Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

Thế Chiến Tranh (Kỳ 5)


Thế Chiến Tranh (Kỳ 5)



VI. Các Chuẩn Bị Chiến Trường Của Hai Bên 


A) Các Thông Điệp Gởi Cho Bắc Kinh Một Cách Bí Mật 

Với Mỹ hay Quyền Lực Toàn Cầu, đều đồng tâm trong chính sách thống nhất nhân loại về một mối, bất chấp Bắc Kinh, Khối Hồi Giáo nghĩ gì, làm gì. Chiến lược tổng quát này được thực hiện một cách thống nhất đối với tình hình Trung Đông và Cận Đông, Bắc Phi Hồi Giáo cũng như Nam Á và Thái Bình Dương, đánh dấu một thời kỳ Mỹ thực hiện sự lui binh, có tính cách thế chiến lược trên khắp các lãnh thổ tiếp giáp với Liên Sô hoặc với Hán Hoa trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh. 

Cuộc lui binh này đã tạo điều kiện để Liên Sô lâm vào tình trạng bị sa lấy trên khắp các trận địa, nhưng lại tạo điều kiện để Hán Hoa cùng Hồi Giáo cực đoan tạo thêm sức mạnh. Kế tiếp Hiệp Dịnh Chung Thượng Hải Mỹ và Hoa Ky kết vào năm 1972, rồi việc đưa Ayatollah Khomenei về lại Iran nắm quyền để xây dựng chế độ Giáo Trưởng tại đó. Iran là nước có lịch sử đế quốc đến 2.500 năm, là gạch nối giữa Nam Á với Miền Trung Cận Đông, là một trong ba thế lực đã tạo ảnh hưởng trên toàn cõi Trung Đông trong thời Trung Cổ tại Trung Đông, hai thế lực kia là Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy nhiên Mỹ vẫn giữ vững chiến tuyến tại bán đảo Ả Rập, hầu kiểm soát chặt chẽ nguồn cung cấp dầu khi cho thế giới. Thời kỳ Mỹ xây dựng sức mạnh cho Hồi Giáo đã dẫn đến việc hình thành các nhóm Hồi Giáo Cực Đoan. Cụ thể như Mujahedin, Taliban, al Queda. Tất cả các thế lực sức mạnh đó, là chỗ dựa để các giáo sỹ cực đoan lộ rõ chân tướng của mình tại các giáo đường Hồi Giáo ở Âu-Mỹ, và tại các Nước Hồi Giáo khác nói chung. Mạng lưới khủng bố quốc tế được tang thêm sức mạnh. Song Mỹ làm lơ cho họ xây dựng trong suốt thời gian 30 năm, đều nằm trong mọi kế hoạch chiến lược và sách lược này, hầu dẫn đến biến cố ngày 9. 11. 2001, khi al-Queda đánh sập tòa nhà tháp đôi tại New York, cũng như một phần trụ sở của Bộ Quốc Phòng Mỹ. 

Mỹ lấy lý do bảo vệ nền an ninh sinh mặng của dân Mỹ cũng như thế thê giới, rồi Mỹ lấy thếm cái cớ trị bọn khủng bố, lập tức liên mình và động binh đánh phủ đầu, đánh tới tấp và trực tiếp vào các Nước Hồi Giáo chứa chấp những tên khủng bố. Cụ thể như tại Afghanistan năm 2001, Irak năm 2003. Các cuộc chiến này, mục đích của Mỹ, là cắt chia Hồi Giáo Trung Đông, để dễ bề mở rộng sách lược tấn công như « bảo táp » hầu sắp đẵt lại trật tự tại Trung Đông Hồi Giáo, tại Bắc Phi. Cùng một lúc, Mỹ với việc mở rộng vòng đai quan sát các hoạt động của Hán Hoa trong vùng Nam Á, trong khi chờ cho tình hình vùng Tây Thái Bình Dương co thể bùng nỗ theo đà bành trướng của Bắc Kinh. 

Tình hình thế giới từ sau năm 1972 lúc Nixon và Chu Ân Lai ký kết Hiệp Định Chung Thượng Hải, thì những diễn biến xảy ra đúng như thế. Do đo, không thể tách các diễn biến thế giới riêng ra để ước tính thế chiến lược toàn cầu trong các năm tới đây được. Vào năm 2009 khi Ông Obama lên làm Tổng Thống Mỹ. Ông có sứ mạng tạo nên dân chủ hóa cho Bắc Phi Hồi Giáo, cho Trung Đông chỉ trong thời hạn một nhiệm kỳ Tổng Thống. 

Trong lúc đó ông phải thúc đẩy mở rộng thêm nữa các mâu thuẫn về những quyền lợi cấn thiết do Hán Hoa gây ra đối với Mỹ, cũng như đối với thế giới khi Hán tuyên bố chủ quyền trên toàn vùng Biển Đông. Hơn nữa, Hán Hoa còn tham vọng xâm thực Châu Phi, Châu Mỹ Latin. Do thế, ta cần tìm hiểu thêm về các bối cảnh được sắp đặt một cách bí mật do quyền lực toàn cầu chuẩn bị, đặc biệt từ đầu năm 2011, hầu tính toán cho các tiến trình trong các năm kế tiếp. Một vài sự kiện sau đây chúng ta cần tìm hiễu và biết thêm : 

Đó là hàn thử biểu chiến tranh, cứ tăng lên từng ngày, người không chuyên môn, ít cảm nhận được. Xin chúng ta hãy lấy thí dụ liên quan đến cuộc cách mạng Hoa Lài đã chuyển động và diễn tiến trong khối Hồi Giáo Trung Đông và Bắc Phi là đủ thấy. Hoa Kỳ và Liên Âu đứng đàng sau tất cả các biến động nói này. Theo tin của Segodniaru được Ông Trí-Tâm dịch lại lời phát biểu của Ông Paul Craig Roberts, cựu Thứ Trưởng Ngân Khố Mỹ dưới thời Tổng Thống Reagan. Ông Thứ Trưởng phát biểu về vấn đề Libya cũng như các cuộc cách mạng trong thế giới Hồi Giáo Trung Đông và Bắc Phi như sau: “Mỹ đứng sau việc lật đổ Kadafi tại Lybia, nhưng Mỹ không đứng sau sự nổi dậy tại Tunisia và Ai Cập, qủa cơ quan CIA đã cung cấp vũ khí cho lực lượng nổi dậy tại vùng phía đông Lybia. Việc hổ trợ vũ khí cho lưưc lượng này của Mỹ, có mục tiêu là đẩy Tàu cùng Nga ra khỏi Châu Phi và Địa Trung Hải. Mỹ sẽ tiếp tục thi hành sách lược như vậy đối với Sirya, khi hai Nước này tiếp tay cho Tàu nhảy vào thị trường dầu khí tại Lybia cùng dành cho Nga lập căn cứ hải quân trong vùng Địa Trung Hải” 

Vấn đề là tại sao, Mỹ cho ra một nguồn tin như thế vào lúc này, trong khi ai cũng biết là Tàu đang bành trướng, mua chuộc, cùng hậu thuẫn cho các chế độ độc tài trên khắp thế giới. Từ đó để biến các chế độ này thành công cụ cho Bắc Kinh, hầu Bắc Kinh di chuyển người Tàu đến chiếm đóng các vùng đó thông qua các kế hoạch đầu tư, song về thực chất chính là sách luợc di dân để chiếm đoạt tài nguyên và đất đai. Cho nên chiến tranh không chỉ xảy ra tại vòng đai Thái Bình Dương, giữa Tàu với lân bang, nhưng con các xung dột bất hòa khác tất hải xảy ra trên phương diện toàn cầu, thì mới giải quyết được vấn đề thế giới hôm nay. 

Các xung dột và bất hoà đó đều do Tầu gây ra cả. Như Bài phỏng vấn đăng trên bản tin Segodniaru với ông Paul Craig Roberts, chính là thông điệp thật rõ chuyển đến cho Bắc Kinh và Nga hiểu rằng: “Mỹ cùng khối NATO, North Atlantic Treaty Organization, Tổ Chức Minh Uớc Băc Dại Tây Dương) sẽ không nhượng bộ bất cứ trận tuyến nào, chúng tôi sẵn sàng chiến đấu lật lại thế cờ”. 

Những lời phát ngôn của Ông Paul Craig Roberts cần được đặt trong toàn cảnh một chiến dịch có phối hợp với các chánh phủ, các cơ quan truyền thông và các Think-Tank lớn trên thế giới, trong kế hoạch lật mặt nạ Tầu với ý đồ xâm chiếm các Nước nhỏ ở khắp các châu lục từ Nam Mỹ đến Châu Phi, rồi Đông Nam Á cùng Nam Á và Trung Á. Cụ thể là lời phát biểu của bà Hillary Clinton, được Reuters thông tin lại là : “Châu Phi phải cẩn trọng với chủ nghĩa thực dân mới do Bắc Kinh chủ trương”. 

Cững thế, với nhiều bài báo cùng lời phát biểu có nội dung tương tự như vậy ở Âu Châu và Hoa Kỳ (như báo Le Figaro, báo Le Monde của Pháp). Ngày 7 tháng 6. 2011 tại Nam California, Giáo Sư Peter Navarro thuộc Viện Đại Học Irvine, tổ chức buổi hội thảo ra mắt sách mới nhất do ông viết, liên quan đến chủ nghĩa bành trướng Hán Hoa. Cuốn sách nhan đề « Death by China, Confronting the Dragon, A global call to action ». Trong buổi hội thảo này Ông Navarro và Ông Greg Autry, đã thay nhau chỉ trích Bắc Kinh thậm tệ về tất cả những xảo thuật Bắc Kinh đã và đang tung ra nhằm xâm chiếm thế giới. Cả hai vị đều kêu gọi thế giới phải hành động gấp rút hầu triệt hạ chủ nghĩa thực dân mới của Bắc Kinh trên chính truờng quốc tế. 

Một sự kiện khác cũng rất đáng để chúng ta quan tâm, là sự xuất hiện của Ông Henry Kissinger, một người tạo lắm dị nghị trong cộng đồng người Việt ở Hải Ngoại, và như tính bộc trực của ông đối với cả người Do Thái. Chính ông là người đứng ra thương thuyết về Hiêp Định Chung Thượng Hải, ký giữa Chu Ân Lai và Nixon vào năm 1972 để dẫn đến Hiệp Định Paris về Việt Nam năm sau, cùng nhiều biến cố khác trên thế giới dẫn đến việc kết thúc Chiến Tranh Lạnh vào năm 1990. Thế đó. trong suốt thời gian 38 năm qua, tất cả chính sách của Mỹ đối với Tàu cùng toàn cõi Á Châu đều ít nhiều có dấu ấn của Kissinger đứng dàn dựng đàng sau. 

Do thế sự phối hợp giữa Kissinger với George Soros là rất cụ thể. Soros sẵn sàng xử dụng Hedge Fund (Qủy Công Phiếu cúa Nhà Nước), tung ra và bao vây kinh tế, làm phá tan bất cứ nền kinh tế nào muốn vươn lên cạnh tranh với Bắc Kinh trong suốt thời gian hơn 30 năm qua (Như Đại Hàn, Nhật Bản, Thái Lan, Mã Lai, đều đã trải qua kinh nghiệm đắng cay này). Nay đã ngoài 90 tuổi, Kissinger tuy không tuyên bố nghỉ hưu, nhưng qua cuốn hồi ký khá dày “Kissinger on China” ông đã để lộ cho thấy nhiều điều đáng để chúng ta quan tâm nghiên cứu. 
Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger 

Đặc điểm là sách do ông này viết trung bình phải trên 500 trang, có cuốn lên đến 700 trang như cuốn « The Problem of National Security » viết thời thập niên 1960 là rõ. Người đọc thường chú ý vào chi tiết của cuốn sách, nhưng với chúng tôi, chúng tôi lại tập trung dò xem Mỹ qua Kissinger, muốn chuyển tín hiệu gì đến cho Bắc Kinh? Với một người cả sự nghiệp chính trị dính liền với Bắc Kinh, khi viết hồi ký vào thời kỳ mở của của Bắc Kinh, thì điều đó có nghĩa là: cánh cửa lịch sử nay đóng lại để chuyển sang một giai đoạn mới, hai bên phải đặt lại mối tương quan mới hơn. 

Chính đó là điều căn bản của sự tranh chấp một mất một còn giữa Bắc Kinh với Phương Tây là thế. Thê nên Bắc Kinh cân hiểu thời kỳ Mỹ ưu đãi dành cho Bắc Kinh đã cáo chung. Theo tin được biết, chương 13 của cuốn sách này được Ông Trần Bình Nam dịch sang tiếng Việt. Ông Kissinger trình bày chi tiết cuộc đối thoại giữa Ông với Đặng Tiểu Bình trước va sau khi quân Tàu tấn công vào lãnh thổ Việt Nam. 

Một tin khác quan trọng không kém, được Hà Nội cố tình để lộ tin ra trong các cuộc trao đổi giữa Lê Duẫn với các cấp lãnh đạo Tàu. Điểm đặc biệt liên quan đến mẩu đối thoại giữa Mao Trạch Đông với thuôc cấp của mình, có sự hiện diện của phái đoàn Việt Nam trong phiên họp song phương. Khi Mao hỏi Lào có mấy triệu dân, thuôc cấp trả lời khoảng 3 triệu, Mao nói vậy Tàu đem người đến ở. Mao Trạch Đông lại hỏi về Thái Lan, thuộc cấp trả lời khoảng 30 triệu, Mao đáp lại như đối với Lào. 

Còn dối với Việt Nam, Mao Trach Đông nhắc lại các cuộc đụng độ giữa hai Nước khi Việt Nam đánh bại quân Nguyên, quân Minh hay nhà Thanh. Ý Mao muốn thách thức Lê Duẫn, Ông Duẫn trả lời thẳng là các anh đánh tôi, chúng tôi đánh lại như đã đánh bại nhà Nguyên, nhà Minh và nhà Thanh. Thế nên, những diễn tiến hiện nay là tiếp nối của sự quan hệ phức tạp đó. Đây cũng là một tín hiệu Hà Nội muốn chuyển đến cho Bắc kinh. Cụ thể là: chúng tôi sẵn sàng đánh lại Hán Hoa bằng bất cứ giá nào. 

Do thế tất cả những diễn tiến hiện nay liên quan đến thế giới cần được chúng ta xem là các bước chuẩn bị cho những cuộc đụng độ lớn trên phương diện toàn cầu, sẽ xảy ra vào thời điểm phải có chiến tranh đẻ giải quyết các vấn đề khúc mắt nan giải. Vì vậy Cả hai bên đều đang nõ lực chuẩn bị dư luận quần chúng cho cuộc đụng độ lớn này. Thế và lực của hai bên đang được tăng cường trên khắp các mặt trận từ Châu Phi đến Châu Á. Hai bên đều tăng ngân sách quân sự và tài chánh, xử dụng tất cả hình thức chiến tranh trên hệ thống điện toán của kỷ thuật vi tinh tân kỳ, cũng như chiến tranh không gian, luôn cả chiến tranh khủng bố quốc tế. 


B) Vị Thế Mới Của Mỹ Tại Châu Á Và Thái Bình Dương 


Vấn đề vị thế của Mỹ, đã được chúng ta bàn luận nhiều. Thực Mỹ không thể « ngồi thiến » nhìn Tàu ăn cướp thế giới, nên vẫn tìm cách gài sách kế đối với mọi mưu tính của Bắc Kinh. Thời gian không ở về phía Phương Tây cùng thế giới dân chủ, trong lúc Bắc Kinh cố chơi quả bom dân số đi xâm lăng thiên hạ. Sự xăm lăng trưoc tìên là các Nước nghèo, tiếp là các nước giàu cho đến khi xâm chiếm được toàn cầu theo sách lược và chủ trương của Tàu. Vì vậy, chính sách tăng cường quân sự và vị thế ngoại giao của Bắc Kinh, chính yếu tùy thuộc vào tầm độ phát triển của làn sóng xâm lăng do việc di dân Hán Hoa đến các nơi trên thế giới này. Bắc Kinh cần thời gian để chuẩn bị thế lực cùng bài bố chiến trường này. 

Theo đánh giá của chúng tôi, tiên khởi Bắc Kinh không muốn đẩy làn sóng xâm lăng tiến quá mau về phía trước. Vì Tàu e ngại phản ứng bất lợi từ Mỹ cùng Liên Âu, làm sống lại chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch của các cường quốc Âu Mỹ xưa. Từ đó sẽ sớm dẫn đến cuộc đối đầu trực tiếp giữa Hoa Kỳ với Bắc Kinh, vốn được xem là nền tảng trong sách lược bành trướng của Hán Hoa. Mỹ là bậc thầy trong phưong sách chính trị và là chủ của Tổng Đàn Bàn Tròn, đưôc kết hợp với Tổng Đàn Illuminati và London, cùng với Hội Đồng Quốc Phòng SMOM - Các thế lực chính trị đó đã dàn dựng thế giới này suốt hơn bốn thế kỷ qua. Và chính họ là thế lực đưa súng đạn cho Bắc Kinh bành trướng suốt gần thế kỷ qua, chả lẽ lại chịu khép mình trúng kế vặt của Bắc Kinh bày ra sao? 



Chính trong lối mòn nhỏ hẹp này, chúng ta người Việt Nam cần bày ra những chiêu thức đánh ngay vào não bộ của Hán Hoa. Đánh những chiêu thức cho địch thủ không thể nào chống đỡ nỗi. Đánh bằng văn hoá tư tưỏng, đánh về mặt trận kinh tế bằng cách tây chay hàng hoá cuả Tàu bất cứ loại hàng gi. Khi chúng ta bày ra cuộc chiến như thế, mới hy vọng chặn đứng đưọc chính sách xâm lăng và diệt người bằng hàng hoá có tẩm chất độc hại người của Han Hoa. 

Thời gian 8 năm cầm quyền của Ông Bush, thêm 4 năm cấm quyền vừa qua của Ông Obama được xem là rất ngắn đối với lịch sử. Thế nhưng vào lúc này, Wasshington với Bắc kinh đã đâu lưng lại với nhau. Đạt được thành quả đó không thể xem là nhỏ, cho dù ta chỉ đóng góp phần nhỏ bé của mình trong đại sự chung của nhân loại, la bài trừ Tàu vào thời điểm quan trọng này. 

Tất nhiên, Mỹ mới là thế lực chính, đứng đàng sau dàn dựng mọi chuyện liên quan đến thế giới này. Qủa nhiều chính sách tưởng như đố kỵ nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau đều được thi hành một cách bí mật. Trong khi đó, sách kế cung cấp đạn dược cùng sức mạnh cho Bắc Kinh, là sách kế cao nhất chi phối mọi sách kế khác, để đẩy Hán Hoa đi vào con đường xâm lăng như Đức, Nhật, Nga xưa kia… Các Nưóc này đã trúng sách kế Hội Kín của Mỹ vậy. Sách kế này đã đẩy Bắc Kinh đến chỗ ngày càng lệ thuộc vào kinh tế toàn cầu, tự hình thành tầng lớp trung lưu, sẵn sàng làm nồng cốt cho cuộc cách mạng xã hội tại Hoa Lục. Những cách thức đi xâm lăng hay dọa dậm xâm lăng, chỉ là các bước tién trình phát triển đã được thiên hạ nhìn thấy từ lâu rồi. 

Qủa thế, các vấn đề rắc rối do Bắc Kinh gây ra bất an đối với thế giới, thì các Nước từ trước vẫn có khuynh hướng chống Mỹ, tự nhiên vội mở cửa đón nhận sự trở lại của Mỹ. Nhưng hiện nay, thi trong vị thế khác hẳn, là dân chủ cùng thị trường tự do. Do đó chủ nghĩa Quốc Gia bị suy yếu dần, để xây dựng chủ nghĩa toàn cầu trên phạm vi thế giới. 




Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia


Việt Nam cộng sản, vốn rất thù ghét Mỹ lại càng ra sức mở cửa đón nhận sự trở lại của Mỹ trong vùng Á Châu Thái Bình Dương. Các hội Nghị An Ninh khu vực ARF, Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á EAS hoặc Hội Nghị Diễn Đàn Shangri La tại Singapore, Hội Nghi nguyên thủ các Nước ASEAN (Association Of South East Asian Nationals, Hiệp Hội Cac Nước Đông Nam Á Châu) mở ra hàng năm tại thủ đô Nước đứng ra tổ chức trong ba năm qua, đã từng bước mở rộng và thân thiện hơn với sự quan hệ giữa Mỹ với các Nước trong khu vực vòng đai Thái Bình Dương. Các sự viêc này, hầu hình thành thế lực cản đà tiến của Bắc Kinh hướng vào Thái Bình Dương. Từ đó, hàng loạt các cuộc tập trận lớn nhỏ cuả các nước liên kết với Mỹ, được thực hiện thuộc vòng đai xa cũng như gần, nhằm mục tiêu thật rõ ràng là vây hãm Tàu không cho Tàu bành trướng hải quân ra biển khơi. 


Một khi bị vây hãm trên biển, Tầu tất nhiền sẽ phải thực hiện kế hoạch chiến tranh trên lục địa, để phá vòng vây. Việc phá vòng vây hảm này này cứ xảy ra hoài đối với lịch sử nhân loại. Tư năm 2011 đến 2012 tình hình vùng Biển Đông và Thê Giới, nóng bỏng thật sự, sẽ mở đường cho nhiều biến động trong các năm sắp tới đây, do nhiều chiến dịch chiến tranh khác nhau có phối hợp do các bên (đối phương) cùng tung ra.

(còn tiếp)
NLB
Tác giả gửi trực tiếp cho LTCGVN

0 nhận xét:

Đăng nhận xét