Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

SN CHÚA NHẬT THỨ BỐN PHỤC SINH: Chúa Là Sự Sống Và Mục Tử Nhân Lành


CHÚA NHẬT THỨ BỐN PHỤC SINH 

CÔNG VỤ TÔNG ÐỒ 13, 14.43.52 ; KHẢI HUYỀN 7,9.14-17 ; GIO AN 10, 27-30 

Chúa Là Sự Sống Và Mục Tử Nhân Lành 



Trong những lúc mạn đàm thế sự, chúng ta thường nghe thiên hạ bàn luận rằng thời đại này con người thiếu mất đi những phương hướng, và những điểm chuẩn cùng mục đích. Quả đúng! Thực đúng với tuổi trẻ. Ðúng nữa cho các em thiều niên. Thực đúng cho các tín hữu, và hoàn toàn đúng cho những người nam nữ lão ấu sống không có lý tưởng, chẳng có tiêu chuẩn cùng mục đích để sống. 

Những thập niên vừa qua biết bao thay đổi, những biến động xảy ra bất ngờ, làm cho chúng ta phải bàng hoàng, giao động trước tình cảnh của thời cuộc. Ôi bao tư tưởng mới, bao chủ thuyết mới được tung ra đề nghị chúng ta áp dụng. Ngay cà trong lòng Giáo Hội, cũng có nhiều nhóm người xuất hiện bênh vực hay chống đối với quyền phá thai, quyền trợ giúp cái chết êm dịu… Ðể rồi luân lý, đạo đức, đứng về phía này, kẻ nọ, rồi cho mình là đúng, là chân lý, là sự thật. Ðôi khi cũng có các nhà thần học hay luân lý nhảy vào ủng hộ phe này, chống đối phe kia, đối đầu nhau bằng những cuộc chiến tranh lý ai phải, ai sai. Qua những sự kiện thực đó, đề ra cho chúng ta những câu hỏi sau đây : 

Ðâu là sự thật? Ai nói đúng? Ai là người tạo cho chúng ta sự tin cậy? Ai chúng ta phải tin? Ai là người chúng ta phải đi theo? Thế đó, có được mấy người hôm nay đặt ra những câu hỏi này. Quả rất nhiều người đứng trước sự hổn độn, mơ hồ cùng những thay đổi của hiện tại, họ đã quyết định thay đổi lòng trung thành, và Thầy của mình. Một số người cảm thấy hối hận hành động của mình, một số người khác thì không. Lại nữa, có một số người quyết định rằng mình không cần có tôn sư. Họ tin họ có thể quyết định cho chính mình về những gì là thiện (tốt), và những gí là ác (xấu), những gì là đúng và những gi la sai. 

Theo họ, vị thầy độc nhất và trước hết, chính là họ. Duy chính họ đối diện với lương tâm của mình. Thế nhưng trong lúc đó, con đường họ đi này đi dần vào ngỏ bí. Con đường họ chọn đó dẫn họ đến tính duy ngã trầm trọng, rồi đưa đến hỗn lọan. 

Phần chúng ta, chúng ta cần có những người chỉ đạo và các tôn sư. Nhất là tuổi trẻ cùng thanh niên cấn có người chỉ đạo và thầy giáo hơn là người lớn, để bảo đảm đời sống cho họ. Tuy là người lớn, song chúng ta cũng cần đến các đấng chỉ đạo cùng các tôn sư. Ðó là điều hiển nhiên. Có nghĩa tạo hội đủ cho chúng ta thấy sự sống thực. Và nữa, chính xã hội cùng quần chúng cũng cần đến người chỉ đạo và các vị tôn sư. Trong tất cả mọi lãnh vực : như chính trị, kinh tế, thương mại, văn hóa, giáo dục vv., đều cần đến các vị chỉ dạo cùng tôn sư này. Do đó, người chỉ đạo cùng tôn sư không thể thiếu ở trong những lãnh vực nói trên để phục vụ. Chúng ta thấy đó, sự cần có các người chỉ đạo, tôn sư, lãnh tụ, lãnh đạo rất thiết thực cho đời sống chúng ta và xã hội. 

Giờ đây chúng ta quay về với Tin Mừng. Tin Mừng giới thiệu cho chúng ta Chúa Giêsu như Người Chỉ Ðạo và Mục Tử : « Ta là Ðấng Mục Tử Nhân Lành ». Có thể vài người cảm thấy những lời này có vẻ ngọt ngào êm dịu, quá thân thiết. Thế nhưng, trong Thánh Kinh người mục tử (chăn chiên) không phải là người nhu nhược, yếu đuối. Lý thực, người mục tử có cuộc sống vất vả, gian khổ. Công việc của họ rất đòi hỏi cùng khó nhọc để bảo vệ đàn chiên. Thực là trong lúc chúng ta nói về vị mục tử hay chăn chiên, thì không giống như ta nói về vua chúa hay tướng lãnh. Vì hình ảnh mục tử, gợi ra hình ảnh của một ai không bắt buộc gì, không cưỡng bức gì, thế nhưng chiếm hữu nghệ thuật của việc hướng dẫn với sự tài tình, khôn khéo. Với tình yêu chân thực, Chúa Kitô là « Người chăn chiên tốt », là một « Mục Tử Nhân Lành ». Chúa Gêsu là một Ðấng chỉ đạo, hướng dẫn và một Ðấng tôn sư chỉ dẫn cùng lãnh đạo bởi tình yêu. 

Sứ mạng của Ngài là hướng dẫn những con chiên đến những cánh đồng xanh tươi cùng giòng suối trong lành, ở đó để chúng ăn uống thỏa thuê. Không có người chăn dắt, thì các con chiên thất lạc. Chúng có thể mất mát. Không có người chăn chiên, chúng chỉ làm mồi cho cái chết. Quả người chăn chiên cứu thoát chúng khỏi nanh vuốt và cái chết bởi thú dữ, ông ta chính là người bảo vệ sự sống cho những con chiên mình. 

Tuyệt thay hình ảnh người chăn chiên hoàn toàn xướng hợp với Chúa Giêsu, mà Thánh Kinh giới thiệu như Ðấng cứu độ nhân loại. Trong Chúa Giêsu là sự sống, ngoài Ngài sẽ là sự chết. Những lời Thánh Kinh chúng ta đã nghe qua, quả là đúng với trạng thái này. Chúa Giêsu, là Ðấng chăn chiên ban sự sống cho những người liên hệ với Ngài, nghe tiếng Ngài cùng đi theo Ngài. Chúng ta cần lưu tâm lời nói rõ ràng, xác thực quan trọng của Tin Mừng : Ngài ban cho chúng sự sống đời đời, không bao giờ chúng diệt vong, và không ai cướp được chúng ra khỏi tay Ngài (Gioan 10, 28 ). 

Sự trình bày này biểu lộ một hiển nhiên. một sự thật minh bạch . Vì suốt trong sách Tân Ước được ghi chép lại tỉ mỉ. Sự trình bày đó với sự kiện Chúa Kitô, Ðấng chăn dắt và Cha Ngài nên một. Như lời Chúa Giêsu phán : « Cha Ta và Ta, chúng tôi là Một ». Trong Cựu Ước, Ðấng chăn dắt, chính là Thiên Chúa. Trong Tân Ước, nếu Chúa Kitô cũng được gọi là Người chăn dắt, bởi vì Ngài nhân danh Thiên Chúa, Cha Ngài, và Chúa Kitô tiếp tục công việc Cha mình. 

Suốt đời sống trần gian, chúng ta tùy thuộc vào chính sự quyết định của mình : đó là chúng ta muốn hay không muốn Chúa Kitô như Ðấng chăn dắt, như Mục Tử của đời ta. Thực sự quyết định này đến từ chúng ta, thí nó có thể chấp nhận hoặc phủ nhận. Do thế, điều đó sẽ không bao giờ được hiệu qủa. Còn quả chúng ta bằng lòng để cho Chúa Kitô là Ðấng chăn dắt đời ta, thì chúng ta phải ưng thuận để cho tiếng Ngài hướng dẫn cho ta. Bỏi v Mục Tử không là Người chăn dắt, thì không còn là vị Mục Tử nữa. Cũng như một môn đệ không muốn gì ở Thầy của mình, thì không còn là một môn đệ nữa. 

Như lời Chúa phán « chiên Ta thì nghe tiếng Ta » (Gioan 10, 27). Câu nói ngắn này thật là cốt yếu. Câu đó tỏ lộ cho chúng ta biết làm thế nào ta nghe được tiếng Chúa Kitô Mục Tử, và đi theo Ðấng chăn chiên, để rồi Ngài dẫn đưa chúng ta hướng đến sự sống đời đời. Ðó chính là Ngài yêu cầu chúng ta đật hết tâm trí cùng đôi tai ta mà nghe tiếng Ngài. Có nghĩa là nghe theo lời giáo huấn của Chúa. Lời giáo huấn này được chính Chúa ban cho chúng ta, và những Lời đó được bảo giữ trong các sách Tin Mừng. Sách Tin Mừng đó, chính là suối sự sống của Chúa Giêsu mang lại. Sách Tin Mừng đó cũng là nguồn suối sự sống vĩnh cửu mà Chúa Giêsu đã hứa ban cho chúng ta cùng chúng sinh. 

Các điều nói đây chúng ta biết từ lâu, và chắc chắn chúng ta tin vào những điều Chúa nói đó. Thế nhưng khó khăn với ta, ấy là chúng ta không hội đủ tin vào tiếng Chúa Kitô, tin chắc vào những Lời giáo huấn của Ngài, để đem ra thực hành những Lời Ngài khuyên nhủ. Qủa thế, hiểu biết cùng thông suốt Tin Mừng chưa hẳn hội đủ. Song là đem Tin Mừng ra áp dụng vào đời sống mình mới là quan hệ đến đời sống của ta, mới là hiệu quả cùng hoa quả cho đời ta. Do vậy, chúng ta phải có một bước nhảy vọt, một bước thực thi. Vâng ta phải có một bước nhảy vọt từ lý thuyết đến thực hành. Ðúng, bước nhảy vọt cùng bước thực thi này, bao hàm đến việc chúng ta nghiêm túc thực hành những Lời Chúa Giêsu, tỏ bày liên quan đến tình yêu tha nhân, đến anh chị em mình. Ðây chính là liên quan thiết yếu đến việc chia cơm sẻ áo, liên quan đến việc tìm kiếm sự công bằng, công chính, liên quan đến sự tha thứ cho kẻ thù mình. Vả nữa, cho người đói ăn, cho kẻ khát bát nước, đi thăm những bệnh nhân, thăm người tù, hòa mình với những người cùng khốn của xã hội. Rồi với bao nhiêu liên quan khác đối với tha nhân, để thể hiện tình yêu theo Lời Chúa dạy. 

Như Lời Chúa Giêsu nói với chúng ta : « Ta là Mục Tử nhân lành. Ta thật là Ðấng chăn chiên. Chiên Ta thì nghe tiếng Ta, Ta biết chúng và chúng theo Ta. Ta ban cho chúng sự sống đời đời, không bao giờ chúng sẽ diệt vong, và không bao giờ có người sẽ cướp được chúng khỏi tay Ta. Hạnh phúc thay, Chúa yêu thương ta, bảo vệ ta cùng hứa ban sự sống đời đời cho chúng ta. Vậy chúng ta có thực tâm luôn mãi muốn có Ðấng Mục Tử Nhân Lành, để chỉ đạo cùng chăn dắt đời ta mãi mãi chăng ? Amen! 

Lm. Phêrô Lê Quang Dũng
Tác giả gửi trực tiếp cho LTCGVN

0 nhận xét:

Đăng nhận xét