CHÚA NHẬT THỨ MƯỜI LĂM THƯỜNG NIÊN
ÐỆ NHỊ LUẬT 30,10-14 ; CÔ-LÔ-SÊ 1,15-20 ; LU-CA 10,25-37
Người Sa-ma-ri
Qủa rất nhiều thông điệp của con người đã lấy ý từ dụ ngôn này : « ai là người thân cận cùa tôi ». Ðây chính là lời thỉnh cầu của ông Tiến Sĩ Luật hỏi Chúa Giê-su. Chúa đã trả lời cho ông rằng : là người thân cận tôi, chính là tất cả mọi người mà ta gặp trên đường đời của mình, gặp trong cuộc sống của mình. Người thân cận, không chỉ là những người ta đã quen biết. Cũng vậy, người thân cận không những là nơi khu xóm, nơi thành phố ta ở, hoặc cùng một màu da, dân tộc hay cùng một tôn giáo mới được xem là người thân cận của ta. Lý thực là tất cả mọi người, bất kể họ là ai, đều là người thân cận của ta. Như thế không xác định vào một ai đó, một tôn giáo nào đó mới có thể là người thân cận của ta. Nói tóm lại, hết tất cả mọi người, mọi chúng sinh : là người da đen, da trắng, da vàng, da đỏ, da luông luông, người Á châu, Âu châu, Phi châu, Mỹ châu, Úc châu, người Phật Giáo, Công Giáo, Khổng Giáo, Ông Bà, người vô thần : tất cả họ đều là người thân cận của ta, là con Chúa Trời.
Nhất là vào thời đại này của chúng ta, thì người thân cận cùa ta có hằng triệu người nam nữ, già cả, trẻ em đang chịu đau khổ trong thế giới. Qua truyền hình, truyền thanh, báo chí, mạng internet vv. Tất cà đó, đem lại cho chúng ta nhiều tin thời sự cùng hình ảnh cụ thể cảnh sinh hoạt cụ thể của nhân loại. Tất cả họ đó là những người thân cận của chúng ta. Chính họ là người thân cận của ta.
Còn thông điệp thứ hai, thì lấy lại ý từ dụ ngôn này, nó liên quan đến thái độ cùng cách hành xử của ta đối thực với người thân cận, là những điều mà Chúa Giê-su thỉnh cầu : xem ra quả là đơn giản nhưng rất đòi hỏi. Chúa Giê-su mời gọi chúng ta tiến lại bên người thân cận và chú tâm lo lắng cho họ. Ngài kết án những ai khi thấy người tha nhân đang lâm nạn, nhưng không dừng chân lại xem anh ta ra sao, để ra tay giúp đỡ tức thì, mà lại phớt tỉnh ngoảnh mặt bỏ đi.
Thật vậy, đây chính là cung cách cùng thái độ hành xử của chúng ta hằng ngày. Ðẹp thay, chúng ta nên tập thành thói quen, là biết cảm nhận cùng rung động trước các đau khổ, bất hạnh cùa các anh chị em mình, của tha nhân, họ là nhửng người thân cận bên cạnh chúng ta. Chúng ta hoàn toàn cần tập cho thành thói quen, là con tim nhạy cảm trước những dân tộc đang chịu đau khổ cùng bất hạnh do nhân tai, thiên tai vì bão lụt, động đất, núi lửa, hạn hán, mất mùa, chiến tranh trong thế giới này. Quả tất cả họ đang sống trong nỗi bất hạnh hay những điều kiện thiếu thốn và cảnh bất công vô nhân đạo. Hằng ngày, hằng giờ cùng hằng phút giây, chúng ta nghe hoặc đọc báo thấy được những cảnh ngộ thương tâm này. Thế đó, ngày mai, ngày mốt hay ngày kế tiếp cũng có những biến cố, tai nạn xảy ra như thế. Do đó, chúng ta luôn trong tư thế sẵn sàng làm một người Sa-ma-ri nhân ái đầy lòng thương người.
Quả thế người Sa-ma-ri nhân ái, là người yêu thực tình người kế cận của mình. Họ là người tỏ thái độ và cung cách hành xử cụ thể, thích ứng giúp đỡ đối với ngưới anh em lâm nạn. Chúng ta lưu ý ở dụ ngôn này rằng, anh Sa-ma-ri nhân hậu đã không cho hết gia tài mình cho người nghèo đau khổ mà anh gặp trên đường. Cũng thế anh Sa-ma-ri nhân hậu cũng không lưu lại nhiều ngày bên cạnh người anh em (tha nhân ) lâm nạn.
Anh tiếp tục hành trình của mình. Tuy nhiên trước kki tiếp tục hành trình của mình, anh đã dừng chân lại và bỏ chút thời gian để thể hiện lòng nhân ái của mình. Anh Sa-ma-ri đã làm những việc anh có thể làm giúp người tha nhân lâm nạn. Thế đó, những gì Chúa yêu cầu, là làm những việc chúng ta có thể làm : như chống lại nạn nghèo đói mà chúng ta thấy cùng bắt gặp được chung quanh mình, kề cận mình. Do đó, hãy làm những việc bác ái mà chúng ta có thể làm để chia sẻ, giúp đỡ : chính là đóng góp tài năng, sức lực, tiền bạc, vật chất ta có chia sẻ cho những người nghèo đói hay những quốc gia nghèo, mà họ đang cần đến chúng ta giúp đỡ. Chúng ta không có thể làm được những việc lớn, nhưng làm được vài việc nhỏ trong tâm tình nhân ái. Nên làm những việc bác ái chúng ta có thể thực thi cho những anh chị em đau khổ, bệnh tật, lâm nạn, tù đày vv.. Vâng, chính những việc làm này, là cụ thể mà Tin Mừng Chúa mời gọi mỗi người chúng ta thực hiện.
Có một điều cần chiến thắng được lòng mình : đó chính là phải vượt qua biên giới của lòng hận thù. ích kỷ, kỳ thị chủng tộc, màu da, dân tộc, giai cấp, đẳng cấp vv..Người anh em lâm nạn, người chị em kề cận đau khổ, bất kể họ là ai, chúng ta phải giúp đỡ cùng thể hiện lòng bác ái yêu người của mình như Tin Mừng mời gọi.
Thiên hạ thấy khó chịu, búc xúc khi đọc đoạn Dụ Ngôn Tin Mừng hôm nay, nhất là thiên hạ thấy một vị Tư Tế, một ông Lê-vi lúc đi ngang qua người anh em bị nạn nằm « bán sống bán chết » đó, lại phớt tỉnh quay mặt làm ngơ, chảng chịu làm một cử chỉ nhân ái nào cả. Song chỉ có một người Sa-ma-ri, có nghĩa là người ngoại kiều, là một người bị người Do Thái khinh thi và kết án không cùng chung đất và tròi vói người anh, cùng xem thường anh, là nguời không có già trị gì đối với họ. Thế nhưng chính Anh Sa-ma-ri tiến lại người anh em lâm nạn và tỏ lòng bác ái, từ tâm yêu người, giúp đỡ người lâm nạn.
Chúng ta biết rằng ông Tư Tế và ông Lê-vi này, là những người hằng ngày trong việc phụng tự Chúa Trời, họ đắm chìm trong kinh nguyện cùng nghiền ngẫm Thánh Kinh, tụng ca Thánh Vịnh chúc tụng, ngợi khen Chúa không tiếc lời - Thế nhưng chỉ là những làn gió thổi qua, như đầu môi chót lưỡi, không dẫn các ông đến tình yêu cụ thể : một tình yêu với tha nhân cùng người thân cận. Quả thực chúng ta không chê bai hay loại bỏ đời sống cầu nguyện, phụng tự, tham dự Thánh Lễ cùng học hỏi Lời Chúa. Trái lại, ta phải cần thực hành nghiêm chỉnh những việc này. Ðể thực đẹp cùng hoàn tòan hoàn hảo, chúng ta phải thực hành việc cầu nguyện cùng thờ phượng Chúa mỗi ngày mỗi hơn, mỗi ngày mỗi tốt đẹp hơn, song chớ quên phải hướng lòng và tỏ việc bác ái của mình cho tha nhân cùng người thân cận nữa. Phải đi đôi hai việc tỏ lòng tôn kính và yêu mến Chúa Trời, cũng như tỏ lòng tôn trọng cùng thể hiện yêu thương tha nhân.
Do đó không có việc lựa chọn giữa tình yêu Thiên Chúa và tình yêu tha nhân, giữa việc phụng sự Chúa Trời và phụng sự tha nhân, giữa bàn thờ Thiên Chúa, Ngài đến gặp gỡ chúng ta, và người anh em, chị em đến gặp gỡ chúng ta. Lý thực, cả hai đều được chúng ta chọn : là Thiên Chúa và tha nhân. Cả hai đều giống cho tình yêu của ta : phục sự Chúa Trời cùng phục vụ tha nhân. Từ đó chúng ta cần hiểu rằng việc xác nhận thế nào là sự chân thực cùng giá trị việc phụng sự Thiên Chúa cùng tình yêu của chúng ta dâng tặng Ngài. Cũng thế, một cách thiết yếu trong đới sống, và dĩ nhiên làm thế nào chúng ta yêu thương cùng phục vụ anh chị em mình cho trọn.
Theo Chúa Giê-su, thì việc đó không có gì ngần ngại. Kính yêu Thiên Chúa, cũng chính là yêu kính tha nhân. Và yêu thương tha nhân, chính là yêu mến Thiên Chúa rồi. Bài Dụ Ngôn của Chúa hôm nay, nhắc nhở cho mỗi người chúng ta một cơ hội tốt để bình tâm xét lại lòng mình… Vì biết bao người tuyên bố một cách hùng hốn như « đinh đóng cột » về tình yêu và phục vụ, thế nhưng họ chẳng làm gì cả để thể hiện tình yêu và phục vụ như lòi nói của họ. Họ cũng nói họ yêu anh chị em thực tình, thế nhưng không phải như lời họ luôn nghĩ và luôn nói. Amen !
Lm. Phêrô Lê Quang Dũng
Tác giả gửi trực tiếp cho LTCGVN
Mỗi người công giáo trong chúng ta hãy tự xét mình: "Trong đời tôi, đã bao nhiêu lần tôi hành xử như ông luật sĩ và ông Lê Vi?".
Trả lờiXóaNgày nay, người ta thường vịn cớ như sau: Cũng đã có người tỏ lòng thương xót đưa người bị tai nạn giao thông đến bệnh viện, rồi bị thân nhân người bị nạn rượt đánh, đòi bồi thường với lý lẽ: "Nếu anh không gây tai nạn cho người thân của chúng tôi thì anh dại gì phải giúp đỡ nó?". Chạy trốn vào đồn công an nhờ giúp đỡ lại bị công an và dân phòng đánh gãy chân. Báo chí nhà nước đã đăng việc này.
Kẻ xấu lập bè lập mưu gài bẩy, giả bị tai nạn để trấn lột những ai có lòng nhân ái muốn cứu giúp kẻ gặp nạn, báo chí cũng cảnh báo mãi.
Một linh mục trẻ ở Cao Lãnh, Đồng Tháp đã bị đánh đến chết khi ngài dừng xe để kêu người giúp đưa một cháu bé bị xe đụng đang nằm ở vệ đường. Cái chết của ngài đã đánh động cả một vùng dân cư quanh đó. Họ đã sống hiền hòa hơn, họ đã tin theo Chúa ngày một đông hơn.
Lạy Chúa, Lời Chúa dạy chúng con luôn nhớ: "Không có tình yêu nào cao quý hơn tình yêu hiến mạng sống mình cho người mình yêu". Xin cho con dám can đảm như người Samari trong dụ ngôn của Chúa. Nếu con có bị hại hay phải chết đi thì xin cho danh Chúa được cả sáng hơn. Amen.