Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014

SN CHÚA NHẬT THỨ BA THƯỜNG NIÊN: 'Phải Hoán Cải Để Trở Nên Phần Tử Nước Trời'


LTCGVN (26.01.2014)

CHÚA NHẬT THỨ BA THƯỜNG NIÊN

I-SAI-A 8,23 -9,3 ; 1CÔ-RIN-TÔ 1,10-13.17 ; MÁT-THIÊU 4,12-23

Phải Hoán Cải Để Trở Nên Phần Tử Nước Trời



Bài Tin Mừng hôm nay thánh sử Mát-thiêu tường thuật lại cảnh ông Gio-an bị bắt, và khi hay hung tín đó thì Chúa Giê-su đã lánh đi về miền Ga-li-lê. Nhiều người nghĩ rằng đây là việc lánh nạn của Chúa, nhưng chúng ta thấy đây không phải là hành động chạy trốn của Chúa Giê-su, nhưng đây là một việc chính đáng, rất hệ trọng liên quan đến sứ mạng cao cả của Chúa Giê-su cho công cuộc cứu độ muôn dân mà Chúa Cha ký thác ở Ngài. 

Bởi vùng đất Ga-li-lê đưọc xem như là « ngả tư giao thông» của người ngoại giáo. Dân cư ở đây đủ mọi thứ sắc tộc và mọi tôn giáo, người ở đây có người thì tin đạo và có kẻ không tin, và họ sống chung cùng nhau trên mảnh đất ấy. Vả nữa, vì tất cả những con người này mà Chúa Giê-su đã đến đó để rao giảng Tin Mừng cho họ. Có một điều, chúng ta cần hiểu rằng với sự hiện diện của Chúa Giê.-su trên trái đất này, chắc rằng các việc làm của Ngài hầu như luôn hướng về một cách đặc biệt cho người Do Thái. Thế nhưng điều này không làm mất đi cái nhìn phổ quát cho công cuộc cứu độ nhân loại, cùng các sự việc tông đồ của Chúa Giê-su cho con người. 

Bởi Tin Mừng theo ý Chúa Giê-su phải được rao giảng và hướng về mọi người, mọi dân tộc, và Chúa Ki-tô là Đấng cứu độ hết thảy các sắc dân. Để rồi từ ý nghĩa này, thì sự lan rộng các lời rao giảng của Chúa đến thế giới dân ngoại sẽ được cụ thể hóa sau sự Phục Sinh của Ngài, song sự việc đó đã được ghi dấu ngay từ buỏi đầu trong chương trình đời sống của Chúa Giê-su. Đó chính là ý nghĩa của sự trở về miền Ga-li-lê, để Chúa khai mạc cho việc mục vụ tông đồ một cách công khai của Ngài. Cũng vùng đất này Chúa Giê-su đã mời gọi các tông đồ tiên khởi như Phê-rô, An –rê, Gio-an, Gia-cô-bê theo Chúa Giê-su, để lập nên Giáo Hội cùng hợp tác với Ngài cho công việc rao giảng Tin Mừng cứu độ, và Triều Đại Nước Trời của Thiên Chúa cho muôn dân.

Do thế, nội dung của việc rao giảng mà Chúa Giê-su khai mạc ở Ga-li-lê, thì Chúa sẽ lập lại nhiều lần như vậy, và là một phương thế của Ngài cho đến giây phút cuối cùa sự sống mình. Qủa Giáo Hội hôm nay không có gì thực mới để thêm vào, Giáo Hội chỉ phán ảnh lại hinh ảnh chân thực của Chúa Ki-tô, là bắng sự đón nhận cùng ưng nhận, để cho Chúa Giê-su Ki-tô nối kết tất cả các con tim của con người sống trên trái đất này, qua mọi nền văn hóa của họ. Do đó, Thông Điệp Tin Mừng có hai sự : trưóc hết, Chúa Giê-su mời gọi con người hoán cải đời mình, sau là để đón nhận Nước Thiên Chúa. Vì ước muốn tiếp nhận Nước Chúa cùng trở nên công dân Ngài, qua ý nghĩa là việc sám hối cùng hoàn cải cuộc sống, nhưng sự hoán cải đó không được loanh quanh vòng vo. Bởi nếu ai không ý thức tầm quan trọng của việc hoán cải, thì họ không thể hy vọng bước vào Nước Chúa, cho dù Nước Chúa đã ở kề bên họ.

Vậy Nước Chúa nói đây mà Chúa Giê-su rao giảng là Nước như thế nào? Thưa đó là Nước của trời. Nước đó đến từ tròi cao. Nước đó là nền tảng của tâm linh. Nước Trời là một nguyên khởi của Chúa. Nước Trời là tất cả vào sự thông hiệp với Thiên Chúa và sự giàu có vô hạn của Ngài. Hơn nữa, Nước Trời là của Thiên Chúa và sự giàu có của Chúa Trời ban cho con người và cho các loại thụ tạo. Tuy nhiên Chúa Giê-su lúc nhập thể và sinh sống trong lòng trái đất này, Ngài đã mặc lấy thân thể trong thế giới chúng ta sống. Mặc dấu Chúa Giê-su thuộc vể Nước trời, song Ngài cũng là Người thuộc cho trái đất chúng ta cư ngụ. Do Thế, Chúa Giê-su giáng trần và nhập thể vào thế gian này là một sự kiện thực Thiên Chua đã đến với con người và ở với con người. Vì vậy ở thế gian này khi chúng ta tiếp nhận Chúa Giê-su, thì chúng ta được trở nên con cái Chúa Trời, và ngay từ giây phút này chúng ta sống trong niềm hoan hỉ của còi lòng, và nếm thưởng được hạnh phúc Nước Trời Chúa ban. 

Vậy khi chúng ta đọc đoạn Tin Mừng theo thánh Mát-thiêu sẽ giúp ta hiểu sự đón nhận « Nuớc Trời », là phải đi qua con đường tiếp nhận Chúa Ki-tô cùng các Lời giáo huấn của Ngài và ssự tiếp nhận đó là bắng việc hoán cải, là lời mmòi gọi của Chúa cho mỗi một người của chúng ta chỉnh đốn lại đời sống tội lỗi của minh. Thiết nữa, chính ở trong Chúa Ki-tô, trong Ngài là chất chứa mọi kho tàng giàu có của Thiên Chúa ban cho chúng ta, ban cho nhân loại. Chúa hiện hữu ở giữa chúng ta, và Ngài sống trong con người đặc thù của mình, đó là Nước Thiên Chúa đã rất gần bên ta. Thế nên để tiếp nhận Nước Chúa cùng trở nên con cái Ngài, thì sự hoán cải đời sống mình là điều cần thiết. Sự hoán cải đó là phủ nhận một vài việc, và chấp nhận một vài sự. Tự hoán cải để lãnh nhận Nước Trời, đó là nói không với bóng tối, và nói vâng với ánh sáng, đó là loại bỏ sự dữ, sự gian tà, sự bất công bình, sự nịnh hót, thành kiến, nói hành nói xấu, chỉ trích, chê bai hết mọi người, lòng kiêu ngạo, sự đố kỵ, ganh ghét, thù hận, trả thù, ăn miếng trả miếng, tự tôn tự đại, khoác lác. Trái lại theo ánh sáng của Chúa thì nên tìm kiếm sự thiện, có lòng khoan dung, độ lượng, quảng đại, thương xót, từ bì, lòng ngay thẳng, làm việc lành phúc đức, bênh vực kẻ cô thân cô thế vv.. Đó cũng là loại trừ các phong tục xấu của thế gian : chẳng hạn như dị đoan mê tín, và đón nhận các nhân đức của Chúa Ki-tô cùng Tin Mừng của Ngài, hầu trở nên người lương thiện chân chính đẹp lòng Chúa Trời.

Sự hoán cải hàm súc như sau, bước khởi sự là một hành vi quay về với Chúa, chọn Chúa và các sự việc của Chúa. Tiếp theo sự hoán cải đó là cụ thể hóa các việc ấy suốt cả đời sống ta. Vì người ta không bao giờ tự hào mình có thể cấy hết được các nhân đức của Chúa Ki-tô trong con ngưòi mình, mà Ngài đã giảng dạy cho chúng ta.

Thực thế chúng ta cũng như nhiều người luôn có cái ảo tưởng mình là Ki-tô hữu, là hoàn thiện rồi, và là người Ki-tô hữu đạo gốc, gia truyền, nào chúng ta đã được chịu Phép Thánh Tẩy ngay từ buổi mới sinh ra, đã học hỏi đạo lý Chúa nhiều. Thế đó, cái ảo tưởng này luôn cho chúng ta cái cảm giác nghĩ rằng mình là người đã hóan cải, bởi chúng ta đã là người đuợc rữa tội, được biết Chúa nhiều rồi. Cái ảo tưởng này làm cho chúng ta tin rằng mình có thể được miễn sự hoán cải chính bản thân mỗi ngày. Vì vào ngày chịu Phép Thánh Tẩy, chúng ta được dội nuớc trên đầu và vị Linh Mục tuyên đọc « Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần » cha rửa tội cho con, hoặc khi chúng ta chịu các Phép Bí Tích khác, thì chúng ta nghĩ Thiên Chúa đã tha hết mọi thứ tội cho ta rồi, giờ đây chúng ta không cần hoán cải nữa. Tuy nhiên các ý nghĩ nói này là một hoang tưởng nguy hiểm cho cuộc sống của chúng ta đối với Thiên Chúa.

Xin Thiên Chúa giải thoát chúng ta, giải thóat cái tâm trí ảo tưởng của thời đại chúng ta cùng cảnh sống hiện tại không đẹp lòng Chúa của ta vì cái bản tính tự mãn và tự ngào hớm hĩnh của ta. Tạ ân Chúa! Hôm nay Thiên Chúa đã cho chúng ta nghe lại lời của Chúa Ki-tô. Lời đó như một mệnh lệnh hệ trọng đến đời sống của chúng ta hiện thực, và Chúa Giê-su lại nhắn nhủ với ta rằng : hỡi các con, muốn vào Nước Trời, thì ngay từ giờ phút này các con phải lo ăn năn hoán cải đời sống mình, bởi Nước Trời đã ở kề bên các con rồi. Amen !

LM. Peter Le Quang Dung


0 nhận xét:

Đăng nhận xét