Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

Thế Chiến Tranh (Kỳ 8)


Thế Chiến Tranh (Kỳ 8)


IX. Gài Con Cờ Biển Đông Nam Á 

Trong sự thương thuyết về Hiệp Dịnh và Thông Báo Chung Thượng Hải, có lẽ Kissinger cố tình để lộ cho Bắc kinh hiểu lờ mờ là Bắc kinh có quyền lợi tại Đông Nam Á, nhưng quyền lợi ra sao Kissinger không giải thích vì liên quan đến sự an ninh của nhiều Nước khác. Tín hiệu như thế, sau này giải thích sao cũng được, nhưng Bắc Kinh cố tình hiểu là họ được trao quyền làm chủ Đông Nam Á, bao gồm cả biển Đông Nước ta (nay đang được chuẩn bị để đổi danh biển Đông Nam Á). Sau chiến tranh Việt Nam năm 1975, Mỹ cố tình bỏ mặc Đông Nam Á cho Tàu thao túng. Nhưng đến khi vấn đề Biển Đông trở thành sự tranh chấp quốc tế như chúng ta chứng kiến hôm nay, Mỹ mới trở lại như người giang tay mình ra cứu Đông Nam Á khỏi nanh vuốt của Bắc Kinh. Do thế, khi Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên vùng Biển Đông, ắt Bắc Kinh tự hiểu rằng sẽ đụng độ với nhiều thế lực khác nhau, nếu không nói là với cả thế giới Phương Tây cùng các nước dân chủ khác trên thế giới. Bắc Kinh đã chấp nhận cuộc chơi, tất chuẩn bị mọi chiêu thức để sẵn sàng lao vào cuộc chiến tranh lớn với thế giới. Thế gài cờ này của Mỹ qủa là độc đáo. Lao vào thì chết, mà rút lui thì bể mẵt với thiên ha, mình là Rồng Lớn hoá ra chỉ là con giun rút cỗ xuống đất sao. 

Bắc Kinh tự cho mình có một vài tài liệu lịch sử lâu đời, để làm bằng chứng cho chủ quyền của mình đối với các vùng địa lý chính trị khác nhau, để rồi xem các vùng đó là lãnh thổ của mình. Quan điểm và bằng chứng các tài liệu lịch sử không xác thực này, đã bị các học giả quốc tế lên tiếng phản bác mạnh mẽ luận điễu của Bắc Kinh trong cuộc hôị thảo về An Ninh Hàng Hải vùng Biển Đông Nam Á tại Washington DC vào ngày 20-10-2011. Tất cả các Đại Biểu Hội Nghi, đều đồng loạt khẳng định là: “thỏa thuận về luật biển được Liên Hiệp Quốc thưà nhận vào năm 1982, là căn cứ vững chắc nhất để phân định ranh giới và hải phân trên biển của các nước ven biển. Luật này cũng đã được Bắc Kinh ký thưà nhận. Do đó Bắc Kinh có bổn phận phải thi hành” 

Mỹ không phải là Quốc Gia liên quan trực tiếp đến chủ quyền trên đất liền cũng như trên biển đối với vùng Đông Nam Á. Nói chung Mỹ có thể là tiếng nói đại diện cho quyền lợi của cộng đồng quốc tế (gần nhất là Nhật, Úc, Đại Hàn) đối với quyền tự do lưu thông trên vùng Biển Đông này. Nơi Bắc Kinh gọi là vùng biển Lưỡi Bò, rồi Bắc kinh tự nhận là chủ quyền hoàn toàn không thể tranh luận. Mỹ với Bắc Kinh đang bất đồng về đủ mọi vấn đề, nay lại dính líu vào vụ tranh chấp sâu rộng hơn, liên quan đến việc tranh chấp vùng biển Đông. 

Thực ra thì sách lược cùng kế hoạc cả hai bên tung ra, đã đến lúc phô bày các mâu thuẫn về quyền lợi sinh tử của mỗi bên một cách công khai.Trong chỗ đáng nói của chiến lược, thì những sách lược của Phương Tây, chỉ nhằm đáp ứng lại với các toan tính mật của Bắc Kinh mà thôi. Diểm chính yếu của Bắc Kình, đó là sự liên quan đến thi hành chiến lược được các nhà nghiên cứu gọi là « Soft Powers ». Tức là âm thầm tăng cường sức mạnh bằng mọi phương tiện, trong khi dành nỗ lực rối đa đi xâm chiếm các nước khác bằng đầu tư, cho vay, viện trợ, mua chuộc giới cầm quyền, để di dân Hán đến đó chiếm đất đai, và từng bước biến thành một tỉnh của Hán tại chỗ. 

Mỹ hiểu thấu các sách lược cùng toan tính này của Hán, nên suốt 8 năm dưới thời ông Bush, Mỹ chỉ đẩy cho tình hình quan hệ hai nước căng thẳng từ từ, với vài đòn phép được gài theo kiểu cách tình báo. Thí dụ vụ nổ ở Tứ Xuyên năm 2007 là rõ nét nhất, chứng tỏ Bắc Kinh ăn cắp kỹ thuật nguyên tử, cùng các kỹ thuật hiện đại khác : Chẳng hạn như vụ kỹ thuật Tesla Electomagnetic Pulse đã bị Mỹ gài dộ. Hoặc như Liên Sô cũng bị gài phá hủy đường ống dẫn hơi đốt Sibia vào năm 1982, cũng như nhà máy điện nguyên tử Checnobil vào năm 1986 vậy. Dưới thời ông Bush, sự quan hệ từ từ suy giảm, về mặt nổi chỉ liên quan đến đòi hỏi của Mỹ yêu cầu Bắc kinh điều chỉnh lại gía cả đồng Yuen. 

Tình hình thực sự suy thoái khi Mỹ quyết định cho nổ vụ nợ tín dụng nhà đất cuối năm 2008, để bất ngờ đưa ông Obama lên làm Tổng Thống Mỹ Quốc vào năm 2009.Bắc Kinh mới thực sự cảm thấy âu lo, khi biết rằng đến lúc Mỹ không chấp nhận cách thức mà Bắc Kinh hành động liên quan đến hàng loạt vấn đề mà hai bên cố tình giấu kín. 

Ông Obama khi tranh cử với chinh sách là chủ trương rút quân Mỹ về Nước. Ông hứa giải quyết vấn đề kinh tế cũng như bảo hiểm y tế và di dân. Khi đắc cử, ông Obama thi hành các đường lối do Ông Bush để lại, tức là tiếp tục tăng quân tại Afghanistan trong khi rút quân tại Irak, tiếp tục bơm tiền vào thị trường để giữ cho kinh tế Mỹ khỏi bị suy trầm thêm. Cứu kinh tế Mỹ cũng là cứu kinh tế thế giới, khi Mỹ buông thì kinh tế toàn cầu sẽ khốn đốn ngay thôi. 

Mỹ luôn nói đến suy thoái kép, có nghĩa là tỷ lệ tăng trưởng toàn cầu nói chung sẽ giảm hai con số, điều đó để lộ cho thiên hạ thấy rằng, Mỹ đe dọa thế giới bằng tín hiệu rõ ràng: “các anh, tức là Bắc Kinh không làm, tôi sẽ buông để suy thoái kép xảy ra, anh sẽ là người chết đầu tiên” 

Do thế khẩu hiệu tranh cử của Ông Obama là để tranh cử thôi, như lời bà Condi Rice Cựu Ngoại Trưởng dưới thời Ông Bush phát ngôn rằng: “Mỹ như một hàng không mẫu hạm vĩ đại, không thể dễ thay đổi hướng đi”.Câu nói của Bà đó cho thấy, các Nước khác cũng phải dựa vào đó để tính toán công chuyện của mình, nếu không sẽ bị quạt nước của Hàng Không Mâu Hạm đánh sóng cho nhận chìm. Thế đó nhiệm vụ của Ông Obama, chính là tập trung vào việc giải quyết một bước trưóc là vấn đề Bắc Phi, Trung Đông và Hồi Giáo. 

Còn vấn đề Viễn Đông có nhiều khả thể không thuộc trách nhiệm của Ông Obama phải giải quyết. Việc giải quyết vấn đề Viễn Đông này, có liên hệ đến tập quán bất thành văn của nước Mỹ, bởi hai Đảng chính trị Cộng Hòa Và Dân Chủ cùng chia nhau ngọt bùi và đắng cay. Không Đảng nào hưởng hết vinh quang, cũng chẳng Dảng nào chịu hết khố cực. Điều nói này đúng với tình hình cách nay hơn 30 năm trưóc, lúc Ông Brezinsky làm Cố Vấn An Ninh dưới thời Tổng Thống Carter. Chính ông là người đã đưa giáo sỹ Ayatollah Khomeini về Nước để hình thành chế độ Hồi Giáo Quốc Giáo tại Iran, hầu kềm chế Sadam Hussein xứ Irak. Trong lúc đo, đồng thời cản chân Nga đi vào vùng dầu khí Trung Đông. Sau khi Mỹ giả bộ giảm sự hiện diện quân sự trong vùng Biển Đông và Nam Á, để dụ Liên Sô trúng kế, tự nhiên tạ nên cuộc chiến tranh Việt Nam đợt hai. 

Bây giờ là đợt ba đang tới, nhưng chúng ta không còn sự chọn lựa, xin hãy rất sáng suốt nhận định thời thế. Để mấy Ông Dân Chủ giải quyết bài toán Hồi Giáo Trung Đông Bắc Phi là rất đúng. Mấy Ông Cộng Hòa giải quyết vấn đề Viễn Đông quả không sai. Vì người mở cánh cửa Bắc Kinh là Richard Nixon cùng Kissinger, nay Kissinger viết hồi ký “Kissinger on China”, thì điều đó tự nó có ý nghĩa là Mỹ đóng lại mối quan hệ với China do Kissinger đã mở ở thời diểm năm 1972. Nay thì tương quan Mỹ và Hoa cần phải duyệt lại trên căn bản mới. 

X. Thế Giới Hồi Giáo Trung Đông Và Bắc Phi, Mỹ Phải Nắm Bảo Giữ An Ninh Dầu Khí 

Obama tiêu diệt Osama Bin Laden tháng 02/2011

Sau hai năm chuẩn bị dư luận trong thế giới Hồi Giáo, ông Obama tung ra chiêu phản công, nhắm đánh ngay vào biểu tượng của Hồi Giáo cực đoan là Osama Bin Laden vào tháng hai 2011, để mở đầu cho hàng loạt các cuộc xuống đường của dân chúng nhiều Nước Hồi Giáo Trung Đông cùng Bắc Phi. Chúng ta phải coi các làn sóng đòi cải cách hiện nay nằm trong một sách lược kế họạch toàn diện, hầu thực hiện các cải tổ cần thiết đối với các xã hội Hồi Giáo nói chung. Việc cải tỗ xã hôi này, là một cú đánh mạnh vào nỗ lực của Tàu hướng vào Châu Phi, Nam Á và Trung Á, và nhiếu nỗ lực khác hưóng tiến đánh vào trung tâm dầu khí Trung Đông, để thao túng nguồn dầu khí tại đây. 

Nỗ lực chiếm dơạt dấu khí của Bắc Kinh, là sự đe dọa đối với nền an ninh năng lượng toàn cầu. Vì thê Mỹ cứ tương kế tựu kế ra tay gián tiếp đánh chận Bắc Kinh từ chiến trường xa, như lời Ông Thứ Trưởng Bộ Ngân Khố dưới thời ông Reagan, là Paul Craig Roberts đã phát biểu vừa qua theo tin từ Segodniaru. Quan sát tình hình thế giới, chúng ta thấy có một cái gì đó đang được chuẩn bị tại Nam Á, cụ thể liên quan đến Pakistan và Afghanistan. 

Trong lời phát biểu tại Bạch Cung hôm 22 tháng 6. 2011, Tổng Thống Obama tuyên bố trong năm nay sẽ rút 10.000 quân Mỹ khỏi Afghanistan, đến mùa hè sang năm sẽ rút thêm 23.000 quân nữa, tổng cộng là 33.000, tức là tổng số quân được tăng cường cho chiến trường này trong năm qua. Sự tăng cương quân số lính này, chính là sự hoạt động ở vài tỉnh phía Nam như Helmand, Kandahar, vì nơi dây vốn là cứ điểm của Taliban. Tổng Thống Hamid Kazai hoan nghênh quyết định này, theo tin hành lang, ông có ý định rút lui vào năm 2014. 

Tình hình tại Afghanistan vẫn đầy bất an, trong lúc đó Ông Robert Gates cùng Bộ Trưởng Quốc Phòng Anh đều nói là NATO đã nói chuyện với Taliban. Từ đó giải pháp cho Afghanistan được đem ra bàn luận chỉ là giải pháp tạm thời, theo kiểu phân chia vùng ảnh hưởng cho các sứ quân (bộ tộc) để quân đội NATO dễ dàng rút khỏi vùng này đúng lúc, hoặc điều chỉnh việc bố trí sao cho thuận lợi với diễn tiến tình hình mà không bị đe dọa. 

Quân đội Mỹ sẽ không hiện diện tại vùng phía Nam, giao vùng này cho Taliban cai trị, trong khi vùng phía Bắc Kabul, thì các bộ tộc phương Bắc lại mở rộng cửa đón nhận quân đội Mỹ ở lại, để giữ yên vùng Bắc của Nam Á. Vùng Bắc này liên quan đến các Cộng Hòa Hồi Giáo thuộc Liên Sô cũ, hầu ngăn chận sức bành trướng của Bắc Kinh tiến vào Trung Đông từ hướng Bắc. Người Nga theo dự liệu cũng đồng ý với quyết định này, và sẵn sàng mở hành lang cùng đường vận chuyển tiếp tế cho quân đội Mỹ đóng trong vùng hướng Bắc Afghanistan, cũng như Uzbekistan. 

Quân dôi Nga thực ra rất yếu kém, 20% ngân sách quốc phòng của Nga rơi vào túi tham nhũng, lính Nga bị cắt xén lương bổng cùng các trợ cấp đã hứa hẹn khi họ đăng lính, nên tinh thần chiến dấu cũa họ rất thấp. Thực ra Ông Putin đã thất bại trong việc canh tân nước Nga trở thành hùng mạnh và thịnh vưọng như Mỹ hay Pháp, Anh. Vấn đề chính yếu là nhân sự cùng sự vững chắc của xã hội Nga. Nga muốn canh tân cần nhờ nhiều vào sự trợ giúp của Mỹ. Người Đức xem ra ít được người Nga hoan nghênh. 

Theo dự định, sau năm 2014, ít nhất cũng phải cần 50.000 quân lính Mỹ hiện diện tại Afghanistan, 30.000 quân lính khác hiện diện tại Irak, để bảo đảm cho hòa bình trong vùng này một thời gian lâu dài, trong tiến trình dân chủ hóa các nước Hồi Giáo Trung Á. Tiến trính dân chủ hóa này Mỹ đã thực hiện thành công tại Âu Châu từ sau thế chiến II, để thống nhất Tây Âu vá Đông Ấu quy vào một mối. Tuy nhiên Quân Dội Mỹ vẫn phải hiện diện tại Đức, chỉ vì vấn đề Đông Âu cũng như Cận Đông, kể cả Nga chưa dạt đến trình dộ Dân Chử như Mỷ muốn, vi nạn tham nhũng, hối lộ vẫn còn trong các xả hôi Nga và các Nưoc Dông Âu. Cho nên vài chục ngàn quân lính Mỹ đóng tại Đức vẫn chưa thể rút nhanh được. 

Trong khi đó, tình hình tại Á Châu lại nóng mãi lên. Chiến tranh tuy chưa xảy ra, nhưng quân dối Mỹ cứ phải thực hiện tập trận thường xuyên với các nước trong vùng. Chảng hạn tập trận CARAT với 13 nước trong khu vực Đông Nam Á, tập trận với Úc, với Nhật với Đại Hàn, với Phi Luật tân và cả với Việt Nam (hinh như Việt Nam từ chối lời mời tâp trận chung này vì sơ Bắc Kinh) 

Tình hình nóng mãi đó, khiến Bộ Quốc Phòng Mỹ phải bố trí lại lực lượng quân sự, để đề phòng bất trắc tại Viễn Đông theo dự liệu sẽ xảy ra chỉ trong năm tới, và sẽ chấm dứt vào năm 2014 (theo dự liệu) . Chính đó là lý do khiến các cấp lãnh đạo Đảng Cộng Hòa đòi Ông Obama phải giảm chi tiêu. Tình hình hiện nay cho thấy, ngân sách dành cho chiến phí từng chiến trường cụ thể chỉ có thể giảm bớt nhiều từ sau năm 2014 mà thôi. Các cắt giảm mà phía Cộng Hòa đòi hỏi cho ngân sách năm 2012 bắt đầu từ 1 tháng 10. 2011 mang tính tượng trưng. Kinh tế Mỹ cũng như thế giới chỉ lành mạnh hơn từ sau năm 2015, không thể sớm hơn được. 

Bớt được 33.000 quân trong 12 tháng trên chiến trường Afghanistan có thể tiết kiệm được ít ra là 50 tỷ dollars, giảm 15.000 quân tại Irak có thể bớt được thêm 10 tỷ dollars nữa. Mấy Ông Cộng Hòa cứ đòi bớt 70 tỷ dollars là dựa trên căn bản đó. Vì số quân còn lại tại hai nơi đó ít trực tiếp tham chiến, do giải pháp chính trị sẽ đạt được với Taliban. Tình hình hiện nay, đã đổi mới ở chiều độ nhất định, thêm vào đó các cơ sở tình báo đã được gài lại, cùng với sự thuyết phục đối với các bô lão bộ tộc trong vùng, để về lâu về dài cả Nước Afghanistan trở thành dân chủ. Tình hình này của Afghanistan sẽ tác động mạnh đến Pakistan, Nuớc kế cận. 

Sách lưọc cùng sự tính toán này, dựa trên giả định là một khi chiến tranh tại Viễn Đông xảy ra, chính yếu là giữa các nước Á Châu với nhau, còn Mỹ không can thiệp trực tiếp theo phương cách của Mỹ. Còn Pakistan lại là chủ đề khác, nay nổi lên thành chiến trường tranh chấp chính giữa Ấn với Bắc Kinh, thì Mỹ trở thành vai trò phụ ở đây do các diễn tiến và biến chuyển trong quan hệ phức tạp bởi Bắc kinh gây ra với hầu hết các nước láng giềng của Tàu. Mỹ quả thực đang tìm cách giảm bớt các cam kết với Pakistan. 

Bà Clinton tuyên bố trước Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện, là Mỹ sẽ giảm viện trợ cho Pakistan, ngân khoản này trong thời gian dài qua khoảng 3 tỷ dollars mỗi năm gồm cả kinh tế lẫn quân sự. Mức độ cắt giảm xem ra sẽ rất lớn trong thời gian sắp tới đây theo đòi hỏi của Đảng Cộng Hòa, kèm thêm vào đó, việc vận chuyển tiếp liệu cho quân đội Mỹ tại Afghanistan cũng sẽ không đi qua ngả Pakistan nữa. Do thế, Pakistan chắc chắn sẽ ngả về phe Bắc Kinh, để có viện trợ kinh tế lẫn quân sự, điều Bắc Kinh rất mong muốn. Bắc Kinh đã hứa viện trợ ngay cho Pakistan 50 máy bay chiến đấu loại J.20 cùng các tiện nghi quân sự khác. Hiển nhiên là Pakistan phải dành cho Bắc Kinh nhiều ưu đãi về mặt chiến lược. 

Đúng hơn mà nói, chính quyền Pakistan hiện nay đã chấp nhận đứng trong hàng ngũ với Tàu chống lại Ấn Độ, cùng mở rộng ảnh hưởng sang Afghanistan ở phía tỉnh Helmand, Kandahar, nối kết với cảng Karachi, để Tàu mở đường đi vào vịnh Ả Rập trên biển và trên đất liền. Đó là cách khai triển ý đồ chiến lược của Bắc Kinh nhắm vào Nam Á vừa nối kết với Iran, vừa đe dọa Ấn Độ, vừa đẩy Mỹ ra khỏi Trung Á, khi tâm lý dân Mỹ hiện nay có vẻ chán chường chiến tranh kéo dài đã 12 năm tại Afghanistan. 



Chúng ta thấy rằng, có vẻ như Pakistan đang phải trải qua bài học của Việt Nam Cộng Hòa trước đây, khi Bắc Kinh rất cần Pakistan để thực hiện kế bao vây Ấn Độ từ huớng Bắc. Hưóng bao vây này sẽ đẩy Pakistan vào chiến tranh, Mỹ không thể cam kết tiếp tục viện trợ cho Pakistan là đó. Vì Pakistan đã chọn đồng minh chiến lược khác là Hán Hoa thay vì Mỹ. Mỹ và Hoa tuy không bên nào công khai tuyên bố phía bên kia là kẻ thù, nhưng các mưu tính chiến lược do Bắc Kinh cố tình bày binh bố trận đồ ra, khiến cho Mỹ và NATO phải tính đến các kế hoạch cùng sách lược phòng ngự, hoặc điều chỉnh lực lượng, để đề phòng các bất trắc cho quân đội Mỹ và NATO trên chiến trường hiểm trở là vùng đồi núi Afghanistan. Thế đó, đì kèm với việc rút quân đội Mỹ ở Afghanistan, Mỹ bắt buộc phải tính tới việc giảm hẳn sự hiện diện tại Pakistan của lực lương cố vấn (thực ra là CIA) cùng với việc viện trợ cho chính quyền Islamabad. 

Lý thực, thì bàn cờ trong vùng đã thay đổi ngoạn mục, khi Osama Bin-laden và cả người kế nhiệm đã bị giết trọn. Jawahiri là bác sỹ gốc Ai Cập chánh thức lên thay, nhưng không biết bị giết vào lúc nào. Quan trọng hơn, chính là cơn bão táp chiến tranh đang đến khá gần đối với toàn vùng. Thế nên sự hiện diện của quân đội Mỹ với một lực lượng tương đối lớn trong vùng, ắt bất lợi về phương diện tiếp vận, đó sẽ là nguy hiểm đối với quân đội Mỹ còn lại trong vùng này. Mỹ phải nhanh chân rút quân khỏi phía nam Afghanistan là thế. Việc làm này trong chỗ thâm sâu về chiến lược, liệu sự việc có dẫn đến chỗ hình thành một nhà Nước Pashtun bao gồm vùng phía nam Afghanistan, cộng với vùng Warizistan ở phía tây bắc Pakistan hay không (vùng bộ tộc Warizistan này tùy thuộc Pakistan nhưng đa số là người Pashtun, chính quyền trung ương Pakistan không hề thiết lập chính quyền địa phương tại đây). 

Ông Musharaf hiện sinh sống tại Mỹ tuyên bố năm 2014 sẽ trở lại Pakistan để ứng cử Tổng Thống Pakistan, trùng hợp với thời điểm sau biến cố lớn trên thế giới, có thể sẽ phải đối diện với sự phân hóa Nước Pakistan hiện nay thành nhiều Quốc Gia khác. Kể cả vùng Bắc Afghanistan cũng có thể trở thành một Quốc Gia riêng biệt với Pashtun ở phía Nam (phía Bắc gồm chính yếu người gốc Uzbek, Kyrgyz, Turkmen, Tajik cùng người Hazara). 

Vùng Nam Á bao gồm Afghanistan và Pakistan quả rất phức tạp, nguyên do tình trạng sứ quân còn sót lại với các chủng tộc đan chéo vào nhau trải dài từ Trung Á xuống đến Ấn Độ, nơi xuất phát của nền văn minh Harappan và Mohenjo Daro trên lưu vực sông Indus cách nay 5.000 năm, cùng với mọi làn sóng xâm lăng từ Đông sang Tây và ngược lại, trải dài trong suốt thời gian suốt mấy ngàn năm qua. Bắc Kinh có ý định muốn thống lĩnh vùng này, để tạo bàn đạp bao vây Ấn Độ từ hướng Bắc. Chúng ta cũng cần lưu ý đến tham vọng của thế lực Hồi Giáo cực đoan coi vùng hiểm địa này, là địa bàn lý tưởng để tái dựng Nhà Nước Hồi Giáo toàn trị. 

Vì thế, liên minh Hán Hoa với Pakistan là sự hiện thục ngày nay. Tình hình đó cho ta thấy cả vùng không thể có một giải pháp chung cuộc trong ngắn hạn được. Sự cắt chia là việc chắc chắn phải xảy ra (kể cả hình thức cai trị có thể khác nhau, như kiểu Nhà Nước trong Nhà Nước, chưa phải là liên bang kiểu Mỹ) để hình thành những Nhà Nước mới, được xem như bước chuyển tiếp để tiến tới xã hội dân chủ trong tương lai.

(còn tiếp)
NLB
Tác giả gửi trực tiếp cho LTCGVN

0 nhận xét:

Đăng nhận xét