Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012

“Cạm bẫy” nào trong thời khắc ngặt nghèo của đất nươc?



“Cạm bẫy” nào trong thời khắc ngặt nghèo của đất nươc?

BBT Nữ Vương Công Lý nhận được bài viết của nhà nghiên cứu xã hội Hồ học – Trần Trung Luận nhận định về tình hình xã hội Việt Nam, nhất là một số ý kiến gây tranh cãi và những biến động trong giai đoạn vừa qua. Nữ Vương Công Lý xin đăng bài viết để bạn đọc có ý kiến, góp ý.
Những quan điểm của tác giả không nhất thiết phản ánh quan điểm của Nữ Vương Công Lý.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về nuvuongcongly@gmail.com. Xin cảm ơn quý vị độc giả.

Sau việc  “Dự báo Nhâm Thìn: Động loạn xã hội, khởi đầu giai đoạn “lịch sử sang trang”!, (xin các bạn đọc kỹ lại bài này) chúng tôi chăm chú quan sát, đến lúc này có thể nói là về cơ bản, diễn biến trong 6 tháng đầu năm vẫn đang nằm trong lô-gíc dự báo “huyền dịch”  của chúng tôi.
Tuy nhiên một sự kiện thoạt nhìn có vẻ đơn giản, đó là việc ông Lê Thăng Long mãn hạn tù, cùng đó là phong trào “Con Đường Việt Nam” được phát động đã trở thành sự kiện nặng nề và khá phức tạp trên hệ thống truyền thông mạng.

Đây cũng là một con đường Việt Nam đã đi qua
Cách phát động phong trào là: trả lời phỏng vấn, loan tải tài liệu, gửi thư mời tham gia trên mạng internet… nghĩa là cách phát động cũng đơn giản. Và sự kiện có lẽ sẽ là đơn giản nếu những người có tên trong danh sách mời cũng đơn giản là nghiên cứu rồi đồng ý hay không đồng ý tham gia, và đơn giản hơn nữa là không trả lời nếu không thích việc đó (như là không biết tới).
Điều không bình thường là một số người có tên trong danh sách mời tham gia bỗng có thái độ gay gắt, phẫn nộ một cách rất quá đáng… tập trung vào những   hiện tượng chưa được rõ ràng, chưa đầy đủ thuộc về các yếu tố kỹ thuật của một phong trào như: thân thế chính trị của người phát động (ông Lê Thăng Long) hệ thống tài liệu cần thiết, cách thức, thời điểm phát động… và đặc biệt đầu mối để trở nên phức tạp chính là danh sách mời tham gia.

Đây thực sự là một "Cạm bẫy" mà cả đất nước đã mắc vào không gỡ được
Phản ứng chung coi đây  là “cạm bẫy” nào đấy? của một “Lê Thăng Long” nào đấy? và chỉ cần thế là đủ lý do để xỉ nhục, diễu cợt, bôi bẩn một sự việc… và cũng chỉ để thể hiện là mình sạch sẽ, mình khôn ngoan, mình vô tội… đau lòng là chính những lời đao to búa lớn nhất lại xuất phát từ những văn nhân, trí thức, nhân sĩ…  lực lượng tiến bộ nhất của đất nước, lực lượng mà dân tộc, quốc gia nào cũng phải trông cậy vào trong những thời điểm ngặt nghèo của lịch sử.
Bên cạnh đó cũng đã một số người phân tích mổ xẻ sự kiện, góp ý công khai, nghiêm túc… chúng tôi cho rằng thế là đủ. Chúng tôi chỉ bình luận, đi sâu  thêm vào não trạng của những văn nhân, trí thức… đã lớn tiếng vừa rồi. Việc của chúng tôi là quan sát, dự báo, bình luận.
Ở đây chúng tôi nghi ngờ những  lý do cho rằng: lo sợ “Con Đường Việt Nam” là  một ”cạm bẫy” nên cách tiếp cận, phản ứng  sẽ phải là như đã diễn ra?
Lý do này không thoả đáng.

Những giọt nước mắt của người chịu trách nhiệm sau khi hàng trăm ngàn người đã bị giết trong cải cách ruộng đất ở Miền Bắc
Hãy cùng nhìn lại để thấy dân tộc Việt Nam đã bị kìm hãm, đầy đoạ  hơn nửa thế kỷ qua  trong một “cạm bẫy”  khủng khiếp là “con đường đảng và bác hồ kính yêu đã lựa chọn”với bao nhiêu những “cạm bẫy” khác như:“tam vô nhị các”*, “trí, phú, địa, hào, đào tận gốc”, “cải cách ruộng đất”, “hợp tác hoá nông nghiệp”, “giải phóng miền nam”, “cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh” v.v… và giờ đây với cái gọi là “nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN” vừa vô lý và ngu xuẩn về lý luận, độc ác khốn nạn trên thực tế… rồi cái phương châm  “4 tốt, 16 chữ vàng” trong quan hệ với Trung Quốc đã đẩy vị thế quốc gia xuống dưới bàn chân của bá quyền Đại Hán…

Con đường do Đảng Cộng sản đang dẫn đất nước Việt Nam
Thế thì “Con Đường Việt Nam” nếu thực sự là “cạm bẫy” thì cũng không đáng sợ đến thế lúc này. Chẳng lẽ  tránh cái “cạm bẫy” đơn giản này để rồi lại quay lại, để được tồn tại  sạch sẽ, khôn ngoan, vô tội… trong cái “cạm bẫy” khủng khiếp mà cả dân tộc đã sập bẫy kia?
Lại nữa  nếu cho là “con đường việt nam” và với riêng lý lịch chính trị của người phát động phong trào (Lê Thăng Long) còn mơ hồ, chung chung  có những điểm chưa được giải thích ở mức cần thiết  (nhưng lo-gich, không mâu thuẫn) cũng là những dấu chỉ để xác định đây là “cạm bẫy”. Thế thì biết bao nhiêu mờ tối, khuất tất trong cuộc đời và đường lối chính trị của Nguyễn Ái Quốc mà nửa dân tộc này vẫn suy tôn là” Chủ Tịch Hồ Chí Minh Vĩ Đại” là  “Bác Hồ Kính Yêu” là “Cha Già Dân Tộc”? thì sao? Lý do này cũng chưa thoả đáng…
Vậy đâu là sự thật trong não trạng của những văn nhân, trí thức, nhân sĩ… phẫn nộ lớn tiếng này?
Đức Phật dạy “chớ nhầm ngón tay chỉ mặt trăng là mặt trăng”!  và 25 thế kỷ qua người ta luôn hiểu là “đừng nhầm phương tiện với đích đến”.
Không phải thế! Đến đứa trẻ con lên ba cũng không nhầm ngón tay chỉ quả chuối là quả chuối để rồi cho vào miệng… Đức Phật đơn giản thế ư? tầm thường thế ư? Đức Phật đã dạy gì vậy? đúng ra là Ngài đã phải muốn dạy rằng: “chớ nhầm cái mặt trăng (mà ngón tay chỉ đến là mặt trăng”. Hiểu nôm na là chớ nhầm cái chúng ta (cái tôi) nhận thấy là chính nó. Rõ hơn là: Chớ nhầm biểu hiện mà cái tôi nhận thấy là bản chất. (Bởi vì: nhất bản tán vạn thù – một bản chất vô vàn biểu hiện).
Đặt vào trường hợp cụ thể đang bàn về “cạm bẫy”.  Đức Phật sẽ dạy là: chớ nhầm “cạm bẫy” ta thấy là “cạm bẫy” … Thế thì “cạm bẫy” là ở ngay trong cái tư duy đầy “cạm bẫy” của những  văn nhân, trí thức, nhân sĩ… phẫn nộ lớn tiếng này. Nó chính là  tầm vóc não trạng của khá nhiều trí thức Việt Nam vốn xuất thân lập nghiệp, thành danh trong nhà nước độc tài đảng trị. Và nôm na như cách nói của người Việt là  “suy bụng ta ra bụng người”.
Một hệ luỵ nhỏ của vấn đề cần đuợc xem xét thêm: nếu những “cạm bẫy” kiểu như “Con đường Việt Nam” (giả định rằng nó thật sự là cạm bẫy” ) đã khiến người ta nghi kỵ tránh né, thế thì giới cầm quyền sẽ đặt ra ở mọi ngả đường có thể những cái bẫy tương tự…sẽ là đi đâu đây? nếu không phải là một lần nữa tiếp tục sống trong “cạm bẫy” như vẫn từng.
Đất nước đang trong thời khắc nghặt nghèo nhất để vượt thoát khỏi cạm bẫy độc tài đảng trị để tiến đến một xã hội dân chủ, một nhà nước pháp quyền, một thể chế chính trị đa đảng, chắc chắn là như thế, đây là một sự thật, cái còn lại là thời gian. và cách thức, nghĩa là từ nay đến đó bất cứ biểu hiện tích cực nào đều là có lợi, đều là vốn liếng, là cơ hội cho tiến bộ phát triển.
Tới đây đất nước sẽ có biến động lớn… đòi hỏi những ai yêu tiến bộ đều phải dấn thân, đóng góp theo cách riêng của mình, nhất là giới trí thức mà chúng tôi đã xác định trong  “Dự báo Nhâm Thìn: Động loạn xã hội, khởi đầu giai đoạn “lịch sử sang trang”rằng: “trí thức tiến bộ, vẫn là nòng cốt, là cảm hứng cho những những phản kháng lớn trong năm nay”.
Điều cần thiết cho dấn thân là buông bỏ nghi kỵ, tị hiềm vốn đã ăn sâu trong tâm khảm từng người để liên hiệp lại, tạo thành diện rộng, lan toả như nước vậy. (THUỶ là đặc tính chung cho năm nay) có như thế thời vận của dân tộc mới không bị bỏ lỡ.
Chúng tôi xin dừng ở đây vì sợ đã đi xa khỏi nhiệm vụ của mình là quan sát, dự báo, bình luận.
Hồ học  – Trần Trung Luận.
Chú thích:* “Tam vô nhị các” là học thuyết cộng sản do Hồ Chi Minh vắn tắt và triển khai trước đây, đươc hiểu là:
-  Tam vô: vô gia đình + vô tôn giáo + vô tổ quốc ,
- Nhị các: các tận sở năng các thụ sở nhu. Nghĩa là: làm theo khả năng thụ hưởng theo nhu cầu .

Nguồn: NVCL

0 nhận xét:

Đăng nhận xét