Tài liệu Tham khảo đặc biệt
Thứ tư, ngày 27/6/2012
TTXVN (Niu Yoóc 25/6)
Sau một thập kỷ sa lầy ở Trung Đông, Mỹ đang điều chỉnh chính sách quốc phòng, hướng về châu Á. Dù không khẳng định rõ ràng sự thay đổi này, nhưng Mỹ thừa nhận sự cần thiết phải tăng cường sự hiện diện của mình tại khu vực. Tuy nhiên, theo Bộ phận phân tích và tư vấn kinh tế (EIU), do chiến lược tái cân bằng này diễn ra vào thời điểm ngân sách quốc phòng của Mỹ bị cắt giảm và những căng thẳng liên quan đến chủ quyền ở Biển Đông tăng cao, nên việc triển khai trở nên phức tạp và khó khăn hơn. EIU cũng cho rằng dù sự hiện diện rõ ràng hơn của Mỹ tại khu vực sẽ làm thay đổi cơ bản cuộc chơi tại Biển Đông, nhưng trong ngắn hạn khó có thể đạt được một giải pháp mang tính ràng buộc cho tranh chấp này.
Chính sách hướng về châu Á của Mỹ lần đầu tiên được hé mở cách đây 2 năm trong chuyến thăm Hà Nội của Ngoại trưởng Hillary Clinton và được Tổng thống Barack Obama khẳng định chính thức khi ông thực hiện chuyến công du châu Á tháng 11/2011. Chính sách này hiện là nền tảng trong chính sách đối ngoại của Obama và phản ánh sự thừa nhận trong Chính phủ Mỹ rằng sự cân bằng quyền lực ở châu Á đã bị lung lay trong thời gian Mỹ bị cuốn vào 2 cuộc chiến ở Irắc và Ápganixtan. Một số chi tiết về cách thức triển khai chính sách hướng Đông này của Mỹ đã được đề cập vào tháng 6 vừa qua khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta toi thăm một số nước trong khu vực.
Ông Panetta đã tiết lộ rằng Lầu Năm Góc sẽ triển khai lực lượng một cách hợp lý và linh hoạt hơn ở châu Á so với trước đây. Con số mà ông Panetta đề cập – tới năm 2020, Mỹ sẽ bố trí 60% số tàu chiến ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, không phải là sự thay đổi lớn trong điêu chỉnh chính sách lần này của Mỹ vì thực tế Mỹ đã bố trí 50% lượng tàu chiến ở khu vực này. Thực tế, sự điều chỉnh có ý nghĩa hơn cả là việc chuyên bố trí quân Mỹ tại những căn cứ quân sự thường trực và đắt đỏ trên đất liền ở châu Á sang chiến lược: luân chuyển quân thường xuyên qua các cảng khác nhau ở khu vực. Đây sẽ là lựa chọn ít tốn kém hơn nhưng cũng đòi hỏi sự hợp tác cao hơn từ các nước chủ nhà ở châu Á. Chắc chắn rằng, có những nhân tố trong chuyến công du của ông Panetta nhấn mạnh tới một giải pháp toàn diện và mềm mỏng hơn. Tại Xinhgapo, ông gợi mở mong muốn của Mỹ muốn nâng cấp lực lượng quân sự của tất cả các đối tác, bao gồm cả Mianma. Tuyên bố này không chỉ đáp lại những thay đổi chính trị nhanh chóng của Mianma thời gian qua mà còn xuất phát từ chính lợi ích của Mỹ. Ngoài ra, Mỹ cũng bày tỏ sự tôn trọng với 2 đối tác vốn ngoài vòng ảnh hưởng truyền thống của nước này ở châu Á là Ấn Độ và Việt Nam.
Ông Panetta đã thăm cảng Cam Ranh ở miền Nam Việt Nam, một địa danh mang tính biểu tượng cao. Cảng nước sâu này đã từng được Pháp, Nhật Bản, Mỹ và Liên Xô sử dụng trong thế kỷ 20. Trong chuyến thăm này, ông Panetta đã cam kết rằng Mỹ sẽ hỗ trợ Việt Nam trong “những vẩn đề biển quan trọng”. Chính phủ Việt Nam luôn chào đón sự quan tâm nhiều hơn của Mỹ vào khu vực và trước hết muốn Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ không thúc đẩy quá mạnh mẽ để Mỹ dỡ bỏ lệnh này mà mong rằng sự hiện diện lớn hơn của Mỹ ở châu Á có thể giúp giải quyết những vấn đề lâu dài và phúc tạp nhất của đất nước này: tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
Thuần hóa được rồng?
Trong suốt chuyến công du châu Á của mình, ông Panetta tìm cách thoái thác hoặc phủ nhận những nhận định rằng chính sách quốc phòng mới của Mỹ là nhằm vào Trung Quốc khi sức mạnh kinh tế, quân sự của cường quốc này đang tăng lên nhanh chóng những năm gần đây. Cùng với 2 thập kỷ tăng liên tục ở mức 2 con số ngân sách quốc phòng và sự quyết đoán hơn của Trung Quốc khi theo đuổi các tuyên bố chủ quyền biển đảo đã dẫn tới những thời kỳ đỉnh điểm căng thẳng nghiêm trọng và thường xuyên hơn ở Biển Đông trong 5 năm qua. Những tuyên bố chủ quyền biển đảo của Trung Quốc, Đài Loan, Philíppin, Malaixia, Việt Nam và Brunây chồng chéo lẫn nhau đã biến khu vực này trở thành điểm có nguy cơ bùng phát xung đột của thế giới. Mỹ sẽ phải lèo lái thận trọng nếu nước này không muốn vướng vào những khó khăn lớn về ngoại giao. Chi tiết của chính sách này chưa được nêu cụ thể, nhưng về cơ bản Mỹ có thể khuyến khích tự do hàng hải ở Biển Đông theo luật biển quốc tế. Chính sách này nghe có vẻ thân thiện nhưng sẽ làm Trung Quốc khó chịu khi quốc gia này yêu cầu các quốc gia khác phải xin phép nếu muốn tiến hành các hoạt động hải quân trong vùng lãnh hải mà Trung Quốc coi là của mình.
Chắc chắn rằng sự hiện diện lớn hơn của Mỹ ở châu Á sẽ làm gia tăng căng thẳng với Trung Quốc. Theo cách nhìn của người Trung Quốc, chính sách hướng Đông của Mỹ thể hiện rằng Mỹ đang tìm cách bao vây nước này thông qua các đồng minh và nỗ lực thiết lập chương trình nghị sự cho nền chính trị khu vực. Điều này có thể dẫn tới thái độ đối đầu hơn của cường quốc châu Á này ở châu Á. Lo ngại điều này, Mỹ đã nỗ lực thiết lập các kênh tiếp cận, trong đó bao gồm kênh liên lạc giữa quân đội hai nước nhằm ngăn chặn những đụng độ nhỏ hoặc những hiểu lầm có thể làm leo thang khủng hoảng quân sự hoặc ngoại giao. Tuy nhiên, Mỹ cũng thấy rằng Trung Quốc không phải là một đối tác thiện chí.
Các mối quan hệ của Mỹ với các đồng minh hiện tại và các đối tác tiềm năng có thể gặp nhiều khó khăn, nhất là trong bối cảnh ngân sách quốc phòng bị cắt giảm. 8000 binh sĩ Mỹ đóng tại Okinawa, Nhật Bản đã phải rút quân và thêm nhiều đợt rút quân nữa ở châu Á có thể tạo nghi ngờ về sự thiếu cam kết của Mỹ khi sức mạnh quân sự thường đi đối với số lượng binh sĩ. Thách thức của ông Panetta vì vậy sẽ phải triển khai lực lượng quân sự một cách hợp lý hơn như ông đã hứa.
Sức mạnh ở con số
Đối với khu vực Biển Đông, sự hiện diện lớn hơn của Mỹ sẽ làm thay đổi đáng kể cán cân quyền lực. Trung Quốc từ lâu vẫn muốn giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán song phương để tận dụng lợi thế sức mạnh – chính trị và ngoại giao của mình. Việt Nam và Philíppin kiên quyết phản đối yêu cầu này và muốn giải quyết vấn đề thông qua đàm phán đa phương. Chính sách hướng Đông của Lầu Năm Góc đồng nghĩa với việc những thỏa thuận song phương đang đạt được sẽ yếu đi khi các quốc gia châu Á nhỏ bé nhận được khích lệ từ sự tăng cường hiện diện của Mỹ. Tuy nhiên, nó khó mang lại hy vọng cho một giải pháp lâu dài trọng giai quyết các tranh chấp lãnh thổ khi Trung Quốc cũng có thể trở nên cực đoan hơn để chống lại sự can sự mạnh hơn của Mỹ ở châu Á. Hơn nữa, sự hiện diện mạnh mẽ hơn của Mỹ cũng không làm giảm tác động từ các biện pháp trả đũa truyền thống của Trung Quốc dưới hình thức: áp đặt trừng phạt kinh tế đối với những quốc gia vi phạm./.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét