Đồng Nai – Chúng tôi hỏi ý kiến một luật sư tại Sài Gòn về Văn bản 809/UBND-NV của UBND Huyện Trảng Bom ngày 25/3/2013 thì nhận được trả lời như sau:
Văn bản 809 của UBND Huyện Trảng Bom vừa dốt (vì không chịu đọc kỹ luật) vừa sai (vì vi phạm luật do làm những điều luật không cho phép), bởi lẽ:
- Nghị Quyết số 38/2012 của Quốc hộ về Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992 qui định tại khoản 3 Điều 4 ngoài hình thức “góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản gửi đến các cơ quan, tổ chức…”, còn có các hình thức:
“b) Thảo luận tại các hội nghị, hội thảo, tọa đàm;
c) Thông qua Trang thông tin điện tử của Quốc hội htttp://duthaoonline.quochoi.vn và các phương tiện thông tin đại chúng;
d) Các hình thức phù hợp khác.”
Đồng thời, khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 38/2012 còn khẳng định: “Tổ chức thảo luận, lấy ý kiến nhân dân với các hình thức thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi để các tầng lớp nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân phải được tiến hành rộng rãi, dân chủ, khoa học, công khai; bảo đảm tiến độ, chất lượng, thiết thực và tiết kiệm.”
Như vậy hình thức rao giảng, đọc, niêm yết, vỗ tay, hướng dẫn, biểu lộ sự đồng tình … với dự thảo góp ý của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam phải được xem là hình thức thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi, tiến hành rộng rãi, dân chủ, khoa học, công khai.
- Đến ngày 6/3/2013, Ủy Ban dự thảo sửa đổi hiến pháp lại qui định rõ hơn:
“Tiếp tục có nhiều hình thức phong phú, thích hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến …
“Tiếp tục có nhiều hình thức phong phú, thích hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến …
Việc tập hợp, tổng hợp ý kiến góp ý của nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phải đầy đủ, trung thực, khách quan cả ý kiến tán thành, ý kiến không tán thành, ý kiến khác …”.
- Điều 2 Pháp lệnh về tín ngưỡng, tôn giáo qui định: “Chức sắc, nhà tu hành và công dân có tín ngưỡng, tôn giáo được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân.
Chức sắc, nhà tu hành có trách nhiệm thường xuyên giáo dục cho tín đồ lòng yêu nước, thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân và ý thức chấp hành pháp luật”. Như vậy “việc tổ chức hướng dẫn Giáo dân…” là trách nhiệm của các Linh mục…
- Chưa có kết luận nào về “Bản góp ý sửa đổi hiến pháp của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam” là sai, vi phạm pháp luật… thì việc “không cho phổ biến, phát tán hay nghiêm khắc phê bình…” là không phù hợp.
- Cuối cùng có lẽ cần lập lại ý kiến của Ông Uông Chu Lưu – Phó Chủ tịch QH, phó ban dự thảo sửa đổi hiến pháp trả lời trên truyền hình ngày 8/3/2013: “Ở đây cần hiểu thế nào là trái? Trái có nghĩa là không đúng, phù hợp với nội dung của bản Hiến pháp nhưng không có nghĩa là những cái gì trái, không đúng với bản dự thảo Hiến pháp đưa ra là chúng ta phủ nhận tất cả. Có thể có những ý kiến mà người ta đưa ra đó là trái nhưng mà nó lại có lý lẽ, có cơ sở khoa học, có cơ sở thực tiễn hoặc phù hợp với định hướng chung của Đảng và Nhà nước chúng ta và được nhân dân đồng thuận, phản ánh được chung ý chí và nguyện vọng của nhân dân… thì những loại ý kiến trái đó cần phải tiếp thu nghiêm túc.”
Ngoài ra, khi được hỏi ý kiến về Văn bản 809/UBND-NV, một linh mục đang làm chánh xứ ở huyện Trảng Bom cho biết: Đức Giám mục Xuân Lộc đã gặp gỡ các linh mục trong Giáo phận và nói rằng tất cả các linh mục có nhiệm vụ phải tiếp nhận và bằng mọi giá phải phổ biến Bản góp ý sửa đổi hiến pháp của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cho giáo dân của mình. Đây là ý kiến thống nhất của toàn thể giáo phận. Các linh mục trong giáo phận không cần thiết phải trả lời cho những trường hợp riêng lẻ tại địa phương. Còn việc làm của UBND huyện Trảng Bom chỉ là việc làm của một chính quyền “nhà quê”, thiếu hiểu biết, không đáng quan tâm!
PV. VRNs
0 nhận xét:
Đăng nhận xét