Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

Thế Chiến Tranh (Kỳ 2)

Thế Chiến Tranh (Kỳ 2)



II. Mỹ Củng Cố Chủ Nghĩa Tư Bản Tại Hoa Lục Như Thế Nào? 

Đối với một chế độ độc tài cai trị một đất nước rộng khỏang 10 triệu Km vuông, bao gồm hàng trăm chủng tộc khác biệt về văn hóa, lịch sử, ngôn ngữ. Do thế nỗ lực thống nhất Hoa Lục vào một mối, đó là tham vọng mà các cấp lãnh đạo Hán Hoa, dù là Quốc Dân Đảng hay Cộng Sản Trung Hoa, thì họ luôn theo đuổi giấc mông này, nhưng không dễ thực hiện. Qủa thế tham vọng này luôn được các Hoàng Đế Trung Hoa xưa kia thực hiện, nhưng chỉ đem lại thành quả rất giới hạn về mặt ngoài mà thôi. 

Lịch sử Trung Hoa hằng cho thiên hạ thấy chỉ là một tập hợp nhiều sứ quân địa phương : như thời nhà Chu hay nhà Hán. Còn tranh chấp Quốc-Cộng tại Hoa Lục xảy ra sau Cách Mạng Tân Hợi 1910, về thực chất chính là thể hiện cách thức mà Hoa Lục thực hiện chủ trương thống nhất Hoa Lục vào một mối, trước khi thực hiện ý đồ thôn tính các nuớc lân bang gần, để về lâu về dài mở rộng ảnh hưởng trên toàn thế giới. 

Một thế giới mà Hán Hoa coi là thế giới đa cực, hoặc quan niệm cụ thể hơn chính là thế giới Lưỡng Cực chỉ có Mỹ và Hán Hoa. Nhưng Lưỡng Cực cũng chỉ là tạm thời đối với lịch sử, trước khi chuyển qua thế giới đơn cực, chỉ còn duy nhất Hán Hoa thôi. Do dó bất cứ ai muốn được xem là thế lực chính thống lãnh đạo Hán Hoa, đều phải chủ trương chiến lược như vậy, dù họ là phong kiến hay cộng sản hoặc Quốc Dân Đảng đều tuân thủ mộng bá quyền này. 

Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai tại Bắc Kinh hôm 25-2-1972.

Sau khi Hiệp Định Thượng Hải được ký kết giữa Richard Nixon, Tổng Thống Mỹ với Chu Ân Lai, Thủ Tướng Nuớc Trung Hoa vào năm 1972. Từ sự ký kết này, chúng ta thấy khởi sự cho việc đặt nền tảng cho sự quan hệ Mỹ-Hoa, và cũng là tiêu biểu cho quan hệ Đông-Tây. Trên nền tảng quan hệ My Hoa đó : Nga, Nhật cũng như các thế lực khác tại Đông Nam Á, bị gạt ra ngoài cuộc chơi lớn này. Thế nhưng, vì quan hệ My Hoa này, nảy sinh tranh chấp giữa các khuynh hướng khác nhau trong nội bộ Hoa Lục lại có cơ hội bùng nổ. Hai vấn đề được đặt ra, thứ nhất là chủ trương dân chủ hóa Hoa Lục càng nhanh càng tốt, kế đến là chủ trương cần tập trung giải quyết kinh tế trên nền tảng gia tăng phát triển kinh tế thị trường, để tạo dựng sức mạnh vật chất cho Trung Hoa Vĩ Đại trong tương lai. 

Chính Sách dân chủ hóa Hoa Lục một cách nhanh chóng, được đại diện bởi những nhân vật cấp tiến như Hoa Quốc Phong, Triệu Tử Dương, đã dẫn đến chỗ phong trào dân chủ Thiên Ân Môn vào năm 1989. Phong trào dân chủ này bị nhóm thực tiễn và bảo thủ lãnh đạo bởi Đặng Tiểu Bình, đưọc lệnh thi hành trực tiếp qua Lý Bằng, đã thẳng tay đàn áp phong trào dân chủ này một cách thô bỉ và dã man. Tư đó, chính sách thực tiễn đã thắng thế đối với phong trào dân chủ cấp tiến của Triệu Tử Dương. Lý ra Triệu Tử Dương chưa phải lúc thực thi chính sách này, vì ông đi quá sớm, quá xa, so với sự chưa sẵn sàng, chưa tiếp nhận được ý niệm dân chủ của xã hội Trung Hoa vào thời điểm 1989. Vì xã hội Trung Cộng lúc đó vẫn còn là xã hội lỗi thời, chậm tiến cùng lạc hậu. 

Khi biến cố xãy ra, Mỹ trong thực tế làm ngơ để Đặng Tiểu Bình đàn áp Phong Trào đòi dân chủ tại Thiên An Môn năm 1989 của trí thức và sinh viên, vì nhiều lý do chiến lược khác nhau, nên Mỹ không can thiệp. 

A). Chính Yếu Liên Quan Đến Liên Sô 

Vào thời điểm nổ ra biến cố Thiên An Môn, trước đó Ông Gorbachev trên đường đến thăm Bắc Kinh, ông ghé lại Vladivostok và đã tuyên bố khái niệm về ngôi nhà toàn cầu. Lời tuyên bố của Ông Gorbachev thể hiện kết quả của các sắp xếp giữa Đức Giáo Hoàng John Paul II cùng Tổng Thống Mỹ Ronald Reagan, liên quan đến các bảo đảm chiến lược để Liên Sô từ bỏ chủ nghĩa cộng sản, trao trả độc lập cho các Nước Đông Âu nằm trong đế quốc Nga từ sau thế chiến II. 

Tuy như vậy Liên Sô vẫn chưa thực hiện cải cách toàn diện. Việc cải cách này vẫn cần chờ thời gian lâu dài đến mấy chục năm sau, để các tàn dư của chế độ cọng sản còn sót lại bị đào thải một cách tự nhiên. Do thế một sự thay đổi quá nhanh trong con cờ Hoa Lục (tức là dân chủ hóa đi đôi với cải tổ thị trường theo như chủ trương của Triệu Tử Dương) sẽ trở thành lý do khiến cho các nhóm cựu cộng sản trong nội bộ nước Nga nổi lên chống lại cao trào cải cách do Ông Gorbachev thực hiện. 

Việc cải cách và thay dội này, cũng giải thích lý do tại sao khi Sadam Hussein xâm lăng Kuwait, Ông Bush già năm 1991 đã bất thần quyết định không đánh tan chế độ Sadam Hussein tại Irak. Lý do, là tình hình Trung Cận Đông chưa chín mùi cho các cải cách xã hội thuộc thế giới Hồi Giáo nói chung lúc đó. Vì việc cẳi cách cùng thay dỗi các chế dộ này, đòi hỏi thời gian dài để xây dựng sức mạnh cho các thế lực cực đoan Hồi Giáo, đại diện bởi các nhóm giáo sỹ tại Iran, cũng như thế lực Hồi Giáo trẻ đã được xây dựng qua cuộc chiến với quân Nga tại Afghanistan. 

B). Liên Quan Đến Nội Tình Xã Hội Hoa Lục 

Lịch sử nhân loại đã để lại cải cách kinh tế phải được thực hiện trước tiên, để đặt nền tảng cho cải cách chính trị, khi trình độ dân trí cũng như mức sống dân chúng được tăng tiến trong lòng xã hội, hầu tạo dựng sức mạnh cho các thế lực nồng cốt, cho cao trào cách mạng dân quyền, dân sinh, dân chủ, như đã được chứng thực trong các xã hội Âu Châu trong thế kỷ 19. 

Trung Hoa với tổng số dân trên 1 tỷ ba trăm triệu người, rồi với lịch sử truyền thống chuyên cướp boc, lại nữa với ngót trăm triệu người Tàu ở Hải Ngoại, tạo thành một sức mạnh và thế lực kinh tế lớn, chi phối chính tình hình Đông Nam Á, cần được sử sự khác hẳn so với Liên Sô. Từ đó nhóm lãnh đạo Hán Hoa biết rõ cách vận dụng các con bài đó, để xây dựng kế tầm ăn dâu đối với thế giới, hầu thiết lập trật tự kiểu Hán trên quy hoạch toàn cầu. Đương nhiên Mỹ cũng như thế giới rất thấu hiểu các toan tính của Hán Hoa, nên cứ tương kế tựu kế nuôi cho Hán Hoa tạo dựng sức mạnh, để đẩy Hán Hoa đi vào chiến tranh với lân bang, như lịch sử Âu Châu trong thế kỷ 19 và 20 được tái lập tại Á Châu trong thế kỷ 21 vậy. 

C) Họa Da Vàng Là Sự Đe Dọa Lớn Đối Với Phần Còn Lại Của Thế Giới 

Trong bàn cờ này, không thể sử dụng cách thức nuôi dưỡng chiến tranh, làm hủy diệt con người như kiểu hai thế chiến trong thế kỷ 20 vưà qua, để khuất phục chủ nghĩa Quốc Xã của Đức, Chủ nghĩa Phát Xít của Ý và chủ nghĩa Quân Phiệt của Nhật, cũng như làm tan rã chủ nghĩa đế quốc và trật tự tại Âu Châu cổ. Qủ thực chiến tranh không bao giờ là giải pháp cuối cùng nhằm áp đặt trật tự của phe nọ trên phe kia. 

Trong thế đa số của người da Vàng đối với người da Trắng hoặc các da Mầu khác, lý ra thế giới một mặt cần giúp đỡ cho các Dân Tộc khác nhau cùng phát triển hài hòa tùy thuộc sự chín mùi ý thức chính trị của từng vùng, nhưng mặt khác, lại cần khống chế mọi khuynh hướng bành trướng, chắc chắn sẽ nảy sinh đối với các nước lớn trên bước đường phát triển kinh tế của mình. Trung Cộng là điển hình của tình thế đó. 

D) Tham Vọng Bành Trướng Lãnh Thổ Của Hán-Hoa 

Sách Lược và kế hoạch bằnh trường lãnh thổ của Hán, chính là nhắm vào các vùng lãnh thổ chung quanh Hoa Lục, trên lục địa và trên biển là một thực tế hiển nhiên. Trong điều kiện thực tế là : Hoa Kiều trong gần hai thế kỷ qua đã tạo được sức mạnh kinh tế và chính trị tại Đông Nam Á, trong khi các Nước Dông Nam Á không thể hình thành được một chiến lược toàn diện thống nhất, hữu hiệu hầu ngăn chận đà bành trướng của Bắc Kinh. 

Chính thái độ của người dân trong vùng Đông Nam Á, dễ dàng chấp nhận chính sách bành trướng của Bắc Kinh theo cách thức khác nhau. Tuy nhiên chính sách và kế hoạch xâm chiếm lãnh thổ và lãnh hải của các Nươc lân bang, trở thành mối đe dọa tiềm tàng về an ninh đối với vùng Đông Nam Á và toàn Á Châu nói chung về lâu về dài. 

E) Việc Giải Quyết Chủ Nghĩa Bành Trướng Hán Hoa 

Tư tham vọng bánh truớng thế lực cũa Hán Hoa, ngưòi ta không thể không tính đến chủ nghĩa Hồi Giáo cực đoan. Hối Giao cực đoan cũng có ý đồ bành trướng dựa trên tinh thần tôn giáo. Hai thế lực này chắc chắn sẽ liên kết với nhau như một tất yếu lịch sử, hầu loại bỏ ảnh hưởng của văn minh Phương Tây. Đó chính là những diễn tiến của họa Da Vàng, được thể hiện qua mọi hình thức chiến tranh trên phuơng diện toàn cầu : như chiến tranh di dân, chiến tranh tôn giáo, chiến tranh văn hóa, chiến tranh khoa học kỹ thuật và thương mại, hay chiến tranh tiền tệ tài chánh. 

Để rồi từ chỗ ấy, Bắc Kinh sử dụng khái niệm dân chủ sơ khởi dựa trên số đông để tạo dựng thế lực chính trị-kinh tế và quân sự, hầu cố đạt cho bằng được mục tiêu tối hậu, là thực hiện tham vọng thống lãnh toàn cầu trong tương lai. Do vậy, hình thức chiến tranh này được nâng lên mức cao hơn hẳn so với chiến tranh lạnh trưóc đây : chẳng hạn như chiến tranh giữa các vệ tinh, trên mạng, chiến tranh truyền thông, chiến tranh khủng bố và chống khủng bố trên phưong diện toàn cầu, rồi chiến tranh nha phiến cùng các tổ chức tội ác xuyên biên giới, chiến tranh thiên tượng với các loại vũ khí vô hình mà loài người đã phát triển trong 30 năm trở lại đây. 

Vì thế chiến tranh hiện nay khác hẳn về mục tiêu cùng cách thức tiến hành chiến tranh so với những gì đã diễn tiến và chuyển biến trong thế kỷ 20 vừa qua. Ba cuộc chiến lớn trong thế kỷ 20 về căn bản vẫn là để giải quyết tranh chấp giữa các nước Âu-Châu với nhau. Nhưng tình hình thế giới này, từng bước dẫn đưa Á-Châu nổi lên như thế lực tự khẳng định mình đối với trào lưu văn hóa từ Phương Tây lan đến Phương Đông, được ghi dấu bởi cao trào chủ nghĩa thực dân Âu Châu vào thế kỷ 18 và 19. Giống như lịch sử Âu Châu vào thế kỷ 19, khi Đức dưới quyền của Otto von Bismarck canh tân Nuớc Đức vào năm 1862, Đức đã nhanh chóng dẫn đến chiến tranh giữa các thế lực Âu Châu trong suốt hơn trăm năm sau đó. Các thế lực chính yếu tại Á Châu nổi lên vào thế kỷ 20, có thể sẽ dẫn đến chiến tranh giữa các thế lực ấy với nhau: Ấn với Hoa đụng nhau là lẽ đương nhiên của lịch sử. 

Một lần nữa, Mỹ ở trong vị thế thuận lợi hơn để thúc đẩy tiến trình thống nhất các Quốc Gia dân chủ trên thế giới một cách lan rộng hơn. Trên nền tảng thống nhất đó, bài học lịch sử tại Âu Châu trong thế kỷ 19 này được ứng dụng tại Á Châu Thái Bình Dương, nó liên quan đến tham vọng bành trướng lãnh thổ và lãnh hải của Bắc Kinh. Sự tham vọng bánh trường này, tất sẽ dẫn đến cuộc chạy đua vũ khí, binh bị, đối với các Nước trong vùng, đặc biệt là Ấn Độ cùng các Nước Đông Nam Á. Cuộc chạy đua trang bị vũ khí và binh bị này, sẽ dẫn đến nhũng chiến tranh trong vùng là lẻ tất nhiên. 

Còn Âu Mỹ thì cứ tĩnh tọa quan sát, không vọng động, ngoài việc giữ mối tương quan cân bằng với các thế lực trong vùng, hầu ngăn chận một cuộc chiến đang hình thành, chính yếu do việc Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền không thể tranh luận đối với vùng Biển Đông của Nước Việt Nam ta, hiện đang trong vòng tranh chấp của nhiều Quốc Gia chung quanh vùng biển này. Qủa thực chủ trương của Âu- Mỹ là không thể trực tiếp can thiệp vào các vấn đề của Á Châu Thái Bình Dương. Vấn đề Á Châu là của người Á Châu phải tự giải quyết lấy. Âu Mỹ đã hoàn tất trách nhiệm của mình, đó là tạo và cung cấp cho Á Châu cơ hội để trở nên giảu có sung túc, được xem là sự trả nợ đối với thời kỳ thực dân chủ nghĩa. Tư đó cho dù bất cứ tình huống nào xảy ra, sự can thiệp trực tiếp của Âu Mỹ vào vùng này sẽ mau chóng bị quy tội xâm lăng. Một việc can thiệp như thế, Mỹ quyết không can thiệp khi thời điểm chưa đến lũc, cũng như điều kiện thực tế chưa đủ chín mùi với lời yêu cầu của các Nước Á Châu xin Mỹ giúp. 

Vấn đề Á Châu phải để cho Á Châu tự giải quyết, Hoa Kỳ chỉ can thiệp khi có yêu cầu chính đáng phù hợp với điều kiện cụ thể của thế giới. Dĩ nhiên trước các đe dọa về an ninh do Bắc Kinh vẫn thường thực hiện theo nhiều cách khác nhau đối với các Nước láng giềng Phương Nam,. Lúc đó, Hoa Kỳ trong thế bất đắc dĩ phải củng cố mối liên quan an ninh với từng Nước riêng rẽ, cho phù hợp với hoàn cảnh cùng điều kiện của mỗi Nước. 
Việc Tổng thống Mỹ Barack Obama ngay sau khi tái đắc cử đã chọn hai nước Đông Nam Á để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên là Thái Lan và Myanmar đã thể hiện chiến lược quay trở lại Đông Nam Á của Mỹ

Sách luợc như thế, thực tế không thể xem Hoa Kỳ có ý định bao vây Trung Cộng được. Vi các nước Đông Nam Á thực tâm muốn kết thân với Mỹ, để giữ thế quân bình với Bắc Kinh, là kẻ luôn ôm mộng bành trướng xuống Phương Nam. Do thế, việc Mỹ trở lại Đông Nam Á, chính là đáp ứng đối với sụ yêu cầu chính đáng của các Nước trong vùng Á Châu Thái Bình Dương cũng như Ấn Độ Dương. Tuy nhiên Hoa Kỳ có thể ngăn chận được chiến tranh trong bao lâu? Đó là câu hỏi chính yếu hiện nay.Việc ngăn chận này tùy thuộc vào thái độ của Bắc Kinh liên quan đến đủ mọi hình thức chiến tranh do Bắc Kinh muốn tung ra, để tạo lợi thế trong cuộc thương thuyết với thế giới về quyền lợi của Bắc Kinh.

(còn tiếp)

NLB
Tác giả gửi trực tiếp cho LTCGVN

0 nhận xét:

Đăng nhận xét