Những người vẫn ''khư khư chủ trương không có Thượng Đế'' sẽ chẳng bao giờ chứng minh được rằng ''không có Ngài'' cho dù họ dựa vào những phát minh mới về Khoa học! Tại sao vậy?
- Bởi vì ''Khoa học'' (1) không phải do con người làm ra. Ví dụ: Sức đẩy của nước (định luật Archimède) không do ông ấy sáng chế vì nó đã có từ thuở ''tạo thiên, lập địa''! Càng khám phá phần nào đó ''Khoa học của Tạo Hoá'' (The Science of The Creator) qua vũ trụ, con người, bị ''giới giạn bởi thời gian và không gian'', vẫn thấy mình quá nhỏ bé và còn ''dốt'' trước ''Tri thức của Kiến trúc Sự Tuyệt Đối'' làm ra ''thiên cơ'' (then máy của Trời) mà mình không tài nào hiểu thấu được hết.
Ban đầu, đào đất, tôi tạo được một cái lỗ nhỏ. Càng đào đất ngày này qua ngày nọ, tôi không còn thấy cái lỗ, mà quanh mình lại là một ''cái hố'' rất rộng. Trong lĩnh vực Khoa Học, cũng thế! Với ''viễn vọng kính'' hiện đại, tối tân, sự hiểu biết của con người về vũ trụ chỉ là một phần ''tri thức'' quá nhỏ đến nỗi nhiều nhà nghiên cứu Khoa Học phải khẳng định rằng ''vũ trụ bao la, không cùng'' là điều chứng minh có ''Đấng Lạ Lùng'' chế ra thiên cơ. Xin đơn cử trường hợp như sau:
Ngoài mặt trời, ngôi sao ''gần chúng ta nhất'' được gọi là ''Proxima'' nằm trong ''chòm Alpha Nhân Mã'' (Alpha du Centaure), cách chúng ta chừng 41.000 tỷ cây số! Các nhà thiên văn phải ''tính gọn'' khoảng cách ấy bằng ''năm ánh sáng'' (l'année lumière)! Mà vận tốc của ánh sáng trong mỗi giây là 300.000 cây số! Vậy, trong một năm, ánh sáng đi được là 9.500 tỷ cây số. Muốn ''bay'' nhanh bằng ánh sáng để lên tới sao Proxima, tôi phải mất 4 năm và 3 tháng!
Quả Đất là hành tinh trong thái dương hệ (solar system) gồm có: Mercure, Venus, Terre, Mars, Jupiter, Saturne, Uranus (được khám phá năm 1781), Neptune (năm 1846) et Pluton (năm 1930). Thái dương hệ lại nằm trong ''Giải Ngân Hà'' (Voie Lactée / Milky Way / Galaxy) có chừng 200 tỷ (200.000.000.000) ngôi sao! Các nhà thiên văn chỉ mới khám phá được chừng 100 tỷ Ngân Hà trong một phần ''nhỏ'' của vũ trụ bao la! Cho nên có ''chiêm tinh gia'' nọ phát biểu và đặt câu hỏi như sau: ''Mới khám phá ngần ấy về vũ trụ bằng viễn vọng kính tương đối, mà tôi đã chóng mặt. Vậy, nên thư giãn tí xíu bằng cách tính kích thước ngắm được, thật kinh hoàng của Vũ Trụ, theo tỷ lệ khiêm tốn của loài người! Phải chăng số ngân hà trong Vũ Trụ nhiều hơn cát trên Địa Cầu?''
Big Bang (Sự Bùng Nổ Lớn: Gigantesque Explosion) không phải là chân lý (2), mà chỉ là giả thuyết thuần tuý siêu hình (une pure hypothèse métaphysique) bắt nguồn từ Cựu Ước nói về việc Sáng Thế từ hư vô (La création ex nihilo: Creation out of nothing) do Quyền Năng của Thiên Chúa. Chẳng chứng minh được rằng ''không có Thượng Đế'', còn dè dặt vì lý do này, lý do kia, một số nhà nghiên cứu Khoa Học bèn phát biểu: ''Do không thể thấy Vũ Trụ ra sao trước Big Bang, chúng ta cũng chẳng biết được điều gì trong giai đoạn ấy. Nhưng một số lý thuyết cho rằng có thể Vũ Trụ của chúng ta 'chào đời giữa lòng Vũ Trụ khác' đã có trước (préexistant).''
Như vậy, xét cho cùng, khái niệm ''Vũ Trụ đã có trước'' không phải là thiên cơ hữu hình, mà là ''Đấng Vô Hình, Toàn Năng, Tuyệt Đối, Toàn Tri, Toàn Hảo...'' Ngài có trước thời gian và không gian, tức Đấng Tự Hữu (The Self-Existing) chính là Thượng Đế. Cựu Ước đã nói ngắn gọn về việc Ngài khởi sự tạo dựng vũ trụ như sau:
''Ban đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời và đất. Ðất còn trống không, mông quạnh, bóng tối bao trùm vực thẳm, và Thần Khí Thiên Chúa là là trên mặt nước. Và Thiên Chúa phán: "Hãy có ánh sáng." Và có ánh sáng. Và Thiên Chúa thấy rằng ánh sáng tốt đẹp, và Thiên Chúa phân tách ánh sáng ra khỏi bóng tối. Và Thiên Chúa gọi ánh sáng là ngày, bóng tối là đêm. Đã có buổi chiều và buổi sáng: ngày thứ nhất.'' (Sáng Thế Ký 1,1-5)
Gottfried Wilhelm Leibniz, nhà Toán học, Triết gia Đức phát biểu: ''Thượng Đế tính toán, sử dụng ý tưởng của Ngài, cho nên thế giới đã được tạo thành. Trước hết mọi sự, Thượng Đế là Vị tính toán vĩ đại, Nhà luận lý vĩnh hằng.'' (Dieu calcule, il exerce sa pensée, et le monde est créé. Dieu est avant tout le grand Calculateur et l’éternel Logicien.)
Ông ta còn nói: ''Không có gì chẳng có gì mà không có lý do.'' (Rien n’a rien sans raison.) Câu ấy phải được hiểu như thế này: Mọi sự đều có nguyên nhân. Nhưng Thiên Chúa không phải là ''sự, cái gì'' vì Ngài là Nguyên Nhân của mọi sự, mọi loài, tức Đầu Hết, là Alpha bởi vì, trước chữ Alpha của mẫu tự Hylạp, không có chữ nào cả!
''Tên đao phủ'' Saulô đi lùng người tôn thờ Chúa Giêsu, đã được Ngài cho mù mắt để sáng lại, trở thành ''Thánh Phaolô'' đã cảnh cáo hạng người tưởng mình là trí thức, nhưng vẫn mê muội như sau: ''Vì những gì thiên hạ có thể biết về Thiên Chúa thì đã được mạc khải cho họ. Từ thuở tạo thành vũ trụ, những việc tốt lành của Ngài mà mắt người đời không thấy được, tức là Quyền Năng vĩnh cữu và Thần Tính của Ngài. Do đó, họ vô phương chạy tội. Vì đã biết Thiên Chúa, nhưng họ không tôn vinh Ngài là Thiên Chúa và cảm tạ Ngài. Trái lại, họ suy luận lầm lạc và tâm trí ngu si của họ trở thành tối tăm. Họ tự khoe là khôn ngoan, nhưng đã trở nên điên rồ.'' (Rm 1,19-22)
Thật vậy, nhìn cái ''máy vũ trụ'' quá lạ lùng, vượt sức tưởng tượng của mình là thọ tạo hữu hạn, ai cònngoan cố, còn tự cao và còn không tin có Thượng Đế thì người ấy cũng nên làm kẻ ''điên rồ'' bằng cách lý luận rằng chiếc đồng hồ đeo tay chẳng có người nào làm ra!
--------------------
1. Chữ ''science'' là cách biến âm của từ Latinh ''scientia'' vốn là danh từ của động từ ''scire'' (savoir; know)! Theo Cựu Ước bằng tiếng Pháp, chữ ''science'' trong thành ngữ ''l'arbre de la science du bien et du mal'' là ''cây biết điều lành và sự dữ''. Như vậy, chữ ''science'' đồng nghĩa với ''connaissance; knowledge''. Cây ấy ở Vườn Eden là biểu tượng nhắc Adam-Eva nhớ Lời của Thượng Đế là Đấng Toàn Tri. ''Cây'' gậy của Mosê đập đá để lấy nước nuôi Dân Chúa khỏi chết khát trong sa mạc. ''Cây'' Vườn Eden đã biến loài người trở thành nô lệ của Satan! Nhưng ''Cây'' Thập Giá giúp loài người đè đầu NÓ!
2. Bài khác sẽ nói về Big Bang.
Đức Quốc, 27 và 28.5.2012, Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống,
ban Ơn cho Kitô hữu mạnh dạn tuyên xưng Đức Tin
Đaminh Phan Văn Phước
0 nhận xét:
Đăng nhận xét