III. Lập Trường Của Bắc Kinh
Chúng ta biết thống kê tăng trưởng kinh tế của Trung Cộng trong hơn 30 năm qua, trung bình hàng năm 10%. Thiên hạ cử tưởng kinh tế của Hoa Lục phát triển kỷ lục. Nhưng thực ra, chính là sợi dây thong lọng siết cổ Hán Hoa, trước sau gì cũng đẩy Hán Hoa đến chỗ bị tan rã tự bên trong khi mức sống của người dân được nâng lên cao, hầu đủ để thúc đẩy một cuộc cách mạng xã hội như đã từng trải qua trong xã hội Âu Châu vào giữa thế kỷ 19.
Theo lịch sử để lại, người ta có cảm tưởng rằng, tộc Hán đã có công thống nhất vùng Trung Nguyên về một mối cách đây 2.000 năm, để hình thành một Nhà Nước trung ương tập quyền, trên một phạm vi rộng lớn tương đương với toàn vùng Lưỡng Hà, Ai Cập cùng Persia (Iran) cộng lại. Và quả thực cho người ta thấy các nhà cầm quyền ở Trung Nam Hải, chưa bao giờ thống nhất được toàn vùng vào một mối, thành căn bản của một Quốc Gia thống nhất. Về mặt thống nhất này, cho chúng ta xác nhận rằng, là học thuyết Khổng Tử, qủa đã thất bại.
Qủa học thuyết ấy không đóng góp gì đáng kể vào việc làm tăng chiếu độ giải phóng con người ra khỏi các ràng buộc do lịch sử để lại. Do thế toàn vùng (Hoa Lục) vẫn đắm chìm trong kiểu cách một xã hội nông nghiệp lạc hậu. Xã hôi nông nghiệp đó tự cung cấp cơm bánh cho một dân số hơn một tỷ ba trăm triẹu miệng ăn so với các châu lục khác. Từ đó tạo ra một sự bất quân bình về dân số trên phưong diện toàn cầu.
Bất cứ người Hoa nào muốn lãnh đạo sự thống nhất Trung Nguyên, đều phải tâm niệm chủ trương đế quốc bằng mọi giá. Nếu không họ sẽ không thể nắm được một thứ chính nghĩa phù phiếm giả tưởng do lịch sử tộc Hán để lại, rồi lúc đó họ sẽ bị các nhóm khác lật đổ ngay. Nhận định này được chứng nghiệm cụ thể với các vua chúa cai trị Trung Hoa, dù họ có nguồn gốc xuất xứ từ đâu…
Sau đó, được chính Mao Trạch Đông sử dụng như thứ vũ khí tinh thần, để biện minh cho mọi hành vi tàn bạo của mình. Mao Trạch Đông, đã hành sử đúng theo truyền thống Hán Hoa để lại. Còn Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, Tâp Cận Bình, cũng thế thôi, họ không thể thay đổi được vận mệnh Nước Hán. Một nước Hán như thế đó, không thể tự mình canh tân được, cho nên cần phải trải qua những biến cố tác động từ bên ngoài làm cho xã hội ấy phải đối diện với sự tan rã từ bên trong, để tạo điều kiện cho các cải cách sâu rộng về mặt xã hội, cũng như những nhận thức của người dân toàn vùng.
Còn lịch sử toàn vùng Trung Đông Hồi Giáo, Châu Phi, Á Châu Thái Bình Dương, đang bước vào khúc rẻ quan trọng trong chính thời điểm này đây. Vì suốt trong 60 năm chuẩn bị, kể từ sau thế chiến II, chiến tranh, xung đột đã tàn phá tất cả trật tự cũ của vùng này, đồng thời cùng thời gian đó, người ta xây dựng lớp tín đồ mới của trào lưu dân chủ hóa toàn cầu, hầu thực hiện cuộc cách mạng cải cách xã hội thật sự.
Tiến trình dân chủ hóa này, đã xảy ra tại một số Nuớc Bắc Phi Hồi Giáo, vốn là nơi ảnh hưởng của Hồi Giáo sâu đậm, nhưng vẫn giữ sự quân bình so với ảnh hưởng của văn minh Âu Châu. Từ đó do sự kết hợp với các chuẩn bị cụ thể của ngưòi Mỹ, như tại Ai Cập cùng các nơi khác trong thời gian trên 30 năm qua. Vì vậy các cuộc cách mạng hồng, cách mạng nhung, dưọc xảy ra tại vùng Trung Á thuộc Liên Sô cũ, về căn bản chưa thể xem là cách mạng dân chủ đích thật. Vi các cuộc cách mạng đó, chỉ mới đánh dấu tiến trình chuyển hướng lên dân chủ bưóc dầu tại Trung Á. Vì dân chủ đích thực phải đi liền với nền kinh tế thị trường tự do, dựa trên sáng kiến cá nhân, thì nền dân chủ ấy mới có nền tảng vững chắc trên bước đường giải phóng con người khỏi các ràng buộc do lịch sử để lại, để rồi từng bước xã hội tự hoàn thiện mình hơn.
Đối với vùng Nam Á, Viễn Đông, thì các chuẩn bị quan trọng, vẫn là vấn đề Trung Hoa. Bởi các chủ trương cùng chính sách đối với Hoa Lục trong 40 năm qua, qủa chính là vừa cung cấp cơ hội để Bắc Kinh thực hiện chủ trương bành trướng của mình, vừa xây dựng tầng lớp trung lưu tại Hoa Lục, để biến tầng lớp này thành các tín đồ của thị trường tự do. Từ thị trường tự do sẽ dẫn đưa Hoa Lục đi vào con đường dân chủ. Do thế, việc đầu tư biến Hao Lục thành khu kỷ nghệ sản xuất hàng loạt, chính yếu là tập trung ở vùng duyên hải.
Việc tập trung kỹ nghê sản xuát này sẽ tạo sự bất quân bình về lợi tức giữa nông thôn với thành thị tại Hoa Lục. Để từ sách lược đó, cái mầm mống của nội chiến thực ra đã được Mỹ gài vào nội địa Hán Hoa rồi. Sự gài mầm mống đó sẽ có cơ hội bùng nổ, gây cho quyền lực trung ương phải đối diện với các tình thế khó khăn bên ngoài lẫn bên trong tạo ra. Lai nữa việc cung cấp súng đạn, dollars cho Hoa Lục là rất cần thiết, để giữ cho khối dân khổng lồ này có công ăn việc làm. Việc cung cấp dollars cùng súng dạn này, chính là nhu cầu cần thiết của các nền kinh tế thế giới tránh sự suy thoái hay khủng hoảng kinh tế.
Do thế, cái mối tương tác giữa các Nước trên thế giới là điều thực tế, chứng ta không thể xem thường khi các vùng này lệ thuộc lẫn nhau, để cùng sinh tồn.Vấn đề chính ở đây, là làm thế nào để thực hiện cho được sự hài hòa trong tưong quan liên thuôc quốc tế hiện nay. Con đường duy nhất chính là chấm dứt các hình thức của chủ nghĩa đơn lập, thay vào đó bằng chủ trương hợp nhất nhân loại vào một mối, để hạn chế tối đa các mâu thuẫn do quyền lợi con người sinh ra. Tư dó, Chủ nghĩa Quốc Gia quá khích phải bị suy yếu đi như một đáp ứng tất yếu của lịch sử nhân loại. Để rồi tạo cơ hội cho chủ nghĩa quốc tế phát triển, hầu có thể chấm dứt chiến tranh trên phương diện toàn cầu.
Sự giàu có của Hoa Lục đâu phải tự nhiên mà có; rồi các Quốc Gia mới nổi, đặc biệt là nhóm bốn Nước Nga, Ấn, Hoa, Brasil, vốn được gọi tắt là Nhóm BRIC’s. Tiếp đến sự thặng dư thương mại mà nhiều Quốc Gia có được, đều xuất phát trực tiếp hoặc gián tiếp từ sự thâm thủng cán cân thương mại của Mỹ, Anh vá Tây Âu mà ra. Do lợi dụng tình thế đó, Hán Hoa quyết tâm bành trướng trên đất liền cùng trên biển rộng, chính là đầu mối sự bất an của thế giới hiện nay.
Việc bất an này đã được chúng ta nhìn thấy từ rất lâu, dựa vào lịch sử tranh chấp Việt Hán xuyền suốt mấy ngàn năm qua. Sự cụ thể, chính là liên quan đến việc tranh chấp quyền lợi trên phạm vi rộng lớn của toàn vùng, chung quanh Hán Hoa: như Nga ở hưóng Bắc, Ấn Độ ở hưóng Tây Hy Mã Lạp Sơn, Đông Nam Á ở hướng Nam, trong đó Việt Nam là con bài chính nằm giữa trục lộ cùng vùng tâm điểm chiến lược bành trướng của Bắc Kinh.
Lý thực, bài học lịch sử này đã xảy ra tại Âu Châu khi Đức củng cố thế lực vào thế kỷ 19. Sức mạnh của Đức hiện nay cũng xuất phát từ thời điểm này. Nhưng Đức là Quốc Gia nằm giữa Âu Châu, cho dù có muốn bành trướng trên biển, thì cũng vẫn bị giới hạn trong cái tham vọng tranh đua với Đế Quốc Anh. Một khi Đức hùng mạnh song không thê làm lệch thế chiến lược toàn cầu. Chiến luợc này cũng đúng đối với Nga. Mặt khác Nga hay Đức đều thuộc văn hóa Phương Tây, cho dù có chiến tranh, thì việc thống nhất vào một mối, tất được thực hiện để chấm dứt các tranh chấp tại Âu Châu. Đây chính là kiểu hình thức chiến tranh theo phương cách mã thượng, chúng xảy ra giữa các thế lực Âu Châu với nhau.
Còn tại Á Châu cũng như Châu Phi, miền Trung Đông, thì mọi hình thức chiến tranh như kiểu đã xảy ra trong thế kỷ trước đây, chúng hoàn toàn không thể áp dụng được trong thế kỷ 21 này. Vi hinh thức chiến tranh này, dễ bị quy tội là thực dân, tự nó làm mất đi chính nghĩa nhân loại, như Hiến Pháp Mỹ đã tuyên xưng. Một lần nữa, Mỹ lại áp dụng chính sách đứng ra giảng hòa giữa các thế lực Á Châu với nhau.
Cụ thể ở đây là giữa Hán Hoa với các nuớc lân bang, trong khi Mỹ vẫn giữ thân thiện cùng các quan hệ toàn diện với từng nước trong khu vực này, để đề phòng các bất trắc do bất cứ bên nào có thể bất ngờ gây ra. Vừa qua các lời phát biểu của nhiều chính khách và giới lãnh đạo Mỹ, trong một số trường hợp, chúng ta thấy nhiều khi có vẻ trái ngược với các diễn tiến cụ thể của tình hình thời sự là vậy. Người quan sát phải phải tinh khôn và cần am tường lịch sử, mới thấy được nhũng sự thực đàng sau các diễn tiến phức tạp của thế giới hôm nay.
Bắc Kinh là thế lực đang lên, họ nuôi tham vọng lớn, tuy chưa dám ra mặt chống đối Mỹ, là cuờng quốc số một vào lúc này. Nhưng 20 năm tới thì sao ? Khi Bắc kinh đã xây dựng đủ vây cánh tại các nước thuộc Á Châu, liên kết với Nam Mỹ cũng như Châu Phi cùng một khối. Lúc đó thế giới sẽ phải đến Trung Nam Hải để xin ban phát ân huệ. Thế đó, đuờng lối chính trị khi nhìn về mặt chiến lược, ngừời ta đâu có tính trong vài chục năm ngắn ngủi được, phải tính chuyện trăm năm và phải theo dõi thật sát mọi diễn biến lớn nhỏ, tác động đến phương diện toàn cầu.
Do thế, cho dù Bắc Kinh giải thích cách nào đi nữa, thì Mỹ cùng các nước Phương Tây, vẫn phải ra sức đề phòng. Sự đề phòng này được giả định là để tránh các hiểu lầm tự hai bên, đồng thời tìm cách giải quyết các bất đồng nảy sinh trong quan hệ của Bắc Kinh đối với phần còn lại của thế giới. Vì thê sự đối thoại chiến lược về kinh tế của Mỹ và Hoa Lục, được mở ra từ năm 2009 chính là nhắm vào mục đích này.
IV. Đối Thoại Chiến Lược Của Kinh Tế Mỹ Và Trung Hoa
Sự khủng hoảng tài chánh xảy ra cuối nhiệm kỳ Ông Bush, đã bộc lộ công khai các mâu thuẫn giữa Mỹ và Trung Cộng về nhiều vấn đề … Đó chính là các liên quan đến đòi hỏi của Hán Hoa về quyền lợi an ninh, về kinh tế cũng như vị thế của Hán Hoa trên chính trường toàn cầu. Hán Hoa muốn được người Mỹ đối xử như một cường quốc trên mọi lãnh vực của xã hội, co tầm ảnh hưởng đến tương lai thế giới. Đặc biệt trong lãnh vực quân sự liên quan đến vùng Biển Đông nước Việt Nam chúng ta, là vùng biển Bắc Kinh ngang ngược đòi chủ quyền toàn diện xem như cái « ao cá » trong nhà của chúng không bằng. Hán Hoa lại còn hống hách tuyên bố ngang tàng là không thể một ai tranh luận chuyện Biển Đông náy.
Nhũng lời tuyên bố ngạo mạn của Hán Bắc Kinh, nó liên quan đến vùng biển mà chúng ta gọi là Vùng Biển Lưỡi Bò. Khi tuyên bố như thế, ngay tức khắc Hán đụng đến quyền lợi sinh tử của nhiều Quốc Gia trên vùng biển này trên phưong diện toàn cầu, cũng như trong các Quốc Tế Khế Uớc về Hải Phận và các tuyến lộ đường biển. Vì thế, từ đó các xung đột đụng độ có vẻ gia tăng vì ngay trong năm 2001 khi phi cơ chiến đấu của Bắc Kinh, bay lên cản máy bay EP3 của Mỹ bay tuần thám trong vùng gần đảo Hải Nam. Do đó máy bay Mỹ phải đáp khẩn xuống đảo Hải Nam, và bị quân đội Trung Cộng « làm thịt » chiêc máy bay này, để họ sao lại và mô phỏng hầu có thể sản xuất loại máy bay tuần thám riêng cho quân đội Hoa Lục. Đến khi ông Obama lên làm Tổng Thống, thì Bắc Kinh lại một lần nữa tái diễn màn quấy rối tàu thăm dò địa chất Impeccaple của My, một tiềm thủy đỉnh của Bắc Kinh còn quấy rối Hàng Không Mậu Hạm thuộc Hạm Đội 7 của Mỹ trên đường di chuyển trong vùng Biển Đông.
Ngoài ra còn nhiều cuộc kình nhau trên biển cũng như trên không giữa hai bên, đã không được nói đến. Vùng biển này thật dễ xảy ra đụng độ do lượng tàu bè di chuyển qua lại dầy đặc thương thuyền và tàu chiến. Giả định một chiến hạm của nước nào đó di chuyển đi lại trong vùng bị sóng lớn đánh chìm, tất cũng dễ dàng dẫn đến các cuộc trả đũa, cuộc chiến lan rộng, có thể tạo nên một cuộc chiến tranh lớn, ngoài ước tính của các bên liên quan. Hai bên Mỹ và Hoa, đồng ý thiết lập ủy ban đối thoại về chiến lược và kinh tế giữa hai Nước. Qủa cuộc họp lần thứ ba tại Hoa Thịnh Đốn vừa qua, làm dấy lên các tranh chấp giữa hai bên đến một tầm độ mới.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét