1

www.luongtamconggiaovietnam.blogspot.com

2

www.luongtamconggiaovietnam.blogspot.com

3

www.luongtamconggiaovietnam.blogspot.com

4

www.luongtamconggiaovietnam.blogspot.com

5

www.luongtamconggiaovietnam.blogspot.com

Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

BBT Lương Tâm Công Giáo Việt Nam: Lời chúc Tết đầu năm – Thông báo nghỉ Tết


BBT Lương Tâm Công Giáo Việt Nam (LTCGVN) một lần nữa xin cám ơn tất cả Quý vị độc giả đã hết lòng yêu thương, động viên, khích lệ và luôn đồng hành với LTCGVN trong suốt thời gian vừa qua. Nhân dịp năm mới Giáp Ngọ đang đến BBT Lương Tâm Công Giáo Việt Nam xin kính chúc toàn thể Quý vị và gia quyến một năm mơí An Khang – Thịnh Vượng – Thành Công – Hạnh Phúc.

CUNG kính mời nhau chén rượu nồng
CHÚC mừng năm đến, tiễn năm xong
TÂN niên phúc lộc khơi vừa dạ
XUÂN mới tài danh khởi thoả lòng
VẠN chuyện lo toan thay đổi hết
SỰ gì bế tắc thảy hanh thông
NHƯ anh, như chị, bằng bè bạn
Ý nguyện, duyên lành, đẹp ước mong

Thông báo: Nhân dịp năm mới BBT Lương Tâm Công Giáo Việt Nam xin được tạm nghỉ từ ngày mùng 1 tới ngày mùng 5 Tết. Xin chân thành cảm ơn và hẹn gặp lại Quý vị vào ngày mùng 6 Tết.

Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

10 sự kiện nổi bật của Giáo phận Vinh năm 2013

LTCGVN (30.01.2014)
10 sự kiện nổi bật của Giáo phận Vinh năm 2013

Năm 2013, trước những khó khăn, thử thách và bị bách hại, cộng đoàn giáo phận Vinh vẫn luôn cảm nhận Bàn Tay nhân hậu và sự quan phòng của Thiên Chúa. Người vẫn làm những điều diệu kì, những điều mà trước khi xảy ra chúng ta không ngờ được, như lời Đức Cha Phaolô, chủ chăn giáo phận, đã chia sẻ trong thánh lễ tất niên dành cho Linh mục đoàn và Hội đồng mục vụ các giáo xứ tại Nhà thờ chính tòa Xã Đoài sáng ngày 23.01.2014: “Chúa đã dùng đã vẽ những vòng tròn tuyệt mỹ bằng những nét dích dắc và biến nước mắt thành nụ cười”.

Ban Biên Tập Giáo phận Vinh Online trân trọng kính mời quý bạn đọc cùng nhìn lại 10 sự kiện nổi bật của Giáo phận Vinh trong năm 2013.

1. Thánh lễ truyền chức linh mục

Tháng 01/2013, 18 Phó tế đã được Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp truyền chức linh mục tại ba địa điểm: Hướng Phương (Quảng Bình), Văn Hạnh (Hà Tĩnh) và Trại Gáo (Nghệ An). Việc tổ chức lễ truyền chức ở ba địa điểm mang những ý nghĩa đặc biệt, một mặt giúp các tiến chức được trở về quê hương trong ngày trọng đại, mặt khác giúp đông đảo giáo dân địa phương có điều kiện thuận lợi để tham dự lễ truyền chức. Sau hơn 300 năm kể từ ngày hạt giống Tin Mừng được gieo xuống quê hương Hà Tĩnh - Quảng Bình, thánh lễ truyền chức linh mục chính thức được tổ chức trên mảnh đất giàu truyền thống Đức tin này.

2. Mở các khóa học đào tạo tác viên Tin Mừng

Năm qua, lần đầu tiên Giáo phận tổ chức các khóa đào tạo Tác viên Tin mừng. Các khóa học này giúp học viên biết cầu nguyện với Lời Chúa qua một số phương pháp chia sẻ thiêng liêng, để có thể trở nên người loan báo Tin Mừng phù hợp với bối cảnh mới của xã hội. Ba khóa đầu tiên được tổ chức ở Trại Gáo dành cho các giáo lý viên, các hội dòng và hội đoàn thuộc tỉnh Nghệ An. Các khóa IV, V, VI lần lượt dành cho các học viên đến từ các giáo xứ thuộc Hà Tĩnh và Quảng Bình, riêng khóa VII được dành cho các chủng sinh khóa XII.

3. Vụ việc giáo xứ Mỹ Yên

Giống với vụ việc ở Con Cuông năm 2012, vụ đàn áp bất nhân của chính quyền ở giáo xứ Mỹ Yên đã được công luận lên tiếng phản đối kịch liệt. Người ta thấy được bức tranh thực tế của việc thực thi nhân quyền tại Việt Nam. Từ vụ việc lộn xộn giữa những người lạ mặt (sau này mới biết là công an) vô cớ chặn đường người hành hương đến Linh địa Trại Gáo vào ngày 22/5/2013, gây phẫn nộ cho hàng ngàn người dân, đến việc công an bắt cóc và giam giữ hai giáo dân thuộc giáo họ Trại Gáo 27/6, đã làm người dân vô cùng bức xúc và đòi quyền tự do. Đáng chú ý là việc chính quyền sử dụng bạo lực với các loại vũ khí tấn công dân lành vào ngày 04/9, làm hàng chục người bị thương, gây hoang mang cho dư luận. 

Cùng với nhiều cuộc làm việc thẳng thắn với nhà cầm quyền, Tòa Giám mục Xã Đoài đã có rất nhiều Văn thư, Tường trình, Khiếu nại, nêu rõ nội dung và bản chất sự việc, đồng thời đề xuất hướng giải quyết tốt nhất, nhưng nhà cầm quyền vẫn sử dụng báo đài để bóp méo sự thật, bao che sai phạm của cán bộ địa phương và nhất mực không thả người. Tiếng nói ủng hộ Mỹ Yên của công luận đã vang lên khắp nơi trên thế giới. 

Linh mục đoàn Giáo phận đã thể hiện tình hiệp thông cụ thể với Mỹ Yên và đồng tâm nhất trí với Giám mục Giáo phận bằng cuộc họp mặt và dâng thánh lễ cầu bình an cho Mỹ Yên vào ngày 16/9 tại Đền thánh Antôn Trại Gáo. Kết thúc cuộc họp, Linh mục đoàn đã ký Bản tuyên bố thống nhất trọn vẹn với Giám mục Giáo phận trong việc giải quyết vụ việc Mỹ Yên và mạnh mẽ phản đối Công văn số 139/UBND-NC ngày 08/09/2013 của UBND tỉnh Nghệ An, yêu cầu thả người vô điều kiện. Tất cả các Linh mục của Giáo phận Vinh đã ký văn bản này.

Tạ ơn Chúa và tri ân mọi người. Vụ việc đau buồn đó coi như đã khép lại với việc trả tự do cho hai ông Khởi và Hải nhân dịp lễ Giáng Sinh 2013.

4. Kỳ thi tuyển sinh vào Đại Chủng Viện Vinh Thanh 

Một kỷ lục trong các Kỳ thi tuyển sinh vào Đại Chủng Viện Vinh Thanh, đó là kỳ thi tuyển khóa XIV diễn ra vào ngày 1/8, có số “sĩ tử” tham dự lên tới 410 thí sinh. Con số này nói lên sự phong phú ơn gọi trên mảnh đất Nghệ - Tĩnh – Bình. Đây là niềm tự hào, là nguồn lực quan trọng góp phần hướng tới sự phát triển của Giáo Hội trong tương lai. Được biết điều kiện tối thiểu để nộp hồ sơ thi vào Đại chủng viện Vinh Thanh là phải tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng.

5. Khánh thành Nhà nguyện Đại Chủng Viện Vinh Thanh

Sau hơn một năm khởi công trùng tu cơ sở Đại Chủng Viện, nhà nguyện Đại Chủng viện Vinh Thanh đã chính thức được đưa vào sử dụng với Thánh lễ làm phép vào ngày 3/9. Đức TGM Leopoldo Girelli, Đại diện của Đức Thánh Cha tại Việt Nam, trong chuyến thăm mục vụ Giáo phận lần thứ hai, đã chủ sự và cử hành Thánh lễ. Cùng với nhiều công trình đã, đang và sẽ khánh thành trong thời gian tới, Giáo phận sẽ hoàn tất việc trùng tu này vào cuối năm 2014, đáp ứng nhu cầu đào tạo linh mục cho hai giáo phận Vinh và Thanh Hóa.

6. Lễ tấn phong Giám mục Phụ tá Giáo phận 

Ngày 4/9, tại quảng trường Tòa Giám mục Xã Đoài, toàn thể giáo phận hân hoan tổ chức đại lễ tấn phong Đức Giám Mục Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Viên. Lần đầu tiên sau 385 năm, kể từ khi mảnh đất Bố Chính đón nhận hạt giống Tin mừng, một người con của Quảng Bình được nâng lên hàng Giám mục. Đây cũng là vị Giám mục phụ tá đầu tiên của Giáo phận Vinh trong lịch sử từ trước tới nay. Khẩu hiệu “Thầy ban cho anh em bình an của Thầy” (Ga 14,27) là tâm nguyện và lẽ sống mà Ngài lựa chọn suốt đời mục tử của mình.

7. Hai cơn bão tàn phá Giáo phận và vụ đắm tàu giáo xứ Phú Yên

Trong năm 2013, Giáo phận đã chịu những thiệt hại nặng nề do thiên tai. Đầu tháng 10, hai cơn bão mạnh số 10 và 11 đã đổ bộ vào các tỉnh miền Trung, ảnh hưởng khủng khiếp đến các giáo xứ ở tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Tiếp đó, vụ lật tàu kinh hoàng đã xảy ra tại giáo xứ Phú Yên, hạt Thuận Nghĩa vào ngày 28/11, khiến 8 người thiệt mạng.

8. Hội ngộ những người khuyết tật Giáo phận Vinh lần thứ hai 

Lần thứ hai được tổ chức, ngày 9/11, cuộc hội ngộ người khuyết tật Giáo phận Vinh đã quy tụ hơn 1500 người khuyết tật đến từ 59 đơn vị trong giáo phận. Một thánh lễ đặc biệt cầu bình an và bữa cơm huynh đệ dành cho những người con của Giáo phận kém may mắn, kèm theo chương trình văn nghệ ấn tượng, đầy cảm động dành riêng cho các khách mời đặc biệt, cùng với hơn 1500 phần quà được trân trọng trao tặng cho các anh chị em đó. Cảm động, ý nghĩa và đầy nhân văn trong tình liên đới lá lành đùm lá rách.

9. Bế mạc Năm Đức Tin

Cùng với Giáo Hội hoàn vũ, Giáo phận đã long trọng bế mạc Năm Đức Tin vào ngày 24/11 tại Nhà thờ Chính tòa Xã Đoài và các nhà thờ các giáo hạt. Trong năm qua, con cái Giáo phận đã đồng tâm với các tín hữu khắp thế giới tái khám phá hành trình đức tin với niềm tín thác và hy vọng. Kết thúc cũng là khởi đầu cho một hành trình mới, hành trình dấn thân và thông truyền đức tin nơi môi trường xã hội và mỗi con người mà chúng ta gặp gỡ. 

10. Đêm Ánh Sáng III

Tối 21/12, Đêm Ánh Sáng III – Đêm An Bình đã diễn ra tại giáo xứ Yên Đại. Với thông điệp, trong bóng đêm của bức tranh xã hội năm qua, niềm hy vọng vào Đức Kitô - Ánh Sáng đích thực vẫn chiếu rọi vào những góc khuất và khoả lấp khát mong kiếm tìm niềm hạnh phúc của con người. Đêm Ánh sáng đã trở thành bữa tiệc dư tràn cho bà con lương giáo. Niềm vui Giáng sinh tràn ngập tâm hồn những người hiện diện.

“Đêm Ánh Sáng III” như điểm hội tụ tinh thần liên đới, hiệp nhất và yêu thương của cộng đoàn Giáo phận Vinh trong suốt năm 2013. Đây thực sự là “Đêm An Bình” cho toàn thể người tín hữu trên dải đất Nghệ - Tĩnh – Bình, mở ra bình minh của “Sự Thật và Tình Yêu” đang và sẽ chiếu tỏa, soi rọi vào những mảng tối của thời cuộc và lòng người.

Mùa xuân và năm mới Giáp Ngọ đang gõ cửa. Đại gia đình Giáo phận Vinh lại tiếp tục lên đường trong sứ vụ Tân Phúc âm hóa, để dấn thân phục vụ sự sống, loan báo Tin Mừng cho muôn người.


Truyền thông GP Vinh

Suy niệm LỄ DÂNG CHÚA GIÊ-SU TRONG ĐỀN THÁNH: "Nguồn Ánh Sáng"





NGÀY 2 THÁNG HAI LỄ DÂNG CHÚA GIÊ-SU TRONG ĐỀN THÁNH

MA-LA-KHI 3,1-4 ; DO THÁI 2,14-18 ; LU CA 2,22-40

Nguồn Ánh Sáng



Chớ gì tâm hồn chúng ta dâng lên và đôi tay chúng ta cầm chặt những cây nến cháy sáng hòa với hồn mình dâng lên Chúa Trời chí tôn. Chớ gì con tim của ta dâng hiến và trong tay chúng ta cầm cây nến cháy sáng niềm tin, để cho sự sống lại, sự thanh tẩy và dâng hiến của Mẹ Ma-ri-a, có ý nghĩa cho đời ta, khi mà trong tay ta cầm những ngọn nến cháy sáng hầu sinh lại nơi ta đức tin hữu hình của Cụ ông Si-mê-on, là người mang Nguồn Ánh Sáng trong vòng tay của mình. Chúng ta cần con tim và thân xác mình được trong sạch và rồi chúng ta sống lại nhũng giây phút Mẹ Ma-ri-a bồng Chúa Giê-su vào Đến Thánh. Thế nên chúng ta hãy cháy lữa tình yêu, bừng ánh sáng trong các việc làm của chúng ta đây. Như cụ ông Si-mê-on, với Cụ chúng ta sẽ bồng ẩm Ấu Chúa Ki-tô trong vòng tay êm ái của mình. Qủa Mẹ Ma-ri-a hoàn toàn trong sạch về thân xác, Mẹ không cần đến sự thanh tẩy này, thế nhưng để tuân giữ việc mầu nhiệm, thì mẹ hoàn tất việc thanh tẩy theo Luật dạy, đúng hơn đó là dấu chỉ của sự thanh tẩy tâm linh. Lý thực Mẹ Ma-ri-a đã hoàn toàn trong sạch, Mẹ đồng trinh khi chịu thai, đồng trinh khi sinh con và vẫn mãi ở trạng thái đồng trinh sau khi sinh con, cũng như sự trong sạch và đồng trinh của Mẹ trong lúc chịu thai.

Ba bài suy tư trong 3 ngày Tết của tác giả Trầm Thiên Thu

LTCGVN (30.01.2014)


Đừng lo!
Mồng Một Tết Nguyên Đán – cầu bình an)
Một năm đã cũ qua, một năm mới vừa tới. Đó là quy luật tự nhiên bất biết muôn thuở, vì cái gì cũng có hai “điểm” – khởi sự và kết thúc. Cả hai “điểm” đó đều là Chúa: “Ta là An-pha và Ô-mê-ga, là Đầu và Cuối, là Khởi Nguyên và Tận Cùng” (Kh 22:13).
Mồng Một Tết là ngày cầu bình an cho năm mới. Khởi đầu cuộc đời, khởi đầu công việc, khởi đầu hôn nhân, khởi đầu sự nghiệp,… đặc biệt là khởi đầu năm mới. Tất cả những cái khởi đầu đều làm người ta cảm thấy lo – lo đủ thứ, đủ kiểu, đủ mức độ. Lẽ tất nhiên, vì chúng ta không thể chủ động, không biết tương lai ra sao. Thời gian là của Chúa. Vì vậy mà người ta cần và phải tín thác vào Chúa. Đó là sống khôn ngoan!
Tại giáo xứ Thánh Gioan Chrysostom ở Inglewood (California, Hoa Kỳ) có một chiếc đồng hồ lớn. Trên chiếc đồng hồ đó có khắc chữ “Tempus Fugit” – La ngữ nghĩa là “thời giờ trôi qua”. Thật là chí lý! Cũng giống như người Việt chúng ta nói: “Thời giờ thấm thoắt thoi đưa, nó đi đi mãi có chờ đợi ai”. Và hôm nay, mồng Một Tết, Thiên Chúa động viên mỗi chúng ta: “ĐỪNG LO!” (Mt 6:34).
Mùa Xuân chỉ là một phần của thời gian. Xuân đến rồi Xuân lại đi. Tác giả Thánh Vịnh xác định: “Chính Ngài vạch biên cương cho cõi đất, thời hạ, tiết đông, cũng chính Ngài thiết lập” (Tv 74:17).
Sau mùa Đông giá lạnh là mùa Xuân ấm áp, mọi vật đều biến đổi, khác lạ, y như được hồi sinh từ cõi chết vậy. Lạ lắm, đúng như sách Diễm Ca (2:11-12) mô tả, đơn giản mà tinh tế và khéo léo:

Ba bài suy niệm trong 3 ngày Tết của Lm. Phêrô Lê Quang Dũng



TẾT NGUYÊN ĐÁN MỒNG MỘT THÁNH LỄ TÂN NIÊN

SÁNG THẾ 1,14-18; PHI-LÍP-PHÊ 4,4-8; MÁT-THIÊU 6,25-43



Theo luật tự nhiên và tuần hoàn của Đấng Tạo Hóa đã định, thì hạ hết, thu qua, đông tàn và xuân đến. Vâng mủa xuân đang đến ở trên quê hương chúng ta, đến với những người Việt tha hương, xa xứ như chúng ta, và đang đến ở giữa ngôi Thánh Đường này. Nói đến mùa xuân là nói đến sự triển nở, là nói đến niềm hy vọng, cũng nói đến sự sống và sự vươn lên của cây cỏ hoa lá, của muôn vật muôn thú và con người. Ai trong chúng ta không có niềm hy vọng, không có sự khao khát khi tết đến cùng xuân tới hỉ?

Phút linh thiêng (Lễ GIAO THỪA – Tết Nguyên Đán Việt Nam)

Phút linh thiêng
(Lễ GIAO THỪA – Tết Nguyên Đán Việt Nam)
Giao thừa là “phút linh thiêng”, là khoảnh khắc chuyển giao lại năm cũ để đón nhận năm mới. Người ta có nhiều tục lệ đón giao thừa gọi là Lễ Giao Thừa hoặc Lễ Trừ Tịch, cúng tổ tiên, bói Kiều,…
Ngoài tục lệ đời, người Công giáo còn có thói quen tốt lành là tham dự Thánh lễ Giao thừa để tôn kính Thiên Chúa Ba Ngôi và kính nhớ Đức Mẹ.
Người ta cầu mong nhiều điều cho năm mới, thể hiện qua mâm ngũ quả. Mỗi vùng miền có thể dùng những loại trái khác nhau. Nhưng kiêng kỵ là các loại trái có tên gọi “na ná” với từ có nghĩa xấu như cam (cam chịu), chuối (chúi đầu, chúi mũi, tức là vất vả). Ngược lại, các loại trái ở Nam bộ được ưa thích như trái thơm (dứa, ý nói thơm tho, danh thơm tiếng tốt), trái sung (sung túc). Đủ một câu thể hiện sự mong ước khiêm tốn gồm mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài (cầu vừa đủ xài); hơn mức đầy đủ thì gồm mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung (cầu vừa đủ xài sung).

Suy niệm 30 THÁNG CHẠP-TẤT NIÊN: "Bài Ca Tạ Ơn"



30 THÁNG CHẠP-TẤT NIÊN

I-SAI-A 63,7-9 ; 1CÔ-RIN-TÔ 1,3-9 ; LU-CA 1,39-55

Bài Ca Tạ Ơn



Như Ðức Phật nói : « đời là bể khổ » bởi có « sinh, lão, bệnh, tử ». Tử là kết thúc của một đời người ở trần gian, và coi như chấm tận. Có chăng kết thúc đời người ? Cũng như hôm nay là ngày cuối năm. Ngày tính sổ của những sinh hoạt và biến cố của đời người. Ðể từ đó, chúng ta nhìn lại suốt một năm qua trong lòng thế giới này, trong lòng quê hương, Ðất Nước và Giáo Hội Việt Nam chúng ta : quả không biết bao nhiêu là cảnh đau lòng : mất nhà, mất ruộng vườn đất đai, rồi đói khổ, bệnh tật, cảnh bất công, nào chiến tranh cùng chết chóc, đầy nước mắt cùng tang thương hằng xảy ra đây đó cho nhân loại cùng cho chính bản thân của chúng ta. Từ những hiện tượng luôn xảy ra này, có lẽ nhiều người cùng chung một quan niệm, mốt ý giống nhau, để rồi sẽ đi đến một kết luận có vẽ bi quan, và rồi thốt lên rằng : « phải chăng loài người sinh ra là để khổ và chết ». Chỉ có chết là chấm dứt và hết đau khổ của một cỏi nhân sinh trên trái đất này ?

Đừng Lo, năm Giáp Ngọ



ĐỪNG LO, NĂM GIÁP NGỌ

Những ngày trước Tết, qua trang Tin nhanh (VnExpress), người ta đọc được nỗi lắng lo của đủ mọi thành phần xã hội. Nào là của công nhân phải xếp hàng rồng rắn lâu giờ đợi chờ mua vé tàu về quê ăn tết; nào là của địa phương như Phú Yên dẫu trúng mùa vẫn lo xa xin trung ương hỗ trợ lúa gạo. Xí nghiệp này phải lo tiền thưởng Tết; nhà vườn kia thấy trời rét lo hoa không nở làm sao kịp bán vụ mùa. Và cũng có nỗi lo của các vị lãnh đạo xã hội, mong sao cho mọi nhà có cái Tết bình yên, cả trong lãnh vực vệ sinh thực phẩm, an toàn giao thông lẫn lãnh vực an ninh xã hội. Tất cả đều là những nỗi lo chính đáng. 

Mùa xuân đến rồi đó


“Em ơi mùa xuân đến rồi đó, thắm đỏ ngàn hoa sắc mặt trời”. Nhạc sĩ Trần Chung viết ca khúc mùa xuân với giai điệu vui tươi như nhịp bước réo rắt. Lời ca ngân vang nghe rộn rã mùa xuân đến.

Những ngày giáp Tết, Thành phố Phan Thiết chộn rộn, đường phố tràn ngập những hoa là hoa, đủ màu đủ loại. Người dân đua nhau đi ngắm hoa. Chỉ cần tạt ngang những con phố ngập sắc hoa, chỉ cần chen cùng dòng người bước trong ánh đèn đêm giăng mắc là cảm thấy vui tươi, yêu người yêu đời. Sắc xuân bừng lên rực rỡ. Quất vàng, đào thắm, mai vàng cùng với muôn màu của lay ơn, thược dược, huệ, lan, cúc, vạn thọ… theo người, theo xe tạo thành dòng chảy sắc hương tỏa về khắp nẻo đường thôn quê phố thị. 

Thứ Tư, 29 tháng 1, 2014

KHÁT KHAO TỰ DO DÂN CHỦ




KHÁT KHAO TỰ DO DÂN CHỦ




Bài viết nầy phát xuất bởi nguồn cảm hứng từ lời phát ngôn của một nghệ sĩ đa tài Charlie Chaplin trong bộ phim “The Great Dictator”. Tác phẩm nầy được Charlie Chaplin tức Vua Hề Sác Lô thực hiện vào cuối năm 1939 và được công chiếu vào đầu năm 1940. Nội dung của phim là nhằm châm biếm, đã kích nhà độc tài Hitler cùng chế độ phát xít Đức Quốc Xã.

Phái đoàn dân sự độc lập Việt Nam tiếp xúc với Tổ chức Theo dõi Nhân quyền và chính giới Âu châu


LTCGVN (29.01.2014) - Ngay trước khi rời New York đi Brussels vào chiều ngày 27 tháng 1 năm 2014, các bạn đại diện cho phái đoàn dân sự độc lập VOICE, Mạng Lưới Blogger Việt Nam, Dân Làm Báo, Con Đường Việt Nam, Phật Giáo Hòa Hảo Truyền thống, No-U Việt Nam, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam đã có tiếp xúc với Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) tại trụ sở chính của tổ chức này tại New York.

Tiếp đón phái đoàn là là ông Phelim KinePhó Giám đốc phụ trách châu Á của Human Rights Watch. 

Các bạn Trịnh Hội, Nguyễn Anh Tuấn và Phạm Đoan Trang đã giới thiệu các báo cáo mới nhất về các sinh hoạt xã hội dân sự, các nỗ lực tranh đấu cho nhân quyền của các blogger và những người hoạt động nhân quyền tại Việt Nam, đặc biệt là cuộc vận động 0258. Ông Phelim Kine cũng cho biết chiến dịch này cũng đã được đề cập trong bản Báo Cáo Nhân Quyền Thế Giới 2014 của HRW và ông xem đó là một trong những bước tiến triển mới của phong trào quyền dân sự ở Việt Nam. 

Chiến tranh thử thách và cơ hội để lấy lại Hoàng Sa

LTCGVN (29.01.2014) – Melbourne, Úc Đại Lợi – Ngày 19.01.1974, lợi dụng Hoa Kỳ rút khỏi miền Nam, Trung cộng cho tàu chiến tấn công và đổ bộ đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Từ đó, càng ngày họ càng trở nên hiếu chiến, từng bước lấn chiếm các nơi khác và đơn phương xem Biển Đông là ao nhà. Thái độ hiếu chiến đang dẫn đến chiến tranh.
Nhân 40 năm tưởng niệm các chiến sỹ Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa anh dũng chống trả quân Tàu. Bài viết này bình luận chiến tranh là thử thách và cơ hội để chúng ta lấy lại Hòang Sa và có được tự do.

Cẩn thận với đối thoại

LTCGVN (29.01.2014) – Sài Gòn – Năm Rắn đi qua, nhìn lại một năm với bao nhiêu biến cố dồn dập, những chao đảo, những bất an và đầy rẫy những lo âu. Trước thềm năm mới, những lo toan còn nguyên không thay đổi làm chúng ta thêm thắc mắc không biết sẽ phải chọn cách, chọn thái độ ứng xử như thế nào. Lâu nay trên Truyền hình VN, nhà đài có thực hiện một chương trình nhằm lưu ý mọi người cẩn thận với những tình huống nguy hiểm, có lẽ nhằm mục đích cho mọi người những kinh nghiệm bị lừa đảo vì bất cẩn, chương trình đã cho “dựng lại tình huống” để khán giả dễ nhận biết hơn. Thấy việc làm này khá hay thử bắt chước để chia sẻ với mọi người một kinh nghiệm khác bắt nguồn từ Thánh Kinh.
140129Rắn là loài xảo quyệt nhất trong mọi giống vật ngoài đồng, mà Ðức Chúa là Thiên Chúa đã làm ra. Nó nói với người đàn bà: “Có thật Thiên Chúa bảo: “Các ngươi không được ăn hết mọi trái cây trong vườn không? Người đàn bà nói với con rắn: “Trái các cây trong vườn, thì chúng tôi được ăn. Còn trái trên cây ở giữa vườn, Thiên Chúa đã bảo: “Các ngươi không được ăn, không được động tới, kẻo phải chết.” Rắn nói với người đàn bà: “Chẳng chết chóc gì đâu! Nhưng Thiên Chúa biết ngày nào ông bà ăn trái cây đó, mắt ông bà sẽ mở ra, và ông bà sẽ nên như những vị thần biết điều thiện điều ác.” Người đàn bà thấy trái cây đó ăn thì ngon, trông thì đẹp mắt, và đáng quý vì làm cho mình được tinh khôn. Bà liền hái trái cây mà ăn, rồi đưa cho cả chồng đang ở đó với mình; ông cũng ăn. Bấy giờ mắt hai người mở ra, và họ thấy mình trần truồng: họ mới kết lá vả làm khố che thân. (St 3, 1-7).

NGHỊCH LÝ GIỮA NIỀM TIN VÀ HÀNH ĐỘNG

LTCGVN (29.01.2014)

Niềm tin là một đại lượng không chỉ trừu tượng mà còn rất khó để số hóa. Trong một ngữ nghĩa nhất định có thể đồng nhất hai khái niệm niềm tin và Đức Tin.
Thần học gia người Đức, Karl Rahner, định nghĩa: Tin là chấp nhận sự bất khả tri về Thiên Chúa trong cuộc đời. Thánh Thomas Aquinas cho rằng: Tôi không thể tin nếu tôi đã không nhận thấy có lý để tin.
Đối với các Kitô hữu thì Đức Tin là một giá trị rất quan trọng. Đức Tin chi phối suy nghĩ, lời nói và việc làm của mỗi cá nhân. Việc chí phối này ít hay nhiều là phụ thuộc vào độ mạnh yếu của Đức Tin. Nhưng vấn đề cần bàn ở đây, vẫn tồn tại các nghịch lí giữa niềm tin và hành động: chúng ta tin nhưng ít hành động hoặc hành động nhưng lại ít tin.
Tin nhiều nhưng hành động ít
Đã đôi lần chúng ta ao ước được sống tại đất nước Do Thái vào những năm mà Đức Giêsu rao giảng và làm nhiều phép lạ tại đây. Ao ước này cho dù chính đáng, nhưng chúng ta tự hỏi, nếu được sống tại không gian này và tại thời điểm đó, chúng ta sẽ có những thái độ gì với những sự kiện quan trọng ?
Nếu chúng ta là những người tri thức, khi được mạc khải bởi một dấu lạ như 3 nhà chiêm tinh thấy ánh sao, chúng ta có dám tạm bỏ qua các công việc, tiền bạc… để tiến hành một cuộc ra đi, nhằm khám phá dấu lạ có ý nghĩa gì không ?
Nếu là những trẻ em, chúng ta có dám chọn lựa, mình là các trẻ mục đồng đơn sơ, nghèo hèn để được các thiên thần báo tin Đấng Cứu Thế giáng sinh hay thích đóng vai các tiểu gia trong những gia đình cao sang, giàu có ?
Nếu là các gia đình có ngôi nhà ấm cùng, chúng ta có sẵn sàng chia sẻ cho một cặp vợ chồng xa lạ, lở đường và người vợ mang thai, đang chuẩn bị sinh con hay không ?
Trước lúc khởi sự các công việc, môi miệng chúng ta khấn “từ khởi sự cho đến hoàn thành đều nhở bởi ơn Chúa”. Nhưng sau khi công việc hoàn tất mỹ mãn dường như chúng ta lại quên lời khấn trước, và cho phép nghĩ rằng, công sức, tài năng của cá nhân đã góp phần quan trọng trong sự hoàn thành công việc ấy.
Chúng ta có thể xác tín rằng, của cải đời này là chóng qua; được cả thế gian này mà mất linh hồn thì được ích gì, nhưng một ngày 24 tiếng, chúng ta lại lo toan, đổ mồ hôi, chỉ vì những thứ thuộc về dưới đất.
Chúng ta quả quyết Thiên Chúa là Đấng toàn năng và giàu lòng xót thương, nhưng trong cơn bỉ cực, chúng ta lại không biết cầu khẩn, chạy đến cùng Ngài.
Chúng ta thuộc lòng câu giáo lý, Công Giáo là tôn giáo của sự yêu thương, nhưng chúng ta mấy khi áp dụng tình yều ấy với mọi người vào trong cuộc sống thường nhật.
Hành động nhiều nhưng tin ít
Chúng ta tham dự Thánh Lễ hàng ngày, được đón Chúa vào lòng cùng với sự ban phước lành của vị chủ tế: anh chị em ra đi bình an. Nhưng khi gặp vài gian khó trong cuộc đời chúng ta lại đánh mất sự bình an.
Chúng ta cầu nguyện ngày đêm cho một ước vọng, nhưng khi chờ đợi khá lâu, hoặc kết quả không như mong đợi, chúng ta lại thoáng nghi ngờ lòng nhân hậu của Chúa.
Khi một người tốt qua đời lúc trẻ, vài kẻ xấu vẫn sống thọ và hưởng thụ trên dương thế, chúng ta lại tự hỏi, không biết Thiên Chúa có thấu suốt mọi bí ẩn của cuộc đời, có còn công bằng nữa hay không ?
Tin nhiều nhưng hành động ít hoặc hành động nhiều nhưng ít tin có lẻ là thuộc tính yếu đuối vốn có của con người. Nhận thức rõ ràng về cuộc sống siêu nhiên không chỉ phụ thuộc vào sự tìm hiểu và mỗi cá nhân, mà còn phụ thuộc vào sự mạc khải của Thiên Chúa ban tặng.
Chúng ta thử điểm lại những đặc tính Đức Tin, nhờ đó thu hẹp những nghịch lý giữa Đức Tin và hành động.
Đức Tin hoàn toàn là ân sủng của Thiên Chúa.
Đức Tin là một sức mạnh siêu nhiên. Nó cần thiết để chúng ta được ơn cứu độ.
Đức Tin đòi hỏi lý trí tự do và sự hiểu biết thấu đáo của một người khi họ chấp nhận lời mời của Thiên Chúa.
Đức Tin khiếm khuyết nếu nó không dẫn đến một tình yêu có hành động.
Đức Tin triển nở khi chúng ta càng lắng nghe chăm chú Lời của Thiên Chúa, và bước vào đối thoại với Ngài trong cầu nguyện.
Đức Tin cho chúng ta trải nghiệm trước hạnh phúc Nước Trời ngay từ bây giờ.
Lạy Chúa, xin nâng đở Đức Tin yếu kém và thôi thúc sự hành động nơi chúng con.
 G. TUẤN ANH

NGÔI NHÀ ĐẸP


Tết đến, ngôi nhà nào cũng được gia chủ chuẩn bị chu tất như: Quét dọn sạch sẽ, trang hoàng đẹp đẽ để đón mừng năm mới tới tốt lành, hạnh phúc, an khang thịnh vượng. Ngôi nhà đẹp nhờ có bàn tay và khối óc thẩm mỹ của chủ nhân nó.
Tết đến, ai ai cũng muốn cho ngôi nhà của mình khang trang ấm áp tình người, ngôi nhà gọn gàng ngăn nắp sạch sẽ thì mọi người đều thấy vui thích. Chẳng cần ngôi nhà đó phải là căn biệt thự, nhà lầu mấy tấm hay mái ngói sân vườn thênh thang… Ngôi nhà đẹp dù bé nhỏ đơn sơ nhưng có bàn tay chăm sóc của chủ nhân thì vẫn luôn luôn sinh động và đầy hơi ấm tình người chung quanh. Chỉ cần một nhánh mai vàng, một cành đào tươi nở, hoặc chậu cúc vàng, hồng đỏ thắm xinh, đã là những điểm tô tuyệt vời cho ngôi nhà rực rỡ chào đón Chúa xuân về.
Ngôi nhà Vật Chất mà còn cần có bàn tay gia chủ chăm sóc quét dọn thì mới sạch đẹp được như thế, huống chi là ngôi nhà Tâm Hồn của mỗi chúng ta. Ngôi nhà Tâm Hồn có nhiều rác rưởi của đủ thứ tội lỗi, người lớn thì tội lớn, người nhỏ thì tội nhỏ, ai ai cũng đều có tội, có đủ thứ uế tạp trong tâm hồn chính mình.
Tết cổ truyền đã về, người lớn thì được nghỉ việc, con nít và người trẻ cũng được nghỉ học, vậy là tất cả chúng ta đều có thời gian để tẩy rửa, làm sạch đẹp cho ngôi nhà tâm hồn của mình, bằng cách dọn lòng xin nhận Bí Tích Hoà Giải, dự Thánh Lễ và rước Mình Máu Thánh Chúa cho sốt sắng, rồi tân trang nó cho xinh đẹp bằng các việc làm bác ái từ thiện…
Ngôi nhà Tâm Hồn rất quan trọng và thiết yếu gấp trăm ngàn lần ngôi nhà Vật Chất thế gian mau qua chóng tàn này. Bởi lẽ khi ta chết đi thì không còn ở trong ngôi nhà Vật Chất thế gian kia nữa, nhưng còn ngôi nhà Tâm Hồn của ta thì mãi mãi tồn tại và đối diện với Thiên Chúa Vĩnh Hằng. Chính vì thế ta phải biết chăm sóc nó cho thật chu đáo, không chỉ bằng những hình thức bên ngoài như đi lễ cho đủ, đọc kinh thật nhiều, dâng cúng cho xôm tụ ( phẩm chất bao giờ cũng quý hơn số lượng ). Quan trọng là ta phải biết thật lòng yêu mến Chúa và yêu thương người khác mà cố gắng thực thi những Lời Chúa dạy trong Tin Mừng.
Nguyện chúc mọi người đón Xuân mới thật an vui thanh bình trong Thiên Chúa là Mùa Xuân Vĩnh Hằng của chúng ta. Xin cho nụ cười luôn luôn tươi nở trên từng đôi môi, xin cho ngôi nhà Tâm Hồn của mỗi chúng ta mãi đẹp xinh tươi thắm như mai vàng rực rỡ mùa xuân, mùa xuân của đất trời và mùa xuân ở kiếp người hôm nay.
BỒ CÂU TRẮNG, Tết Giáp Ngọ, 2014
 

CÂY MAI TRỤI LÁ – XUÂN GIÁP NGỌ

LTCGVN (29.01.2014)

Những cơn gió của mùa Đông hình như còn luyến tiếc không gian. Chúng vẫn lẩn khuất đâu đây, thỉnh thoảng ùa ra, tỏa hơi lạnh buốt làm cho cây cỏ rùng mình, khép nép. Tất nhiên, không gì cản được bước chân đi của mùa Xuân, những bước chân reo vui của Năm Mới. Gió lạnh cũng đành nhường bước cho những dải lụa vàng ấm áp buông tỏa khắp nơi.

Xuân về rũ áo ưu phiền.
Chào nhau phúc hạnh giữa miền phúc ân ( Hoa Văn ).

Sáng Mồng Một Tết, khởi đầu ngày linh thiêng nhất trong năm mới, ngắm những cánh hoa mai vừa nở. Một vẻ đẹp dịu dàng và tươi mát làm căn phòng khách ấm áp, sáng lên nét trẻ trung. Bầu trời mùa Xuân trong vắt. Khí hậu mùa Xuân thơm lành. Cỏ cây mùa Xuân tươi thắm. Hoa mùa Xuân nở rộ khắp nơi, trong vườn nhà, ngoài công viên, trên đồi cao, bên vệ đường. Ở đâu cũng có những bông hoa tươi thắm và khí trời đẫm ngát hương thơm.

Xuân về Tết đến, hoa được bày bán khắp nơi. Hoa đủ loại đủ màu đủ kiểu cách. Hoa muôn màu muôn vẻ. Nhà nhà mua hoa về thưỡng lãm hương vị Tết. Những chậu hoa, những cành hoa được nâng niu, chưng bày trong trong Nhà Thờ, trong gia đình, chưng trên bàn thờ tổ tiên. Trong muôn loại hoa, mai nổi bật với sắc vàng tươi thắm. Màu vàng tượng trưng cho sự cao thượng. Với người Việt Nam, màu vàng còn tượng trưng cho Vua. Màu vàng thuộc hành Thổ trong ngũ hành.

Từ ngàn xưa, người Việt đã xếp mai vào loại hoa quý nhất trong các loài hoa. Hoa mai đem đến nhiều may mắn. Hoa mai nở rộ vào dịp Xuân về Tết đến. Đặc biệt, Hoa mai nở đúng vào ngày người chủ đã ước định, khi khéo canh ngày tỉa lá trước thời gian, biết chăm sóc cho hoa nở đúng hạn kỳ. Mai là loài hoa có sức chịu dẻo dai, qua thời tiết băng giá mùa đông rồi bừng dậy trổ nụ đâm bông và nở hoa rực rỡ khi mùa xuân tiết trời ấm áp đang về.

Hoa mai có năm cánh kết thành vòng tròn là biểu tượng ánh thái dương lan tỏa của tiết trời nắng ấm toả xuống chan hoà cho trái đất hồi sinh, cho nhân gian được vui tươi. Buổi sáng ngày đầu xuân, mai nở tươi đẹp đưa ta vào ngày mới hạnh phúc. Với các đặc tính như thế, nó xứng đáng được gọi là Hoa Mai. Gia đình nào cũng muốn có cây mai chưng nhà trong ba ngày Tết như cầu mong sự may mắn hạnh phúc cho cả nhà suốt một năm mới.

KIỆT QUỆ NIỀM TIN, KIỆT QUỆ VỐN XÃ HỘI

LTCGVN (29.01.2014)

Hy vọng những đốm lửa nhỏ, cần mẫn
Cả một thành phố bảy, tám triệu dân, hơn cả một nước người ta, vậy mà nhàm chán một cách không thể tưởng tượng được. Cuộc sống trở nên tầm thường và vụn vặt không thể tả.
Cạn kiệt niềm tin
Cũng khoảng giờ này năm ngoái, khi mới chân ướt chân ráo trở về, sau khi có trải nghiệm thực tế, tôi có viết một bài báo nhỏ có tiêu đề: Câu chuyện của niềm tin.
Đại thể, tôi kể lại những va chạm thực tế để thấy rằng, mất niềm tin đang là cái đáng lo ngại nhất trong xã hội Việt Nam dưới con mắt cua người mới nhập cuộc. Vì thiếu niềm tin nên mọi việc bỗng trở nên khó khăn và tốn kém gấp bội. Cuộc sống bỗng trở nên toàn màu xám. Con người căng thẳng, hiệu năng làm việc thấp vì hợp tác kém, mà lý do chính là không tin nhau, nên dành thời gian kiểm soát nhau vì phối hợp làm việc chung.
Ngay lúc đó, tôi đã nhận ra rằng: một trong những vấn đề lớn nhất mà xã hội này phải đương đầu là sự mất niềm tin trầm trọng. Niềm tin giữa người dân và chính quyền, giữa người dân và doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với nhau, tóm lại giữa người và người, và đặc biệt là niềm tin vào bản thân mình.
Sau đó, mỗi khi gặp mặt, ngay cả với giới tinh hoa, giữa những than thở, hay đằng sau ánh mắt xa xăm, là một sự chán nản và khắc khoải. Rất ít hy vọng và lòng tin trong các câu chuyện. Sau những lần như thế, tôi thấy rất mệt mỏi. Sinh lực dường như đã bị rút hết đi, đến mức nhiều khi sợ gặp gỡ, vì sợ phải nghe những lời than như vậy.
Trong số những người tôi quen biết mỗi người chọn một cách phản ứng khác nhau. Nhiều người chọn sự cam chịu. Nhiều người lảng tránh, lảng tránh thực tại, lảng tránh nhìn vào mắt đối diện. Nhiều người giết thời gian trên bàn nhậu. Có tiền thì nhậu sang, ít tiền thì bình dân. Thanh niên ít tiền hơn thì giết thời gian trong các quán trà đá vỉa hè. Người không thích nhậu, hoặc không đủ sức để nhậu hoặc không có tiền để nhậu thì vùi mình vào các trang lá cải, mỗi ngày ngốn hàng chục bài tin tức, na ná như nhau vô thưởng vô phạt. Sau đó bức xúc một hồi, càm ràm hoặc nặng hơn là chửi đổng vài câu rồi lại vùi đầu đọc tiếp. Nhiều người bức xúc quá có phản ứng mạnh. Nhưng như con cá nằm trên lưới, càng giẫy giụa càng đau đớn. Nên sau mỗi hồi mệt mỏi cũng đến lúc nằm im "mackeno".
Kinh tế khó khăn, tinh thần bức bối, đặc biệt phát ngôn của các quan chức, các nhà làm chính sách bỗng trở nên đáng ngờ. Các mạng lưới hoạt động trong xã hội giờ chỉ còn quan hệ huyết thống đáng tin cẩn.Vì thế, vun vén cho gia tộc xây dựng Nhà Thờ họ, đã trở thành một trong lối sống của những người có địa vị trong xã hội.
Xã hội như vận hành bởi bộ tiêu chuẩn kép. Ai cũng biết vậy mà không phải vậy. Không phải vậy mà vẫn là như vậy. Nên ở cơ quan sống theo một chuẩn khác, về nhà lại một chuẩn khác nữa. Mỗi người phải đóng quá nhiều vai diễn, đến mức mệt mỏi kiệt quệ, mà không biết để làm gì.
Chưa bao giờ các hoạt động tâm linh cúng bái lại phát triển như hiện giờ, bất chấp khoa học đã phát triển nhiều hơn so với hàng chục năm về trước, thông tin cũng phong phú hơn nhiều.Vì sao vậy ? Vì người ta không tin ở con người, nên đành tìm đến nơi thánh thần, dù biết rằng cũng nhiều kẻ lợi dụng việc này để trục lợi.
Nhiều lần đi qua các quán nhậu ven đường, tôi đã tần ngần tự hỏi: sao trong giờ làm việc lại đông người lang thang quán xá đến như vậy ?
Những nơi tôi đi qua không ở đâu thấy đông thanh niên trai tráng ngồi lê la vỉa hè, cắn hạt bí, hạt hướng dương, uống nước chè, tập tạnh hút thuốc lào, nói bậy và chửi đổng... nhiều như trên vỉa hè Hà Nội, đặc biệt là các nơi cổng trường đại học.

Thứ Ba, 28 tháng 1, 2014

Đi mô cũng thấy nhục cho Hà Tịnh


“Hà Tịnh ngày 18/1/2014 khánh thành đền thờ cố tổng bí thư Lê Duẩn. Đền thờ cố TBT Lê Duẩn sẽ là địa chỉ văn hóa tâm linh để người dân tới tưởng niệm, tri ân công lao của ông.”

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, sinh ra ở Nghệ An, quê Vĩnh Phúc, nhưng “đi mô cụng nhớ về Hà Tịnh”, huống chi người Hà Tĩnh đi mô mà chẳng nhớ Hà Tịnh. Cũng như mọi người khác nhớ quê hương mình khi phải đi xa. Chẳng hạn như người Bình Định đi đâu cũng nhớ về Bình Định; người Yên Bái đi đâu cũng nhớ về Yên Bái; người Cà Mâu đi đâu cũng nhớ về Cà Mâu v.v... Riêng nỗi nhớ về quê hương của người Hà Tĩnh xưa nay hình như được khơi dậy nồng nàn da diết hơn mỗi lần nghe tiếng ai hát “đi mô cụng nhớ về Hà Tịnh”(*) của tác giả Dư Âm, nhưng nỗi nhớ ấy hôm nay đã bị lấn át đi bởi nỗi nhục. Thay vì “đi mô cũng nhớ về Hà Tịnh”, bây giờ đi mô cũng nhục cho Hà Tĩnh.

Tuyển tập báo cáo của blogger về nhân quyền Việt Nam


Như Dân Làm Báo đã đưa tin, lần đầu tiên, một phái đoàn gồm toàn đại diện của các nhóm dân sự độc lập trong nước đã lên đường sang Hoa Kỳ và châu Âu để vận động nhân quyền cho Việt Nam. Đặc biệt, phái đoàn sẽ tham dự buổi điều trần của chính phủ Việt Nam trong khuôn khổ thủ tục Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR), ngày 5/2 sắp tới. 

Trước đó, vào ngày 30/1, phái đoàn sẽ tổ chức Ngày Việt Nam để trình bày về tình hình nhân quyền tại Việt Nam kể từ tháng 5/2009 khi chính phủ Việt Nam đưa ra những hứa hẹn cải thiện nhân quyền trong lần Kiểm điểm Định kỳ thứ nhất.

Trí óc Việt Nam cần được giải phóng

Thanh Hóa – Khi tôi còn rất nhỏ, chắc chỉ khoảng 3 hay 4 tuổi gì đó, khi mà cuộc chiến tranh hai miền Nam – Bắc vẫn đang tiếp diễn, trẻ con chúng tôi đã được nghe rất nhiều những câu chuyện với đại ý: cả những con vật vô tri cũng biết căm thù “Mỹ – Ngụy”. Tôi còn nhớ từ những chuyện “Trâu cũng biết đánh giặc” tới chuyện phân biệt kiến ta kiến địch. Người lớn nói với chúng tôi rằng loài kiến đen là kiến cộng sản, loài kiến đỏ là kiến “Ngụy”. Kiến đen là của phe mình  không cắn đốt ai cả. Kiến đỏ là kiến của “Mỹ – Ngụy” nên chúng thường hay cắn đốt người. Tôi và chắc hầu hết bạn bè tôi đều ngây thơ tin tất cả những câu chuyện này. Mỗi khi tôi nghịch bị kiến đốt là tôi lại thấy rất căm thù “Mỹ – Ngụy”.
140128003Những câu chuyện thời trẻ con tương tự như vậy đã in đậm trong suy nghĩ của tôi. Tôi căm thù “Mỹ – Ngụy” đã giết chết những người thân của tôi cùng bao nhiêu đồng bào khác nữa.
Cho tới năm 1981, lúc này tôi đã 10 tuổi, tôi được bố tôi đưa vào Sài Gòn thăm gia đình bác ruột tôi. Người anh này của bố tôi đã bỏ xứ ra đi từ bao giờ tôi không rõ. Bác tôi đã lấy vợ sinh con, và sống tại Sài Gòn. Bác tôi có một người con lớn. Trước năm 1975 anh ấy học trong một trường sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Sau khi Miền Nam thất trận, anh bị bắt đi “học tập cải tạo”. May nhờ bố tôi làm giấy tờ xác nhận gia đình tôi là gia đình “có công cách mạng” nên anh được rút ngắn thời gian cải tạo. Năm 1981 khi tôi vào Nam thì bác tôi đã qua đời. Anh trai cả của bác là người đón tiếp chúng tôi.

Phiên tòa phúc thẩm Luật sư Lê Quốc Quân sẽ diễn ra vào ngày 18.02.2014

Sài Gòn – Ngày 18.02.2014, lúc 8 giờ sáng, sẽ diễn ra phiên tòa phúc thẩm của Luật sư Lê Quốc Quân. Tòa án Nhân dân Tối cao Hà Nội đã gửi giấy báo cho Luật sư Hà Huy Sơn, luật sư bào chữa cho Luật sư Quân.
Tòa án Nhân dân Tối cao Hà Nội gửi thông báo số 392/ 2014/ PT do thẩm phán Nguyễn Văn Sơn ký, vào ngày 22.01.2014, với nội dung: “Đúng 8 giờ 00 phút ngày 18.02.2014, tại phòng xét xử II – Trụ sở Tòa Phúc thẩm Tòa án Nhân dân tối cao tại Hà Nội, Tòa phúc thẩm Tòa án Nhân dân tối cao tại Hà Nội sẽ đưa ra xét xử phúc thẩm vụ án Lê Quốc Quân phạm tội “trốn thuế”.”
Ls. Lê Quốc Quân
Ls. Lê Quốc Quân
Vào ngày 21.01 vừa qua, gia đình Luật sư Quân đi thăm nuôi ông. Trong chuyến thăm nuôi này, ông Lê Quốc Quyết, em trai Ls Quân cho biết: “Sức khỏe của anh [Quân] tốt. Sau khi xử xong phiên tòa sơ thẩm, họ nhốt anh [Quân] trong căn phòng có tất cả 24 người, hơn một nửa là những người nghiện ngập. Anh Quân được đọc báo Nhân Dân và báo An Ninh, nhưng sách và Kinh Thánh thì họ vẫn không cho người nhà gửi vào. Gia đình được gửi nước sạch vào cho anh [Quân], mỗi tuần được 15 chai, mỗi chai có dung tích 500ml. Các nhu yếu phẩm phải mua ở trại nhưng giá cả thì rất đắt.”
Xin nhắc lại, vào năm ngoái, phiên tòa sơ thẩm Luật sư Quân theo dự kiến xảy ra vào ngày 09.07.2013, nhưng đã bị hoãn lại với lý do bà thẩm phán Lê Thị Hợp bị bệnh. Sau đó, hơn 2 tháng sau phiên tòa sơ thẩm Luật sư Quân mới được tái tục.

Thái Hà lại bị công an sách nhiễu

Hà Nội - Vào khoảng 10g sáng nay gần 20 công an Quận Đống Đa và phường Quang Trung mặc sắc phục và thường phục kéo tới cổng nhà thờ Thái Hà gây náo loạn cả khu phố. Một số bà con giáo dân và lương dân gần đó không hiểu chuyện gì đang xảy ra.
Khi mọi người kéo tới thì mới biết là phía công an họ đang lập biên bản và tịch thu toàn bộ dàn giáo cũng như bảng pano chúc mừng năm mới của giáo xứ Thái Hà được treo ở phía cuối cổng nhà thờ.
Sau khi phía công an lập biên bản xong không có ai ký nhận. Họ đã tự động rút lui. Khu phố lại trở nên bình yên.
Đây là một hành động rất đê hèn của nhà cầm quyền Hà Nội sử dụng với giáo xứ Thái Hà. Yêu cầu nhà cầm quyền Hà Nội trao trả lại ngay cho giáo xứ Thái Hà toàn bộ số dàn giáo cũng như tấm pano đã bị tịch thu để bà con giáo dân đón tết được vui vẻ.
Panô chúc mừng năm mới của giáo xứ Thái Hà bị gỡ xuống
Panô chúc mừng năm mới của giáo xứ Thái Hà bị gỡ xuống

Dàn giáo của giáo xứ bị tịch thu
Dàn giáo của giáo xứ bị tịch thu

Công an mặc sắc phục và thường phục đến trấn áp.
Công an mặc sắc phục và thường phục đến trấn áp.

Dominic Tú, VRNs

Thánh tích chứa bửu huyết của ĐGH Gioan Phaolô II bị đánh cắp.



Tin của BBC cho biết thánh tich có chứa bông gòn thấm bửu huyết của đức thánh Giáo Hoàng Gioan II đã bị đánh cắp.


Hộp chứa bửu huyết của ĐGH Gioan Phaolô II

Theo tin kẻ trộm đã lấy đi lấy thánh tích mà không lấy hộp sưu tập chứa thánh tích. 
Hiện nay cảnh sát Ý đang truy lùng kẻ đánh cắp thánh tích.

Cuối tuần qua kẻ gian đã phá song sắt an ninh gắn ngoài cửa sổ rồi chui vào nhà nguyện có tên là San Pietro della Ienca nằm ở một vị trí biệt lập ở vùng núi của khu vực Abruzzo . Nhà nguyện này là nơi đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II có nhiều kỷ niệm, Ngài hay lui tới nơi này để nghỉ ngơi. Do vậy, sau khi Ngài qua đời, bí thư của ĐGH mà hiện nay là Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz đã đến nơi này xin để thánh tích của ĐGH Gioan Phaolô II.

Ông Franca Corrieri, thành viên của hiệp hội văn hóa yểm trợ nhà nguyên San Pietro tuyên bố với BBC :

Chúng tôi rất bất mãn với kẻ gian. Chúng tôi không thể hiểu được kẻ nào có thể làm được điều này”.

Được biết có ba nơi trên thế giới lưu trữ thánh tích bửu huyết của ĐGH Gioan Phaolô II mà một trong ba nơi đó là nhà nguyện St. Pietro Della Lenca.

Nguyễn Long Thao 
VietCatholic

THOMAS AQUINAS – Tiến Sĩ Khiêm Nhường


Thánh Thomas Aquinas (Toma Aquino, 1225–1274) là phát ngôn viên xuất sắc của truyền thống Công giáo về Tín lý và Mặc khải. Ngài là 1 trong 4 thầy dạy vĩ đại của Giáo hội Công giáo thời Trung cổ (3 vị kia là Alexandre Hales, Albert Cả và Bonaventura), Ngài được tôn vinh là Tiến sĩ Giáo hội và Tiến sĩ Thiên thần. Thomas thông thái xuất chúng nhưng rất khiêm nhường.
Thomas Aquinas chào đời vào mùa xuân năm 1225 tại Rocca-secca, gần Aquino, một thị trấn ở miền Nam nước Ý. Thomas là con trai thứ ba trong một gia đình vị vọng: Ông bà Bá Tước Landolfo và Theodora.
Lúc 5 tuổi (1230), Thomas được song thân gửi vào Đan viện Biển Đức tại Cassino để thụ huấn. Song thân của Thomas hy vọng con trai sẽ trở thành Tu viện trưởng của Đan viện này, vì điều đó sẽ làm cho ảnh hưởng của thân phụ lan rộng hơn, và để làm vẻ vang dòng dõi quý tộc. Nhưng năm 1235, Thomas phải rời Đan viện vì có sự tranh chấp giữa thần quyền và thế quyền, trong đó có sự tham dự của các vị lãnh đạo thành Aquino. Là con vị lãnh chúa vùng Aquinas thuộc hoàng tộc Hohenstanfen nhưng Thomas không thích thế quyền.
Năm 1239, Thomas bắt đầu theo học tại phân khoa nghệ thuật Đại học Neapoli, và tốt nghiệp năm 1244, lúc đó Thomas vừa tròn 19 tuổi. Tại đây, ngài rất say mê triết học của Aristote. Cũng chính thời gian này Thomas khám phá ra ơn gọi tu trì.

Nơi nào có Ơn Cứu Độ ?

Nơi nào có Ơn Cứu Độ ?
“Không có ơn cứu độ ngoài Giáo hội”. Một lời khẳng định thật đáng sợ! Hẳn là bạn đã có lần nghe nói như vậy, Nhưng bạn có biết câu đó phát xuất từ đâu? Câu đó trong một lá thư của Thánh Xi-pri-a-nô (Cyprian, ) thành Alexandria.
Những người dị giáo mà Thánh Xi-pri-a-nô nói tới ở đây là những người “tuyên xưng giả dối về Đức Kitô”, nghĩa là họ mang danh “Kitô hữu” nhưng lại sống và thực hành những điều không liên quan Kitô giáo. Những người theo tà thuyết Albigensian (*) uống thuốc bột để “tự giết mình chết dần” (slow suicide) vì danh Đức Kitô, họ cho rằng các bí tích từ con người chứ không bởi Đức Kitô. Thật ra người ta không thể tự tử “vì Đức Kitô” vì Đức Kitô không muốn ai tự tử. Người ta không thể từ chối giá trị của bí tích “nhân danh Đức Kitô” vì các bí tích của Đức Kitô đều có giá trị.