Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

SN CHÚA NHẬT THỨ NĂM PHỤC SINH: Yêu Như Chúa Yêu

LTCGVN (28.04.2013)

CHÚA NHẬT THỨ NĂM PHỤC SINH 

CÔNG VỤ TÔNG ÐỐ 14,21-27 ; KHẢI HUYỀN 21,1-5 ; GIO AN 13,31-33.34-35 

Yêu Như Chúa Yêu



Quả không có gì ngạc nhiên khi chúng ta nghe bài Tin Mừng hôm nay. Tin Mừng hôm nay nhắc lại một giới răn đại trọng của tình yêu. Giới răn mới này do Chúa Kitô để lại cho hậu thế, và chúng ta biết được từ thuở còn bé, cùng biết bao nhiêu lần giới răn yêu thương này đã nhắc nhở mời gọi ta. Cũng như rất nhiều lần chúng ta nghe được người ta giải thích cho chúng ta hiểu hơn vŠ giới răn yêu thương. 

Một giới răn được thiên hạ biết đến! Ðược chúng sinh nghe nhiều, và thông điệp yêu này quá vô vàn người biết. Chúng ta cũng biết đến giới răn này, biết quá thành thường. Ðây chính là sự tai hại do quá thường ở giữa mọi sự việc của chúng ta, ở trong lòng sự sống cùng lòng tin của ta, rồi trong lòng thông điệp của người Kitô hữu. Quá thường nghe nên chúng ta không xem trọng nó. 

Lý thực giới răn yêu thương là căn bản, là tảng đá và nền móng, qua đó tất cả mọi sự phải dựa vào. Quả sự hiện hữu cùng đời sống Kitô hữu chúng ta, không ÇÜ®c xuất nguồn cùng khởi đầu vì tình yêu, không bằng tình yêu, tất s¿ sống của ta không quân bình, sự sống đó chỉ đi bên cạnh điểm chủ yếu. Ðúng hơn sự sống đó hoàn toàn không thực là Kitô hữu! Bởi thế luôn có nguyên do chúng ta cố gắng đón nhận giới răn mới với đôi tai chăm chú lắng nghe, với một con tim mới mẻ hằng mở rộng… 

Chúng ta cần lưu ý làm thế nào Chúa Kitô làm nên công thức của giới răn yêu mới này. Thực không đơn thuần Ngài chỉ nói với chúng ta các con hãy yêu thương nhau thôi ; lý hơn Chúa Kitô mời gọi chúng ta hãy yêu thương nhau như Ngài đã yêu chúng ta : « như Thây đã yêu các con, các con cũng vậy, hãy yêu thương lấy nhau ». 

« Như Thầy đã yêu các con ». Ðây chính là nhừng lời mới mẻ, đây là những lời nguyên thủy nguồn cội, đây cũng là những lời sự sống chúng ta phải chiếu theo đó, và là lý tưởng của đời ta. Thế nhưng làm thế nào chúng ta đã được Chúa Giêsu Kitô yêu thương ta ? Ðể trả lời cho lý do này, chúng ta chỉ có thể ngược giòng thời gian để khám phá ra tình yêu này. 

Ở đây chúng ta cần một chút động não, hầu mở trí óc mình ra để suy tư : tiên vàn Chúa Giêsu đã không tự hài lòng một tình yêu ban bố từ tròi cao. Ngài yêu thích đến với chúng ta trong máu huyết da thịt của con người. Vì vÆy Chúa Giêsu đến ở trong lòng thế giới này và sống với nhân loại chúng ta, rồi chia sÈ cùng dấn thân mình vào đời sống thế gian của chúng sinh. Nhờ đó, Ngài có được cảm nghiệm cách thức sống của chúng ta : như đau khổ, các niềm vui, các vất vả, lao nhọc, rồi những công ăn việc làm, những thất vọng, những thành công, những thất bại cùng các chương trình dự án của chúng ta vv.. Chính như vậy chúng ta cần yêu thương nhau. Việc yêu thương không xa vời, không ảo tượng mơ mộng, song rất cụ thể cùng đơn giản và dễ dàng để yêu như Chúa Giêsu yêu. 

Do thế, chúng ta chớ có sợ hãi, ngại ngùng chia sẻ sự sống, sự hiện hữu cụ thể với những người yêu thương, với những anh chị em chúng ta phải yêu thương. Và đây chính là ý nghĩa hướng đến giới răn mới của Chúa Giêsu phán truyền. 

Ðiểm đặc sắc cùng đặc biệt tình yêu của Chúa Kitô : chính là Ngài đã yêu thương chúng ta một tình yêu không biên giới, không phân biệt đẳng cấp xã hội, chẳng phân biệt màu da, sắc tộc, chẳng phân biệt giàu nghèo, sang hèn, bệnh tật, khômh phân biệt tuổi tác. Chắc chắn Chúa Giêsu có rất nhiều bạn hữu, có những người ưa thích hơn cả. Thế nhưng tình yêu của Chúa Giêsu không dừng lại ở nơi những người này thôi, mà Ngài trải rộng tình yêu mình hướng về tính cách đại đồng cho hết thảy con người. Chúa Giêsu liên đới với người ngoại giáo, đến với người tội lỗi, đến với những người bị xã hội loại bỏ, bị con người quên lãng. 

Vả nữa, Chúa Giêsu yêu những người giàu sang, yêu kẻ bần cùng nghèo khổ ; Ngài yêu người bệnh tật, yêu kẻ xấu và người tốt, yêu người nam hay nữ với tất cả thân phận của họ. Chúa Giêsu yêu thương hết thảy những người già cùng trẻ em. Nói tóm lại, tình yêu của Ngài là không biên giới, không thị tộc, không bè đảng. Do đó, tình yêu của chúng ta phải nhắm đến tính cách phổ quát, toàn thể giống như tình yêu của Chúa Giêsu yêu con người. Vì chỉ tình yêu này, mới là không quy ngã. Thói thường chúng ta chỉ yêu những người chúng ta yêu thích, chúng ta yêu những anh chị em mà ta cảm thấy đáng yêu, yêu những người cùng màu da sắc tộc của chúng ta, hoặc những người cùng giai cấp, địa vị trong xã hội với ta. Như kiểu Việt Nam ta : môn đăng hộ đối, nồi nào vung nấy. Thực tình tình yêu này không xấu. Tuy nhiên đó vẫn chưa hẳn là tình yêu đạt đến như « tình yêu của Chúa Giêsu đã yêu thương chúng ta » (Gioan 13,34). 

Quả tình yêu của Chúa Giêsu đem lại cho chúng ta không là thứ nước màu hồng ngọt ngào. Tình yêu Ngài đó đòi hỏi chúng ta nhiều. Trong lúc yêu chúng ta, Chúa Giêsu mời gọi cùng lôi cuốn ta đi vào trong một sự mạo hiểm, Ngài mời gọi chúng ta phải vượt qua, Ngài khơi dậy nơi ta một lý tưởng vĩ đại. Chính là một lý tưởng bước theo dấu chân Chúa Giêsu. Một lý tưởng xem ra đơn thuần, thế nhưng nó đòi hỏi chúng ta phải chiến thắng được bản ngã minh. Nhờ đó, tình yêu của Chúa Giêsu sẽ thúc đẩy chúng ta vượt qua được các trở ngại khó khăn, của hệ tại cùng hệ lụy con người … Ðể rồi tình yêu của Chúa Giêsu đó, thì Ngài dẫn ta không có lùi bước trước các đau khổ, các thử thách xảy ra trong cuộc sống. Nhất là tình yêu Chúa đó có đủ bản năng quên chính mình. Do vậy chúng ta phải yêu thương nhau là thế. 

Ðặc sắc cùng đặc tính của tình yêu cùa Chúa đây cho chúng ta những dấu chỉ : đó chính là tình yêu Ngài nâng chúng ta lên, bồi đắp cho ta, ban cho chúng ta lòng hy vọng cùng sự can đảm, nghị lực, và chữa lành các bệnh hoạn, tật nguyền của ta. Cũng thế, tinh yêu của Chúa đó, giải thoát chúng ta khỏi mọi sự dữ, và cứu độ chúng ta. 

Quả thế đây không là một tình yêu chỉ để chúng ta đang trong trình trạng mình có, hay trong trình trạng chúng ta đang sống trong thực tại mình sống. Ðúng hơn tình yêu của Chúa đó, làm cho chúng ta lớn lên, làm cho chúng ta nở tươi, làm cho đời sống ta hữu ích hơn, tốt đẹp cùng hạnh phúc hơn. Từ cách thức Chúa đã yêu và ban cho, rồi chỉ lối cho ta con đường yêu. Chiếu qua cách thức của Chúa đó, chúng ta yêu thương ông ba, cha mẹ, vợ chÒng, con cháu, bà con thân thuộc, người hàng xóm, bạn bè thân hữu của của ta, rồi bạn học, bạn đồng môn, bạn chung hảng làm, bạn chung văn phòng vv.. như Chúa Kitô đã yêu thương chúng ta, đó chính là giúp hết thảy họ được sống trong sự sung mãn. Tình yêu này là chúng ta đưa tay mình cho họ cầm nắm, để rồi ta dẫn họ đi vào hướng có ánh sáng hơn. Nhất là tình yêu như Chúa đó, mở ra cho họ con đường dẫn đến bình an cùng sự giải thoát được nội tâm mình. 

Chớ gì chúng ta đi từ ngôn ngữ của lý thuyết đến hành động do việc làm của mình, từ những xác tín đến thực thi hóa, từ lý tưởng bày tỏ vui mừng đến lý tưởng can đảm tìm kiếm cùng thực hành. 

Thực đây không lá các lời mỹ ngữ của chúng ta, không là khoa học của chúng ta, cũng không là điều thực hiện tỏ ra bên ngoài tạo nên cho chúng ta là các môn đệ đích thực của Chúa Kitô. Lý thực, duy chỉ tình yêu. Song không phải bất cứ tình yêu nào! Duy chỉ tình yêu như Chúa Kitô cùng đích thực tình yêu của Chúa Kitô đã yêu thương chúng ta, m§i làm cho chúng ta trở thành môn đệ chính tông của Ngài. Do thế, chúng ta sẽ tự xº , xét đoán cùng kiểm thảo lại lòng minh về các hành vi cùng tình yêu của ta đối với Chúa và anh chị em minh. 

Amen. 



LM. Phê-rô Lê Quang Dũng 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét