CHÚA NHẬT THỨ HAI MÙA CHAY
SÁNG THỀ 15,5-12.17-18 ; PHI-LÍP-PHÊ 3,17-4,1 ; LU-CA 9,28-36
Những Công Dân Nước Trời
Người ta nói với chúng ta rằng ông Áp-ra-ham là một người có lòng tin mãnh liệt hay một tín đồ vĩ đại. Như thánh Phao-lô nói về ngài : « là tổ phụ của mọi người tín hữu » (Rôma.4,11). Thánh nhân còn qủa quyết với chúng ta rằng chung ta là những môn đệ của Chúa Giê-su, tất chúng ta cũng đưọc thừa huởng các lời hứa của Chúa Trời với tổ phụ Áp-ra-ham (Galát.4,29). Nhất là, trong lúc giao ước với tổ phụ Áp-ra-ham Thiên Chúa đã hứa với tổ phụ « sẽ cho tổ phụ chiếm hữu một quê hương mới, mà ở đó thì đất chảy tràn sữa và mật ». Để qua lòi hứa của Chúa Trời đó, đẹp thay hinh ảnh tiên báo về Nước Chúa : một Nước chỉ có hạnh phúc, vẻ đẹp, sự thiện hảo, niềm vui, sự bình an cùng tinh huynh đệ và tỉ muội… Hoan lạc thực Vương Quốc tràn ngập sự hiện diện của Chúa Trời yêu thương dạt dào!
Thực thế Vương Quốc này không phải là một hảo huyền. Cũng như Vương Quốc đó không phải là một sự không tưởng. Vương Quốc đó là một lời hứa của Thiên Chúa Toàn Năng, Công Chính cùng Nhân Lành, do chính Chúa Giê-su đã thực hiện cho con người. Chúa Giê-su đã giáng sinh, Ngài đã sống, đã giảng dạy Tin Mừng, Chúa Giê-su đã chịu đau khổ, thương khó, và đã chết thảm khốc trên thập giá ; và cuối cúng Ngài đã sống lại vinh hiển, hầu cánh cửa Nước Thiên Chúa mở rộng cho nhân loại cùng chúng ta bước vào. Chính trong diễn tiến này, chúng ta suy gẫm lại đọan Tin Mừng về việc Chúa Giê-su Hiển Dung, được chính thánh Lu-ca tường thuật lại. Sự Chúa Giê-su biến hinh gợi lên hình ảnh Phục Sinh của Ngài. Thánh Lu-ca tả lại một cách xác tín cùng minh bạch trong khoảnh khắc biến hình của Chúa Giê-su, là đã đàm dạo với ông Môi-sen và tiên tri Ê-li-a như buổi tiên khởi của Ngài. Buổi tiên khởi đó dẫn đến miền đất này. Ở đó Chúa Giê-su đã sống từ lúc sinh ra và hướng về Nước của Cha Ngài, cũng từ đó Chúa Giê-su đã đến thế gian này, để hoàn tất chương trình cứu độ con người của Thiên Chúa.
Chính Chúa Giê-su là người đầu tiên tự tạo Đất hứa với tổ phụ Áp-ra-ham. Chúa Giê-su cũng là người tiên khởi vào Đất hứa ấy, đó chính là ngày phục sinh vinh hiển của Ngài. Đây chính là mầu nhiệm, và mầu nhiệm này là đối tượng đức tin của chúng ta, mà biến cố sự Hiển Dung của Chúa Giê-su đã báo trước. Chúa Giê-su đã biến hinh trước mặt một vài môn đệ thân tín của mình, trước một khoảng thời gian ngắn lúc Ngài chịu thương khó và chịu chết, hầu cho các môn đệ thân tín này nhớ lại biến cố biến hình của Ngài. Để nhờ đó các vị hiểu được ý nghĩa sâu thẳm của biến cố trọng đại này. Ý nghĩa sâu thẳm để hiểu này, đó chính là sự thương khó cùng sự chết, chúng không phải biến cố chung cuộc của sự tiêu diệt. Lý hơn các sự việc đó là bản chất của sự đi qua – Các sự việc đó dẫn ta đến một Quê Hương của Thiên Chúa, là Vương Quốc Nước Trời.
Điều hệ trọng, đó là chúng ta nhớ lại cái khỏanh khắc chúng ta dấn thân bước vào trong mùa chay này. Mùa chay mời gọi chúng ta cố gắng sống đời tâm linh, chay tịnh, cầu nguyện, hy sinh, hảm mình, cùng quên đi chính mình, hầu phục vụ anh chị em ta một cách tích cực hơn. Mời chay cũng mời gọi chúng ta hoán cài, và tự hiểu được việc chế ngự bản thân một cách triệt để, cảm sâu, thì như một điều thiết yếu cần có để dẫn đưa ta dến gặp gỡ Chúa Tiình Yêu. Như Phụng Vụ hôm nay nhắc nhở cho chúng ta hay rằng tất cả các việc làm của chúng ta đó, dẫn ta đến niềm vui lơn của ngày Lễ Chúa Phục Sinh, sẽ được cử hành trong ý nghĩa mùa chay này. Cũng thế, tất các các việc làm hoán cải, chế ngự bản thân, hy sinh hảm mình vv., từng bước và từng bước dẫn đưa ta đến tận Quê Hương Thiên Chúa, tận Vương Triều Chúa Trời hứa với tổ phụ Áp-ra-ham, mà chúng ta là những người con cháu được thừa hưởng kể từ ngày chúng ta được chịu Phép Rửa Tội. Đã là con cháu Tổ Phụ đức tin, được làm con Chúa Trời, thì chúng ta sống sao cho xứng đáng với danh gọi này : « con cùng cha không giống lông cũng giống cánh ».
Như thánh Phao-lô, ngài đã sống một cách ý thức về các thục tại này, thánh nhân ưóc muốn mọi người tín hũu đưọc ngài dẫn đưa đến Chúa Ki-tô, và chỉ sống cho Chúa Ki-tô cũng ý thức như thánh nhân đã sống vậy. Bởi thế thánh Phao-lô mới quả quyết nói với họ cùng chúng ta hôm nay : « chúng ta là công dân Nước Tời (…), và với tên gọi này, chúng ta chờ đợi Đấng Cứu Độ ta là Chúa Giê-su Ki-tô biến đổi thân xác nghẻo hèn của ta trở thành thân xác vinh hiển. Thế nên chúng ta phải kết hợp với Thiên Chúa cùng vững tin như thế. Do đó, chúng ta thành tâm đón nhận các lời khuyên dạy của thánh Phao-lô. Hãy dùng các lời khuyên ấy thực hành ngay bây giờ, và ta nên bước đi trong sự ngay lành hướng về ngày Đại Lễ Chúa Phục Sinh. Cũng như chúng ta cố gắng trong chay tịnh, trong hy sinh, trong cầu nguyện, cùng làm các việc thiện đức và phục vụ ần cần tha nhân. Các việc làm thiện đức cùng bác ái và niềm nở phục vụ đó, được khởi đầu tư những người thân cận, trong gia đình hay cộng đoàn, trong học đường hoặc trong hảng xưởng, nơi xóm làng, khu phố cùng quê hương Đất Nước vv., mà qua các môi trường này, qua họ chúng ta chung sống cùng gặp gỡ hằng ngày. Do thế, chúng ta cố gắng đi đến cùng ý nghĩa của Mùa Chay, để có thể tiến lại gần Thiên Chúa, và nhờ thế ta trục xuất được những tật xấu, những đố kỵ, những ganh ghét, các xung khắc, sự bất bình và bất hòa, cái bản tính ích kỷ cùng tư lợi hay cầu an, và vô vàn tội lỗi của ta, làm chậm bước chân hay cản trở bước đi của chúng ta hướng về Chúa trời, hướng về Nước Trời.
Đẹp thay chính bằng sự vượt qua do đau khổ và cái chết, Chúa Giê-su đã đi vào trong Quê Hương Phục Sinh. Do đó, không có con đường nào khác ngoài con đường vượt qua này, dẫn chúng ta đến sự phục sinh với Chúa. Qủa Tin Mừng khuyên nhủ chúng ta khi lắng nghe tiếng Chúa Cha xác quyết rằng : « đây là Con Ta yêu dấu, đây là Đấng ta đã chọn, các con hãy nghe lời Người ». Vâng nghe Chúa Con, đó chính là dấn bước theo Ngài, đó là vác thánh giá của Chúa như Ngài đã vác thánh giá của ta, đó chính là binh tâm can đảm sống với những lúc thử thách gian nan khốn khổ trong đời mình.
Vả nữa, vâng nghe chúa Giê-su, đó chính là chúng ta biết rằng, chỉ có một con đường Chúa Giê-su đã trải qua trong chay tịnh, trong cám dỗ và đau khổ cùng cái chết bi hùng vị yêu trên thập giá, mà Ngài đã để lại cho ta như mẫu gương, và những dấu tích cùng dấu chân của Ngài… Duy chỉ con đường nói này, mới đưa chúng ta đến sự biến hình với Chúa Giê-su. Cũng con đuờng này dẫn ta đến phục sinh. Tuyệt Diệu dấu chân Chúa đi dó là con đường duy nhất, sẽ cho phép chúng ta có được một ngày đi vào trong Quê Hương Vĩnh Cửu của Thiên Chúa Ba Ngôi, mà ở đó sự sống lại đang chờ ta hội ngộ với Ngài.
Có lẽ chúng ta đây, không có ai lơ đãng đến nỗi quên cái hẹn ngọt ngào êm ái để đi gặp gỡ người mình yêu hỉ. Vì đã yêu « em thì mấy sông anh cũng lội, mấy đèo anh cũng trèo, chẳng sợ truông nha hồ, chẳng ngại phá tam giang » kia mà. Thế đó, đời chúng ta cũng có cái hẹn trọng đại đi gặp Chúa dấu yêu như thế, do vậy chúng ta không thể nào, không lý nào lơ là quên cái hẹn hệ trọng cho sinh mệnh đời ta này, để không chịu đi gặp Ngài. Amen !
Lm. PhêrôLê Quang Dũng
Tác giả gửi trực tiếp cho LTCGVN
0 nhận xét:
Đăng nhận xét