LTCGVN (29.06.2012) - Vũng Tàu – Như tin chúng tôi đã đưa, công dân mạng ở Sài Gòn và Hà Nội đang rộn ràng, bàn tán sôi nổi về cuộc biểu tình ngày 01.07.2012. Đây là sự kiện sau 13 tháng, lần đầu tiên dân Sài Gòn biểu tình diễn tả lòng yêu nước của mình.
Mới đây, chị Bùi Hằng đã công bố trên trang blog cá nhân Thư ngỏ gởi công an an ninh về cuộc biểu tình ngày 01.07.2012, VRNs xin giới thiệu toàn văn thư này.
————–
Kính gửi: Cơ quan công an, an ninh Việt Nam.
Tôi: Bùi Thị Minh Hằng – tù nhân lương tâm, công dân phường 4, TP. Vũng Tàu. Địa chỉ: 106 Lê Hồng Phong, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Là một công dân từng bị chính quyền Hà Nội cưỡng ép đưa vào trại phục hồi nhân phẩm vì tham gia biểu tình chống sự bành trướng của Trung Quốc năm 2011, đứng trước lời kêu gọi biểu tình phản đối Trung Quốc thành lập thành phố “Tam Sa” (cho thấy dã tâm thôn tính 80% lãnh hải nước ta), nay, tôi có vài lời muốn nhắn nhủ với lực lượng công an, an ninh Việt Nam.
Là một công dân từng bị chính quyền Hà Nội cưỡng ép đưa vào trại phục hồi nhân phẩm vì tham gia biểu tình chống sự bành trướng của Trung Quốc năm 2011, đứng trước lời kêu gọi biểu tình phản đối Trung Quốc thành lập thành phố “Tam Sa” (cho thấy dã tâm thôn tính 80% lãnh hải nước ta), nay, tôi có vài lời muốn nhắn nhủ với lực lượng công an, an ninh Việt Nam.
Việc biểu tình chống Trung Quốc là một trong những quyền của công dân được Hiến pháp công nhận tại điều 69 “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.” Thế nhưng thực tế cho thấy từ trước đến nay lực lượng công an, an ninh, dân phòng đã luôn thẳng tay đàn áp, ngăn chặn những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc bằng nhiều thủ đoạn. Những người tham gia biểu tình bị bắt giữ, đàn áp, đánh đập, thậm chí là bị đưa đi trại phục hồi nhân phẩm. Chính quyền luôn xem những người biểu tình như một thế lực thù địch. Việc an ninh, công an bắt giữ những người đi biểu tình chống Trung Quốc là hoàn toàn trái pháp luật, vi phạm điều 123 Bộ Luật hình sự về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật:
1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người thi hành công vụ;
d) Phạm tội nhiều lần;
đ) Đối với nhiều người.
3. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.” Hình ảnh những người công an, an ninh đàn áp người dân biểu tình chống Trung Quốc vô hình chung tạo cho người dân cảm thấy hoang mang, lo sợ, không dám bày tỏ lòng yêu nước, bên cạnh đó, người dân có cái nhìn không mấy thiện cảm về lực lượng công an, an ninh.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người thi hành công vụ;
d) Phạm tội nhiều lần;
đ) Đối với nhiều người.
3. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.” Hình ảnh những người công an, an ninh đàn áp người dân biểu tình chống Trung Quốc vô hình chung tạo cho người dân cảm thấy hoang mang, lo sợ, không dám bày tỏ lòng yêu nước, bên cạnh đó, người dân có cái nhìn không mấy thiện cảm về lực lượng công an, an ninh.
Điều này vô tình tạo hố sâu ngăn cách giữa nhân dân với nhà nước, đẩy người dân từ căm thù giặc ngoại xâm sang tức giận với chính sách HÈN VỚI GIẶC, ÁC VỚI DÂN của nhà nước.
Về mặt ngoại giao, Việt Nam đang có nguyện vọng muốn mua một số lượng lớn vũ khí sát thương của Mỹ nhưng phía Mỹ sẽ đồng ý trợ giúp với điều kiện Việt Nam phải cải thiện về vấn đề nhân quyền. Vậy việc an ninh đàn áp người dân biểu tình sẽ gây cái nhìn xấu cho Thế giới về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, ảnh hưởng lớn đến chính sách ngoại giao của nhà nước.
Trong một cuộc thăm dò dư luận về những chuyện đàn áp biểu tình năm 2011, bà Nguyễn Thị Bình – nguyên Phó Chủ tịch nước cũng phản đối việc công an đàn áp biểu tình, bà ấy nói: “Nếu như khi cần, Đảng và nhà nước còn phải huy động dân chúng xuống đường biểu tình với số lượng lớn để thể hiện và biểu dương sức mạnh nhân dân”.
Vì những lẽ trên, về cuộc biểu tình chống Trung Quốc ngày 01/07 sắp tới, chính quyền và lực lượng an ninh, công an cần phải bảo vệ trật tự, hỗ trợ để người dân có cơ hội bày tỏ lòng yêu nước, phát huy tinh thần, truyền thống chống ngoại xâm của cha ông, đồng thời cải thiện hình ảnh an ninh, công an nhân dân Việt Nam với nhân dân trong và ngoài nước, nhận được sự đồng tình của Thế giới trên phương diện ngoại giao. Về cá nhân tôi – một người từng bị chính quyền cưỡng ép đưa đi trại phục hồi nhân phẩm vì xuống đường biểu tình chống Trung Quốc “NẾU BIỂU TÌNH YÊU NƯỚC VÀ ỦNG HỘ LUẬT BIỂN CỦA QUỐC HỘI MÀ BỊ ĐÀN ÁP THÌ BẢN THÂN TÔI VÀ NGƯỜI DÂN VIỆT NAM SẼ CHẤP NHẬN TẤT CẢ, KỂ CẢ HY SINH TÍNH MẠNG CHỨ KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN BỊ CHÀ ĐẠP NHÂN QUYỀN VÀ HẠ NHỤC NHÂN PHẨM.
Hy vọng rằng lực lượng công an- an ninh sẽ có những hành xử để người dân xích gần với chính quyền- có cơ hội thể hiện sức mạnh toàn dân bên cạnh Nhà nước.
Bùi Thị Minh Hằng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét