LTCGVN (15.01.2014) – Hôm nay DCCT khắp nơi trên thế giới mừng kính vị Chân Phúc Phero Donders- Thừa sai của những người phong hủi. Đặt cuộc đời và ơn gọi của vị Chân phúc dưới lăng kính thư Gl 2, 19-20 và Mt 16, 24-27, chúng ta dễ dàng nhận ra hình ảnh của vị thừa sai dám liều mất mạng sống mình vì Tin Mừng vì ĐKT khi chọn lựa dấn thân phục vụ những người nô lệ bị bóc lột sức lao động, những người phong hủi vào đầu thế kỷ 19, ngay tại chính quê hương Hà Lan của ngài.
Cuộc đời và ơn gọi linh mục- thừa sai của Chân phúc Phêrô Donders tạm chia thành ba giai đoạn
1.Thời ấu thơ
Lịch sử ghi lại ngài sinh ra trong một gia đình rất nghèo, cuộc sống cơ cực lầm than, anh em ngài buộc phải nghỉ học nửa chừng để phụ giúp gia đình kiếm sống. Thế nhưng ngài vẫn nung nấu khát vọng trở thành linh mục từ thuở ấu thơ. Đến năm 20 tuổi, nhờ sự hướng dẫn dìu dắt của các linh mục trong xứ đạo, ngài được gia nhập và theo học tại Tiểu chủng viện quê nhà. Ngày 05.06.1841, ngài được thụ phong linh mục.
2. Giai đoạn thi hành sứ vụ linh mục
Trong khi tham gia nghiên cứu thần học, ngài được Bề trên chủng viện sai đến Paramaribo- thành phố chính của thuộc địa. Ngày 16.09.1842, phần lớn ngài thi hành mục vụ chính thức tại đây cho đến khi sắp giã từ dương thế.
Sứ vụ tiên khởi của ngài là thường xuyên viếng thăm các đồn điền dọc theo con sông vùng thuộc địa Suriam. Nơi đây ngài giảng dạy và cử hành bí tích chủ yếu cho người nô lệ. Ngài viết nhiều thư bày tỏ sự bức xúc, phẫn nộ khi thấy việc điều trị khắc nghiệt đối với các dân tộc Châu Phi, cưỡng bức lao động buộc họ phải làm việc cho các đồn điền.
Năm 1856 ngài đã được phái đến phục vụ những người phong hủi tại Batavia. Ngài làm việc chăm chỉ trong suốt quãng đời còn lại, dù thời gian có nhiều gián đoạn. Trong việc tổ chức bác ái từ thiện, ngài không chỉ cung ứng cho các bệnh nhân mà còn lo cho những lợi ích thiêng liêng của họ. Ngài thuyết phục kêu gọi các nhà chức trách cung cấp đầy đủ dịch vụ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Bằng nhiều cách ngài có thể cải thiện những điều kiện sống cho bệnh nhân phong bằng chính nỗ lực cá nhân của mình, quan tâm đến nhu cầu của họ khiến cho các nhà chức trách phải nhìn lại, phải lưu tâm đến thái độ xử sự.
3. Gia nhập vào DCCT
Năm 1886, khi các tu sĩ DCCT đến phục vụ tại Suriam cha Phêrô Donders và một số bạn linh mục của ngài nộp đơn xin gia nhập hội dòng thánh. Ngày 24.06.1867 ngài nhận lời khấn. Sau đó cha trở lại chốn xưa Batavia phục vụ, bởi ngài đã nhận ra hình ảnh ĐKT nơi bệnh nhân phong, dám can đảm liều mất mạng vì những người này. Ngài đã yêu họ, giàu kinh nghiệm sống thiết thân với bệnh nhân, ngài cống hiến sức khỏe thời gian cho họ như chính điều ngài đã thao thức trăn trở ao ước thi hành sứ vụ cho họ ngay từ đầu.
Trong vị thế tu sĩ DCCT, ngài chuyển sự lưu tâm đến các dân tộc Ấn Độ sống tại Surinam. Ngài tiếp tục miệt mài với sứ vụ này cho đến khi sắp qua đời. Tại đây ngài bắt đầu học tiếng bản địa, hướng dẫn đức tin cho người da đỏ đến khi sức khỏe suy sụp hầu như hoàn toàn không cho phép ngài thực hiện như dự kiến bắt đầu.
Năm 1883, các Đại diện tông tòa muốn cất gánh nặng cho ngài vì sức khỏe không cho phép, hơn nữa thời gian phục vụ đã quá lâu, chuyển ngài đến Pamaribo và sau đó đến Coronie. Ngài chấp nhận cuộc trở về. Tuy nhiên đến Batavia vào tháng 11 năm 1885, ngài tiếp tục hoạt vụ dấn thân như trước đây cho đến khi sức khỏe kiệt quệ buộc phải nghỉ ngơi vào tháng 10 năm 1886.
Ngài nổi tiếng về sự thánh thiện, sự thánh thiện của ngài lan rộng khắp xa gần Surinam và Hà Lan. Những cống hiến của ngài đã vọng đến Roma. Chân Phước Gioan Phaolo II phong Chân phúc cho cha Peter Donders vào ngày 23.05.1982.
DCCT tự hào và hãnh diện về các vị cha anh tiền bối đã “coi mọi sự là thua lỗ thiệt thòi so với mối lợi tuyệt vời là được biết ĐKT”. Cuộc đời và ơn gọi của vị chân Phúc Peter Donders đã nhận ra ĐKT hiện thân nơi những người nô lệ và bệnh nhân phong hủi nên ngài can đảm dấn thân sống chết cho họ. Hơn bao giờ hết, các linh mục tu sĩ DCCT được mời gọi đi tiếp con đường mà cha anh họ đã đi. Kiếp lữ hành nhân thế tránh sao khỏi những gai chông trở ngại trong việc nhận diện ĐKT nơi người nghèo như cha Phêrô Donders trong thời đại hôm nay. Mừng lễ ngài, chúng ta cầu nguyện cho các tu sĩ DCCT hôm nay giống Chân phúc Peter Donders của họ hơn chút nữa để nhờ đó người nghèo tìm được chỗ tựa nương an ủi và giải thoát.
Pv.VRNs
0 nhận xét:
Đăng nhận xét