Thế Chiến Tranh (Kỳ 4)
V. Bối Cảnh Chung
Qủa thật sự quan hệ giữa Mỹ và Hoa, không rõ ràng về mặt lịch sử : khi Bắc Kinh tự xem mình là đại cường quốc, có thế lực cùng có quyền xác định các cuộc đàm phán, và tự đối xử độc đoán giữa các Nước trong vùng Châu Á Thái Bình Dương. Chính sách của Bắc Kinh, là đang ra sức áp đặt cách thức hành xử như vậy trong quan hệ song phương giữa Bắc Kinh với từng nước láng giềng, cũng như Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền bất khả tranh biện, liên quan đến vùng Biển Đông Nước Việt Nam ta, mà Bắc Kinh gọi là vùng Biển Lưỡi Bò.
Lời tuyên bố ngang ngược với cung cách ngoại giao như thảo khấu của Hán Hoa này, ngay tức khắc tạo sự đe dọa đối với nền an ninh toàn diện, đối với quyền lợi nhiếu mặt, như một sự sống chết của nhiều Nước trên thế giới. Còn một số Nước khác, chỉ phản đốii cho có lệ trước chính sách mở rộng ảnh hưởng trên biển của Bắc Kinh. Còn Mỹ thì tuyên bố rằng : đó là quyền tự do lưu thông trong vùng biển này, chiếu theo Luật Hàng Hải hiện hành cùng quy ước về Hải Phận, đã được Liên Hiệp Quốc thông qua vào năm 1982.
Thế đó, sự tranh chấp chủ quyền trong vùng Biển Đông, đang trên chiều hướng gia tăng những xung đột trong các năm sau này, đặc biệt từ năm 2009 lúc Ông Obama lên làm Tổng Thống Mỹ.
Chúng ta biết tại Diễn Đàn Hội Nghị ở Shangri-La, hằng năm được tổ chức, và vào năm 2010 thì tại Singapore, cũng như Hội Nghị Cấp Lãnh Đạo các Nước Đông Nam Á, được tổ chức luân phiên hàng năm tại thủ đô của Nước đến phiên nắm quyền điều hành Tổ Chức (năm 2010 tại Hà Nội) cũng như tại Diễn Đàn Hội Nghi Kinh Tế Của Nhưng Nước à Châu và Thái Binh Dương gọi tắc là APEC (Asia-Pacific Economic Cooperation Conference), được tổ chức hàng năm vào tháng năm. Còn các phái đoàn tham dự các hội nghị này đều nhất loạt chú tâm vào vấn đề an ninh khu vực, bởi do tham vọng bành trướng của Bắc Kinh gây hấn tạo ra.
Các nước thành viên Đông Nam Á
Tại Hội Nghị Các nước Đông Nam Á năm 2010, thì Việt Nam đã nhấn mạnh đến chính sách cần Quốc Tế Hóa vùng Biển Đông. Đề nghị này tức thì được hầu hết các nước thành viên cùng Hoa Kỳ hoan nghênh, và phụ họa bằng các lời phát biểu của Bà Bộ Trưởng Ngoại Giao Mỹ sau hội nghị, khi Bà đi thăm các nước thuộc phụ lưu sông Mekông. Cũng như các lời phát biểu của Ông Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Robert Gate sau đó. Tại Bangkok Bà Hillary Clinton nói: « Nước Mỹ ủng hộ lập trường của các Nước Đông Nam Á liên quan đến vìệc tranh chấp tại Biển Đông ».
Riêng tại Hội Nghị Bắc Kinh, bất ngờ trước thái độ tỏ vẻ cứng rắn hơn của Hà Nội trong các vấn đề liên quan đến sự tranh chấp Biển Đông. Nước Mỹ hỗ trợ cho các lời tuyên bố cứng rắn của các Nước thành viên Đông Nam Á. Đó là bằng nhiều cuộc tập trận lớn, có sự phối hợp của các Nuơc Dồng Mình bạn, trải rộng hơn một nửa Thái Bình Dương bao la, đi từ phía Tây Hawai đến Biển Đông cũng như Đông Bắc Á.
Sự tập tận này là có ý trả lời cho cuộc bắn hỏa tiễn của Bắc Triều Tiên vào một hòn đảo do Nam Triều Tiên đóng quân. Đây là lần đầu tiên trong hơn 30 năm kể từ khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, Mỹ công khai ủng hộ chủ trương quốc tế hóa Biển Đông do các nước Đông Nam Á đề ra, nhằm đối đầu với chủ trương nói chuyện tay đôi giữa Bắc kinh với từng nước riêng rẽ thuộc khối các Nước Đông Nam Á. Qua đó, Bắc Kinh rõ ràng tự cho mình là chủ vùng Biển Đông, nắm quyền chi phối các hoạt động trong vùng, để thực hiện chiêu sách bẻ đũa từng chiếc một, hầu vừa làm phân hóa khối Đông Nam Á, lại vừa củng cố quyền lực trên biển Đông, mà Bắc kinh tự coi là Tuyến Hải Đảo Thứ Nhất trong chiến lược bành trướng trên biển của Bắc Kinh.
Đến năm 2011, thì quyền Chủ Tịch luân phiên của khối các Nước Đông Nam Á do Indonesia đảm trách. Vấn đề Biển Đông lại trở thành đề tài nóng bỏng. Bây giờ không chỉ là đấu khẩu, bởi các nước liên quan đến vùng Bìẻn Đông này, họ với giọng điệu to tiếng như muốn bủng nổ chiến tranh, và đe dọa sẽ sử dụng vũ khí hầu giải quyết các tranh chấp chủ quyền vùng Biển Đông. Trung Cộng thì gia tăng áp lực tập trung nhắm vào hai Nước chiếm phần hải phận lớn nhất trong vùng Biển Đông, là Việt Nam và Phi Luật Tân. Trung Công theo sách lược, bắt ép hai Nước này, phải chấp nhận thỏa hiệp song phương với Bắc Kinh, liên quan đến việc chia chác quyền lợi tại Biển Đông. Ý đồ này của Bắc Kinh thật rõ ràng, nếu một trong hai Nước Việt và Phi chấp nhận thì tức khắc, thỏa thận đó trở thành tiền lệ để Bắc Kinh nói chuyện với từng thành viên còn lại của Đông Nam Á. Như thế Bắc Kinh đã mau chóng gạt Hoa Kỳ cũng như các Nước khác ra khỏi vùng Đông Nam Á.
Từ chỗ đó việc Hán hóa toàn vùng sẽ được thực hiện bằng các bước xâm lăng kế tiếp, như bằng phương sách kinh tế, bằng phương sách ngoại giao, cũng như bằng phưong sách di dân như tằm ăn dâu cùng đi với áp lực quân sự. Một khi Bắc Kinh đã vô hiệu hóa được các đòi hỏi của các Nước thuộc Đông Bắc Á, Úc, Ấn Độ cũng như Mỹ hoặc Âu Châu.
Để rồi Bắc Kinh có đủ thời gian tăng cường sức mạnh quân sự, đủ sức ra mặt trực tiếp đối đầu với Mỹ và Liên Hiệp Âu. Trong sắch luợc và điều kiện đó, một mặt Bắc Kinh tung các tàu Tuần Thám (được xem như kiểu lực lượng tuần duyên của Mỹ) đến hoạt động trong vùng biển Trường Sa, đê uy hiếp các tàu đánh cá cũng như tàu thăm dò dầu khí Bình Minh của Việt Nam, đang hoạt động trong vùng hải phận Viêt Nan.
Và mặt khác, tại Hội Nghị Đối Thoại Chiến Lược-Kinh tế giữa Mỹ và Hoa, các giới chức quốc phòng Bắc Kinh lại tỏ ra hòa dịu đối với Mỹ, khi ông Lương Quang Liệt, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hán Hoa nói rõ là quân đội Tàu không can thiệp vào các tranh chấp hiện nay tại vùng biển Đông, quân đội Tàu còn quá yếu để có thể đe dọa Mỹ. Tướng Zhang Quisheng Phó Tổng Tham Mưu trưởng Quân Đội Tàu, tuyên bố là: quân đội Tàu hiện đại hóa chẳng đe dọa ai. Các phát biểu như thế tạo ra cảm tưởng là, các hoạt động của các tầu Tuần Thám của họ là do các giới chức địa phương hoặc dân sự Tàu tự ý tung ra nhằm phá cáp của tàu thăm dò Bình Minh Việt Nam, chứ không xuất phát từ Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Tàu. Ai có thể tin được những luận điệu của Lương Quang Liệt nói khi tham dự các cuộc hội thảo chiến lược tại Mỹ?
Trong bối cảnh tổng quát như vậy, vấn đề Biển Đông, hay đối thoại chiến lược-kinh tế Mỹ-Hoa, chỉ là một phần trong toàn bộ tình hình thế giới, liên quan đến ý đồ chiến lược của Mỹ cũng như của Hán Hoa đối với tương lai của thế giới. Tư đó mọi tính toán chiến lược của Hán Hoa cùng sách lược bình định toàn thế giới của Quyền Lực Toàn Cầu (Mỹ), đã có nhiều bài viết của nhiều nhà nghiên cứu khác nhau trên thế giới bàn luận chi tiết hơn, liên quan đến sách lược cũng như chiến lược của mỗi Bên. Bài viết chúng tôi, chủ ý vào các tiến trinh và diễn biến cụ thể xảy ra trong vùng Biển Đông cũng như Bắc Phi-Hồi Giáo trong thời gian qua, liên quan đến cả hai lãnh vực kinh tế và tài chánh cùng chiến lược .
Chúng tôi xin qúy vị hãy tưởng tượng thế này: một anh nông dân nghèo tả tơi, đầu óc nông cạn, có quá khứ không hay gi, lại chuyên đi cướp giựt. Thê nhưng anh ta nuôi tham vọng lãnh đạo cả làng xã theo ý mình, ỷ vào số đông cũng như các ngộ nhận lịch sử lâu đời để lại. Anh nông dân đó được một anh nhà giàu có trí thông minh tuyệt thế cho ăn no mặc đẹp, trở nên giàu có nhanh chóng so với bà con lối xóm, thì thái độ cùng cách sống của anh nông dân mới giàu đó sẽ như thế nào trước các vấn đề của làng xã. Anh ta tõ vẻ hống hách, trở thành kẻ bất trị, coi thường luật pháp, muốn trở thành thế lực thống trị, chủ trương cướp giựt công khai bằng mọi thủ đoạn gian manh. Anh nông dân ấy chính là nước Hán-Hoa ngày nay. Những ông nhà gầu kia, chính là do ông Mỹ đại diện sẽ phản ứng như thế nào trước tham vọng của anh nông dân tham lam ngang ngưọc này? Đó chính là vấn đề hiện thực của thế giới hôm nay.
Bởi thế những mâu thuẫn liên quan đến Biển Đông, ắt dẫn đến cuộc đối đầu giữa Việt Nam với Trung Cộng hiện nay. Lý thực, là tính toán chiến lược của Mỹ từ mấy chục năm trước rồi, trước khi Mao Trạch Đông chiếm được Hoa Lục vào năm 1949, đuổi Tưởng Giói Thách chạy ra Đài Loan. Còn Mao từ đó mở rộng chủ nghĩa Cộng Sản trên toàn Hoa Lục cùng vùng Đông Dương, vốn là địa thế hiểm trở mà Bắc Kinh tự xem là chiến lược cốt yếu, nhằm chiếm lấy biển Đông bất cứ giá nào, bất chấp các dư luận quốc tế và sự phản đối của thế giới.
Chúng ta rõ hai cuộc chiến Việt Nam đều nằm trong các toan tính đó của Mỹ. Chiến tranh Việt Nam lần thứ nhất, chủ đích nhằm lật đổ chủ nghĩa thực dân Pháp tại Đông Dương, kế là thăm dò phản ứng cũng như tham vọng của Mao, liên quan đến các vấn đề thế giới trong cuộc chiến tranh lạnh với Liên Sô. Chiến tranh Việt Nam lần thứ hai, chính là sách lược của Mỷ tạo cho Hoa Lục đủ mạnh để chống lại Liên Sô, đẩy đế quốc Nga từng bước và từng bước đi vào tan rã, rồi bị khuất phục bởi sức mạnh vật chất cũng như tinh thần dân chủ của Mỹ, đồng thời cũng từng bước đưa Nga trở lại với văn minh Phương Tây. Vả nữa, Mỹ trong sự toan tính xa hơn, đó là việc thống nhất toàn cầu về một mối (đây là Chính Sách Một Trật Tự Mới và Thế Giới Mới ; New Order Policy and New World Policy).
Thế đó, một lần nữa lịch sử được lập lại khi Hoa Lục được Mỹ cung cấp tối đa các phương tiện, hầu nhanh chóng trở nên cường thịnh, vượt ngoài mọi toan tính của Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình cùng các cấp lãnh đạo kế vị tại Bắc Kinh. Qua đó, Mỹ đã đi trước các toan tính của Mao Trạch Đông đến mấy bước, nói gì đến các nước khác trên thế giới này. Vấn đề chính yếu là “làm thế nào để đẩy chủ nghĩa Quốc Gia quá khích trên toàn lục địa Á Châu, phải sớm đi vào giai đoạn tan rã, còn kẻ nào nắm quyền tại Bắc Kinh chẳng là quan trọng.
Bởi vậy, thế lực Mỹ càng cần nhanh rút ra khỏi Á Châu, hầu tạo điều kiện cho chủ nghĩa bành trướng Hán Tộc bùng phát, với sự trợ giúp kỹ thuật cùng tài chánh của Mỹ. Từ đó Hán Hoa mới trở thành mối đe dọa thường xuyên đối với các nước trong vùng, khiến các nước này phải mở rộng cửa chào đón Mỹ trở lại để giữ thế cân bằng với Hán Hoa”. Chúng ta biết từ Hiệp Đinh Chung Thượng Hải, Hiệp Định Paris về Việt Nam vào năm 1973, hoặc mọi cơ hội đầu tư, rồi chuyển giao các kỷ thuật máy móc kỷ nghệ, rồi mở cửa ra dành cho Bắc Kinh mọi ưu đãi của thị trường tự do thương mãi trong hơn 30 năm qua, đều thể hiện sự thống nhất của chủ trương chiến lược này cùng kế hoạch và sách lược từng bước này của Mỹ.
Đường lưỡi bò của Trung Quốc
Do thế, khi Bắc Kinh hung hăng biểu dương sức mạnh đe dọa các Nước lân bang, lại còn công khai tuyên bố chủ quyền làm chủ vùng Biển Đồng mà không thể một ai tranh biện, được Bắc Kinh gọi là vùng Biển Lưỡi Bò. Việc biểu duơng và những lởi tuyên bố xem thuờng này, ngay lấp tức dẫn đến sự phẫn nộ trong giới ngoại giao cùng quốc phòng của Mỹ, cùng gây nên sự phẫn uất của các Nước khác. Nhất là các Nước trong vùng mở cửa đón tiếp sự trở lại của Mỹ ở vùng phía Tây Thái Bình Dương. Về điểm này, Hán Hoa đã trúng sách kế của Mỹ một cách sâu đậm.
Lý thực, Mỹ đang tìm cách chính thức trở lại vùng Biển Đông với sự chào đón nồng nhiệt của các Nước trong khu vực này, nơi Mỹ đã bỏ rơi bạn trong 38 năm qua sau chiến tranh Việt Nam. Sự trở lại của Mỹ có thể giải thích lý do tại sao Mỹ cùng các nước Liên Âu (Liên Hiêp Âu Châu), Nhật Bản, Đài Loan đã ào ạt đầu tư vào Hoa Lục, nơi Bắc Kinh mở toang cửa thị trường quốc nội tối đa, để Hoa Lục « phì nộn và phình ra » thật nhanh về thể xác, nhưng tinh thần lại quá bệ rạc, đúng như thực trạng xã hội Hán Hoa để lại. Một lý thực khác, có thể giải thích tại sao các nước Đông Nam Á không được phép xây dựng nền tảng kỷ nghệ nặng, để trở thành đối trọng với sức mạnh « bắp thịt » của Bắc Kinh theo sau Hiệp Định Chung Thượng Hải. Thế đó, chính sách và sách lược này được chứng minh cụ thể qua các cuộc suy thoái được dàn dựng tại Thái Lan và Indonesia vào năm 1997.
Từ đó Bắc Kinh bị đẩy đến chỗ phải ra mặt chống đối thế giới sớm hơn so với dự liệu của Đặng Tiểu Bình, khi Đặng để lại di chúc cho Giang Trạch Dân (là hãy biết che dấu cái mạnh của mình với thế giói). Còn Mỹ và các cường quốc Tây Âu, thì âm thầm thực hiện chuẩn bị các bước tiến sâu rộng trên sách lược toàn cầu. Đơn cử tại Nam Mỹ, là cuộc chiến chống lại các tổ chức buôn bán thuốc phiện quốc tế, cùng các tổ chức tội phạm quốc tế.
Còn tại Trung Đông Hồi Giáo và tại Bắc Phi Hối Giáo, thì Mỹ lấy cớ chống khủng bố quốc tế do mạng lưới khủng bố al-Queda, để đánh đổ chế độ Taliban cuống tín vào năm 2001, đánh sụp Sadam Hussein nước Irak vào năm 2003, hầu bao vây Iran, đồng thời ngăn chận đà bành trướng của Tàu đi vào vùng dầu khí, đưọc xem là những mỏ vàng đen Trung Đông và Ả Rập. Ở đây cũng được xem là vùng lãnh địa hiẻm hóc, phân cách Nam Á với Trung Đông, với Châu Phi Hồi Giáo. Rõ ràng chúng ta thấy trận địa đồ giải quyết một lúc hai thế lực Hồi Giáo cũng như Chủ Nghĩa Bành Trướng Hán Hoa, đã được phân định ngay trong nhiêm kỳ đầu của Ông Bush Con rồi.
Đế quý vị am hiểu lịch sử diễn tiến cùng biến chuyển, thì trong giai đoạn dài 40 năm, một mặt Mỹ tạo nên con bài Hán Hoa, mặt khác lập nên những nhân sự tại các Nước Hồi Giáo, để chuẩn bị cho các thay đổi chính trị khi chính dân chúng các Nước đó đứng lên dành lấy chánh quyền trong tay các chế độ độc tài. Thật đúng như sự tái lập thể chế mới đối với lịch sử lật đổ các chế độ phong kiến Âu Châu trong thế kỷ 19 vậy. Nhưng sách lưọc này còn phải phù hợp với các diễn tiến và chuyển biến tại Á Châu Thái Bình Dương theo sức mạnh « bắp thịt » của Bắc Kinh, được xây dựng đủ mạnh để Bắc Kinh bắt buộc phải ra mặt công khai đi xâm lăng các Nước láng giềng, từ chổ đó Bắc Kinh mới trở thành sự đe dọa quan trọng đối với thế giới.
Chúng ta biêt mọi dự tính đã đưọc bài binh bố trạn nằm trong kế hoạch và sách lược của Mỹ, để Bắc Kinh có được sự thặng dư thương mại hơn hẳn với Mỹ. Sự bài bình bố trận và sách lược đó đưọc diễn ra trong 8 năm cầm quyền của Ông Bush. Sách luợc và kế hoạch đó dẫn đến chỗ Chánh Quyền Bush phải đặt lại vấn đề đồng Yuen của Bắc Kinh với đồng Dollar, đồng thời đẩy sự quan hệ Hoa-Mỹ, ngày càng trở nên căng thẳng hơn. Đẻ rồi cuối cùng tạo nên sự suy thoái kinh tế vào cuối năm 2008, dẫn đến chỗ Ông Obama được bầu lên làm Tổng Thống Mỹ.
Quả ông Obama lý ra không có nhiệm vụ giải quyết vấn đề kinh tế Mỹ, cùng các tranh chấp tại Viễn Đông do Hán Hoa gây ra. Vấn đề này nằm trong sách lược lâu dài nhằm cải tổ toàn diện các định chế tài chánh quốc tế như IMF (Iternational Monetary Fund, Qủy Tiên Tễ Thế Giới), WB (World Bank, Ngân Hàng Thê Giới), rồi Ngân Hàng Thanh Toán Quốc Tế, Tổ Chức Thuơng Mại Mậu Dịch Thế Giới (WTO, World Trade Organization) nhằm đặt căn bản phù hợp với thế giới mới khi các quốc gia mới nổi (Emerging Economies) nắm giữ tổng số tiền lớn hơn đối với kinh tế thế giới.
Tất cả các kế hoạch và chính sách này đều đòi hỏi phải tái cấu trúc lại cơ cấu cùng luật pháp toàn cầu, hầu từng bước hướng tới việc hình thành một hệ thống tiên tệ chung cho toàn thể nhân loại (đơn cử lấy My Kim làm kim bản vị tiên tệ chung cho nhân loại. Như những năm qua vi My Kim bi sụt gia trầm trong, ngưòi ta đè nghi Thuy Sĩ cho phép dung Quan Thụy Sĩ, lam kim bản vi chung cho thế giới vi đồng Quan Thựy Sì va Kinh Tế Thụy Sĩ không lên xuống mất giá bất thường).
Thế nhưng giải quyết vấn đề kinh tế toàn cầu không thể đơn giản, chỉ cần thuyết phục là các Nước khác sẽ tự động tuân thủ. Vì mỗi một Nước vẫn có quyền lợi riêng đố kỵ nhau, cho dù chủ nghĩa Quốc Gia đã suy yếu đi nhưng chủ nghĩa quốc gia không thể biến mất vĩnh viễn được, nhất là trong buổi giao thời này. Do Thế, đường lối chính trị, hay chiến tranh để thuyết phục phải cần xử dụng sức mạnh. Việc xử dụng súc mạnh này vẫn cần thiết, đôi khi có hiệu nghiệm đối với các Nước Á- Phi, các Nưóc Nam Mỹ Latin, cũmg như lịch sử Âu Châu trong thế kỷ 19 và thế kỷ 20 đã chúng minh việc làm nay. Bởi Chiến Tranh Kinh Tế kết hợp với Chiến Tranh Vũ Lực, là sự tái lập đối với lịch sử Âu Châu trong thế kỷ 19, nay đem áp dụng vào Á Châu trong thế kỷ 21 này vậy.
Nhiệm vụ chính của nội các Obama, là giải quyết vấn đề Hồi Giáo-Bắc Phi và Trung Đông. Ông là người ở vị trí tối cao để thực hiện hàng loạt các sách lượt của Mỹ trong thế giới Hồi Giáo thuộc vùng Trung Đông cùng Bắc Phi, hơn nữa thân phụ ông gốc người Kenya Hồi Giáo.
Từ đó tất cả hoạt động của Ông trong những năm qua đều chuẩn bị cho các sự thay đổi thể chế chính trị tại khu vực này. Khởi đầu là chuyến đi của ông đến Trung Đông và Bắc Phi vào năm 2009. Tại Viện Đại Học Cairo ông đã đọc và chuyển một thông điệp thật mình bách đến cho cả thế giới Hồi Giáo. Đó là: Phương Tây chịu nhiều ơn do văn minh Lưỡng Hà đem lại, và rằng Hoa Kỳ không chống đối Hồi Giáo. Ông Obama kêu gọi sự hợp tác chân thành giữa Hồi Giáo với Hoa Kỳ trong việc đem lại ổn định và thịnh vượng cho thế giới.
Trong lúc đó, thì mối quan hệ Mỹ với Bắc Kinh, ngày ngày càng trở nên bẽ bàng hơn, khi Bắc Kinh càng ngày càng tỏ ra hung hăng với Mỹ, ra mặt công khai đe dọa các Nưóc lân bang phía Nam. Tuy Mỹ càng gây sức ép đối với Bắc Kinh về giá cả đồng Yuen, thì Bắc Kinh càng để lộ cho thấy ý đồ họ sẵn sàng lao vào cuộc chiến với Mỹ về mọi mặt : như chiến tranh với kỹ thuật điện toán.
Trung Cộng có đội ngũ hackers đông đảo đến mấy trăm ngàn nhân viên, hằng sẵn sàng thực hiện chiến tranh tiền tệ khi khối công trái Mỹ do Bắc Kinh nắm giữ lên đến gần 1.000 tỷ dollars. Vả nữa viện trợ trực tiếp của Bắc Kinh cho vùng Châu Phi vay vượt qua số viện trợ do IMF (Qũy Tiên Tế Thế Giới) cấp phát hàng năm cho vùng này. Bắc Kinh đang muốn thiết lập hẳn một khối kinh tế, tài chánh, tiền tệ, quân sự, chính trị riêng, dựa trên cách nhìn theo lý thuyết kinh tế-chính trị cổ điển.
Theo lý thuyết này, thì đồng tiền được định giá cố định theo giá vàng. Do dó về phương diện lý thuyết kinh tế, thì giá trị tiền tệ đưọc lượng định theo vàng, tư đó sẽ dẫn đến sự suy thoái của kinh tế toàn cầu. Bởi thời nay sự vận hành với tốc độ càng ngày càng nhanh so với các hệ thống kinh tế cổ điển, mà hệ thống tiền tệ do chính sách kinh tế đi đôi với chính trị hiện nay của con ngươì thay có may mắn thanh công hơn.
Chính hệ thống kinh tế hiện nay đang vận hành ngày càng nhanh theo đà phát minh những kỹ thuật mới, đủ sức giải quyết các vấn nạn toàn cầu đang gặp phải, đồng thời nó cũng thúc đẩy tiến trình hợp nhất toàn cầu, hầu đem lại sự no ấm, tiện nghi và hạnh phúc cho các Nước trên thế giới. Sách luợc mới này sẽ tạo nên các cơn bảo và làn sóng cách mạng đánh đổ các chế độ độc tài tại khắp nơi trên thế giới.
Còn Bắc Kinh, thì ra sức nắm lấy cơ hội này, để tạo thế kết hợp các chế độ độc tài chuyên chế, tham nhũng, mong hình thành khối các nước độc tài theo sách lược của Bắc Kinh, để chống lại mọi nỗ lực thay đỗi xã hội và thế giới của Mỹ đẽ ra. Thế nhưng Bắc Kinh và các nước đàn em đang run rẩy lo sợ cùng cảm nghĩ là làn sóng cùng cơn bảo cách mạng dân chủ tự do sẽ đánh ngã mọi chế độ độc tài của chúng không rò vào lúc nào đây.
Tất cả sách lược và mọi phương cách cùng chính sách, được kết hợp vói mọi lực lượng, hầu tạo nên một sức mạnh quân sự, chính trị văn hóa, tiền tệ, tình báo, đều được Bắc Kinh vận dụng dựa trên quan niệm chính yếu này này. Để rồi, Bắc Kinh tự biết rút ra các bài học lịch sử, đã được Đức, Nhật, Nga áp dụng, song đã thất bại trong thế kỷ 20.
Nay Trung Cộng lại đem áp dụng trong sách lược bành trướng Hán Hoa trong thế kỷ 21 này. Thế nhưng nhũng sách lược và chính sách cùng hành dộng này, Bắc Kinh tư để lộ bộ mặt bá quyền cho chúng ta thấy rất rõ qua bài viết của Trì Hạo Điền vào năm 2004, được dịch ra tiếng Việt có đăng trên Web Site Diễn Đàn Người Việt Quốc Gia.
Tuy nhiên các cấp lãnh đạo Bắc Kinh đã vô tình quên điều cốt yếu trong chính sách của Hoa Kỳ là : dù bất đắc dĩ phải chấp nhận đi vào chiến tranh, nhưng chiến tranh cùng các chính sách của Mỹ thi hành trong thế kỷ 20, cuối cùng cũng chỉ nhằm giải quyết dứt khoát các mâu thuẫn do các Quốc Gia Âu Châu gây ra đối với thế giới. Và rằng sau chiến tranh, thì các Nước đã một thời đối nghịch nhau nay trở nên thịnh vượng, sống hài hòa cùng với mọi dân tộc trong lý tuởng thống nhất cả Âu Châu lại thành một mối. Lý tưởng căn bản đó đã hoàn toàn đúng trong thế kỷ 20, nay được mở rộng để thống nhất phần còn lại của thế giới trong thế kỷ 21 này.
Bắc Kinh, quả thực đang tự mình kéo lùi thế giới lại vào trong thời kỳ giữa thế kỷ 19, lúc đó thì Âu Châu tiến vào thời kỳ thực dân chủ nghĩa. Nay Âu Châu đã tiến hoá mọi lãnh vực từ chính trị, kinh tế, xã hội… Thế nhưng, Bắc Kinh vẩn còn cái chính sách đi tàn phá thế giới, không chấp nhận sự tiến hóa chung với nhân loại, vốn được xem là con đường chính đáng của con ngưòi, để dẫn đến sự thống nhất nhân loại về một mối, hầu giải quyết một lần cuối các mâu thuẫn do lịch sử phát triển của loài người để lại.
Thế đó sự chống đối của Bắc kinh đối với chủ trương và chính sách Toàn Cầu Hóa hiện nay, không đơn giản chỉ là sự tranh dành Biển Đông không thôi, song là trên mọi khía cạnh liên quan đến sự an ninh toàn cầu. Biển Đông được xem là sự thử thách chiến lược, là ưu tiên số một trong sách lược bành trướng của Bắc Kinh. Vấn đề Biển Đông trở thành một cái thang đo nồng độ của các xung đột chiến lược do Bắc Kinh gây ra đối với thế giới, cũng như cách thức mà thế giới phản ứng lại đối với chính sách bành trướng của Bắc Kinh. Sau Biển Đông sẽ là Nam Á-Ấn Độ Dương cùng Tuyến Hải Đảo thứ hai, sau tuyến hải đảo thứ hai là vùng Siberia, Trung Á, Trung Đông cùng toàn Châu Phi cũng như Úc Đại Lợi. Sự đụng độ giũa Mỹ và Trung Cộng là rất thật, chứ không chỉ là các tranh luận thông thường như nhiều người nghĩ.
Tình hình thế giơí hiện nay, lý thực nguy hiểm hơn so với thời chiến tranh lạnh đối với Liên Sô trước đây. Chẳng phải vì Bắc Kinh có bom nguyên tử hay hỏa tiễn liên lục địa. Nhưng cái chính yếu, là do quả bom dân số quá nhiều, sống khắp nơi trên thế giới. Họ nắm huyết mạch kinh tế tại Đông Nam Á, và Bắc Kinh biết xử dụng sức mạnh quân sự và kinh tế để hỗ trợ cho kiểu chiến tranh di dân đến mọi ngõ ngách của thế giới.Các nhà nghiên cứu gọi là « soft power » là vậy. Chiến tranh tất sẽ xảy ra là thế.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét