khác biệt với những gì chúng ta đối chiếu với Chúa Giê-su.

Với chúng ta, chịu phép rửa không là một sự hạ mình nhưng là một sự nâng lên. Phép rửa lôi cuốn chúng ta hướng về Chúa Cha. Một cách chính thức đưa dẫn chúng ta vào gần bên Ngài, Chúa Trời tạo cho ta và tuyên bố nhìn nhận chúng ta trở thành con cái của gia đình Thiên Chúa. Ngài trả lại cho chúng ta sự liên đới, chớ không phải các kẻ tội nhân, như trường hợp của Chúa Giê-su, nhưng Chúa Giê-su là Đấng vô tội.

Cũng giống như Chúa Giê-su, phép rửa tội của chúng ta là một sự tỏ lộ tình yêu của Chúa Cha trao ban cho chúng ta. Tình yêu này qủa là sự kiện thực mà những lời Chúa Cha nói với Chúa Giê-su có thể trở thành áp dụng cho chúng ta. Hạnh phúc thay phép rửa công bố với chúng ta được trở thành những nam nữ con cái của Thiên Chúa. Chắc chắn con cái Chúa Trời không phải tự nhiên, nhưng do Chúa thừa nhận như dưỡng tử- Giống như thánh sử Gio-an đã viết trong thánh thư của mình rằng « anh em hãy xem Chúa Cha yêu thương chúng ta dường bao, đến nỗi chúng ta được gọi là con Thiên Chúa, mà thực sự chúng ta là con Thiên Chúa » (1Gioan 3,1).

Chúng ta hiểu rằng nhờ phép rửa tội, chính Chúa Trời ban cho chúng ta có được một tước vị : Tước vị đó cho chúng ta trở nên con cái Thiên Chúa, là thành phần của Gíáo Hội, thừa hưởng được gia nghiệp Nước Chúa. Song chúng ta có cái khó khăn, đó là dấn thân sống làm sao thực hiện đúng khi chịu phép rửa và bước theo Chúa Ki-tô. Giống như Chúa Giê-su, phép rửa của chúng ta bao hàm một ý muốn hoàn thành trọn hảo, để có thể trở nên là người công chính, có nghĩa là tương hợp với ý Thiên Chúa nơi chính bản thân mình. 

Ý muốn Thiên Chúa đây, là chúng ta phải bằng lòng đi tìm kiếm, vui lòng chấp nhận sống trong mọi hoàn cảnh xảy ra trong đời sống của ta, tuỳ theo tuổi tác của mình.

Nhất là, chúng ta cần có những phản ứng chống lại cái cám dỗ : là xem phép rửa như một tấm giấy thông hành cho chúng ta các quyền lợi. Có nghĩa quyền lợi nhận ra mình trở thành con cái gia đình của Thiên Chúa, rồi lợi dụng quyền lợi được mục vụ của Giáo Hội ban cho trong đời sống : như quyền được xưng tội rước lễ lần đầu, quyền được thêm sức, quyền được cử hành Lễ Cưới trong nhà thờ, quyền được tống táng, làm lễ mồ ở Nhà Thờ vv.

Thực qua phép rửa cho chúng ta các quyền lợi này, nhưng phép rửa cũng bao hàm các trách nhiệm cho chúng ta : đó là mỗi người chúng ta phải thực thi cụ thể sống đúng Tin Mừng theo đời sống của mình hằng ngày. Qua phép rửa, Thiên Chúa đã tỏ lộ cử chỉ tình yêu Ngài đối với chúng ta, phần chúng ta, Ngài mời gọi chúng ta một sự thể hiến dấn thân sống trong tình yêu đó. Amen. 

LM. Peter Lê Quang Dũng
Tác giả gửi trực tiếp cho LTCGVN


0 nhận xét:

Đăng nhận xét