LTCGVN (20.04.2013) – AD2000 – Sức mạnh của âm nhạc và ca khúc ở trong mỗi con người, trong khi nắm bắt điều tưởng tượng từ mọi khoảnh khắc của thế giới. Khi đứa bé khóc, người mẹ hoặc người cha sẽ vỗ về, âu yếm và dỗ dành nó – thường là thành công.
Cả nhạc đạo và nhạc đời, lịch sử có đầy các ví dụ về sức mạnh của âm nhạc và ca khúc. Từ đó, Công đồng Vatican II đã chú trọng vai trò xứng đáng của âm nhạc trong Phụng vụ.
Năm 1745, Flora Macdonald (1722-1790) hẳn sẽ không bao giờ biết có một ngày bà đi vào lịch sử bằng cách chuyên chở một hành khách hoàng gia vượt biển tới Skye.
Năm 1745, quân đội Công giáo tin tưởng quy tụ phía sau vua Charles Edward Stuart (1720-1788) – “Bonnie Prince Charlie”. Tuy nhiên, cuối cùng họ đành chịu thua tại Culloden, và nói với hoàng tử: “Hoàng tử sẽ không trở lại chứ?”.
Bài hát Giáng sinh
Cùng năm đó, John Francis Wade (1711-1786) – một tín hữu Công giáo, và Jacobite – một thầy dạy nhạc có tài, đã quyết định chạy trốn cuộc bách hại tôn giáo ở Anh quốc, và đến vùng duyên hải ở Pháp quốc, cuối cùng định cư tại TP Douai (Pháp quốc).
Trong một thời gian ngắn, Wade trở thành một trong nhiều người trí thức đã quy tụ tại trường English College của TP Douai, một pháo đài của những người Công giáo bị đày ải. Khi đó, Wade đã sáng tác một trong những bài hát Giáng sinh được yêu thích nhất thế giới hồi năm 1743, đó là bài “Adeste Fideles” (Hãy đến, hỡi các tín hữu).
Ian Bradley, trong một bài báo tựa đề “Sing Choirs of Angels” (History Today, Vol 48, No 12, 1998, tr. 42), nói rằng how the original manuscript published by Wade, who was by then the plainchant scribe at Douai, has the dedication, “Regem nostrum Jacobum” và “Stuart cyphers” còn là bản thảo, cho biết rằng thánh ca (hymn) có thể được viết không chỉ là bài hát Giáng sinh (Christmas carol), mà còn là bài hùng ca (powerful anthem).
Ngày nay, bài Adeste Fideles được cả các tín đồ Tin lành và Công giáo đều hát mỗi dịp lễ Giáng sinh, mới đầu bài này tập trung mời gọi các tín hữu đến thờ lạy Vua các Thiên thần. Từ tận cõi lòng và tâm trí người ta dành cho Giáo Hội của Chúa, và với nguyên nhân chính trị mà nó được gắn liền với Giáo Hội, có một bài hát Giáng sinh thế kỷ 18 mà ngày nay có thể khiến những người vô thần dừng lại khi họ nghe thấy, hoặc có thể khiến các tín hữu rưng rưng khi nghe hát trong Thánh lễ đêm.
Như vậy âm nhạc có sức mạnh kỳ lạ, chẳng hạn bài “La Marseillaise” và “L’Internationale” đã khơi dậy phong trào cách mạng và quân đội.
Đa số chúng ta cũng có thể làm chứng bất kỳ lúc nào được nhận huy chương vàng tại Thế Vận Hội (Olympic Games). Khi nghe quốc ca của nước mình, các vận động viên rất phấn khởi – vì họ chiến thắng vì quê hương, vì dân tộc.
Tinh thần con người và âm nhạc cũng không thể tách rời, đó là mối quan hệ giữa sự mặc khải và âm nhạc.
Cựu ước đã đặt nền tảng – với sách Thánh Vịnh và Diễm Ca – của truyền thống thơ và nhạc tới mức cao nhất, chạm đến tận sâu thẳm của niềm khao khát nhân loại đối với Thiên Chúa. Tv 137 nói về cuộc lưu đày và nỗi khốn khổ của người xa cách quê hương, họ không thể vui và không tìm được lời ca tụng Thiên Chúa.
Chúa Giêsu giáng sinh
Thánh Luca cho biết Đức Kitô giáng sinh không chỉ được xác định qua ánh sao sáng trên đất Belem, mà còn bởi tiếng hát của ca đoàn thiên thần: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương” (Lc 2:14).
Thánh Phaolô nói rằng chúng ta nên “cùng nhau đối đáp những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca do Thần Khí linh hứng; hãy đem cả tâm hồn mà ca hát chúc tụng Chúa. Trong mọi hoàn cảnh và mọi sự, hãy nhân danh Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, mà cảm tạ Thiên Chúa là Cha” (Ep 5:19-20).
Thánh Phaolô cũng nói với giáo đoàn Côlôxê: “Ước chi lời Đức Kitô ngự giữa anh em thật dồi dào phong phú. Anh em hãy dạy dỗ khuyên bảo nhau với tất cả sự khôn ngoan. Để tỏ lòng biết ơn, anh em hãy đem cả tâm hồn mà hát dâng Thiên Chúa những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca, do Thần Khí linh hứng” (Cl 3:16).
Với âm nhạc có truyền thống Kitô giáo như vậy, Metropolitan Andrii Sheptytsky (1865-1944) đã không muốn chỉ cử hành phụng vụ bằng ngôn ngữ, mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của âm nhạc trong việc ca tụng Thiên Chúa (Pospishil, 1989, tr. 201-225).
Không thể kể hết các ví dụ điển hình về sự ảnh hưởng mạnh mẽ của âm nhạc trong truyền thống Kitô giáo. Khi Lm Roman Lysko, người Ukraina và chịu tử đạo, bị những người lính Soviet chôn sống, các nhân chứng đã nghe ngài hát Thánh Vịnh (Church of the Martyrs, 2004, tr. 25).
Thời gian sau, Giáo Hội Ukraina phải hoạt động âm thầm, các linh mục và giám mục đều bị tù đày hoặc bị giết, điều nuôi dưỡng tâm hồn các tín hữu không là những mái vòm nhà thờ bằng vàng hoặc các tượng ảnh, mà là những bài thánh ca của Giáo Hội, tác giả các bài thánh ca đó là Lm Iosyf Kysakevyc (1872-1953), một người đã anh dũng tuyên xưng đức tin.
Các bài thánh ca như vậy, với lòng chân thành và giản dị, thách thức mọi sức mạnh của xiềng xích và gông cùm trong các trại tập trung, rồi lan tỏa ra khắp thế giới. Sức mạnh của âm nhạc kỳ diệu, sức mạnh của thánh nhạc còn kỳ diệu hơn.
Thực tế
Triết gia William James (1842-1910), người Mỹ, đã từng viết về mối liên kết giữa âm nhạc và sự thần bí. Ông nói:“Âm nhạc là yếu tố mà chúng ta được diễn tả tốt nhất bằng sự thật thần bí. Nhiều mystical scriptures are indeed little more than musical compositions”.
Dante Alighieri (1265-1321) cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của âm nhạc đối với các dạng nghệ thuật khác: “Sự hài hòa âm thanh này làm cho tôi nhớ lại cách thức trong nhà thờ khi tôi cùng với cộng đoàn hát, dù đôi khi khó nghe lời ca, đôi khi không nghe được luôn” (Dante, 1985: II, Canto IX, p. 100).
Đối với Dante, có một điểm về âm nhạc khi lời ca và giọng hát hòa quyện vào nhau để nâng lên tầm cao hơn của thực tế và vượt qua mọi dạng giao tiếp, nếu chúng tách rời thì chỉ tách cái này với cái khác.
Có thể đây là dạng lô-gích ngầm hiểu trong giáo huấn nổi tiếng của Thánh Augustinô trong Bài Giảng 336: “Hát là cầu nguyện hai lần” (To sing once is to pray twice), nghĩa là khi âm nhạc được thêm vào lời ngợi khen Thiên Chúa, như hôn nhân giữa hai con người, giữa văn xuôi và văn vần, với ý nghĩa bí ẩn có trong giai điệu.
Trong sự kết hợp như vậy, giọng hát được biến chuyển bằng giọng mới và được nghe, người ta có thể ngồi thưởng thức thực sự như ở trên trời với Chúa vậy. Say đắm tuyệt vời!
Tiến sĩ ANDREW KANIA (*)
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ AD2000.com.au)
————–
(*) TS Andrew Kania đã từng là trưởng Khoa Tâm Linh tại ĐH Aquinas, ở Perth. Ông còn là tác giả của nhiều bài viết về tôn giáo, và hiện nay ông đang nghiên cứu tại ĐH Oxford.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét