Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013

SN ÐẠI LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG: 'Cho Con Người Mói Và Thời Gian Mới '


ÐẠI LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG 

CÔNG VỤ TÔNG ÐỒ 2,1-11 ; 1CÔ RIN TÔ 12, 3-7.12-13 ; GIO AN 20,19-23 

Cho Con Người Mói Và Thời Gian Mới 



Từ ngữ « Hiện Xuống-Pentecôte » đến từ tiếng Hy Lạp, và có nghĩa là 50 ngày. Trước hết từ ngữ này được sº dụng để chỉ rõ chu ký thời gian của mùa Chúa Phục Sinh. Có nghĩa là 50 ngày kể từ Chúa Nhật Chúa Phục Sinh cho đến Chúa Nhật Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Và vào thế kỷ thứ IV, thì từ ngữ Chúa này mừng Chúa Ki-tô Phục Sinh, và ngày Chúa Thánh Thần Hiện Xuống này, là ngày kết thúc mùa Phục Sinh. Ðây là ý nghĩa mà người ta vẫn còn nói đến. Do thế, với Ðại Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, thì mùa Phục Sinh chÃm dứt. 

Tất cả mọi Ki-tô hữu biết rằng Lễ Hiện Xuống là ngày kính mừng Ðại Lễ của Chúa Thánh Thần. Theo như sách Công Vụ Các Tông Ðồ, chúng ta vừa nghe qua : đó là khi đến ngày Lễ Ngũ Tuần của người Do Thái (có nghĩa là 50 ngày sau ngày Lễ mừng Chúa Ki-tô Phục Sinh), thì các môn đệ của Chúa Ki-tô đang tụ họp trong một căn nhà, thì Chúa Thánh Thần Hiện Xuống và ban ơn cho các ông. 

Biến cố được tường thuật lại qua nhiều hình thái của màu sắc : như tiếng động, tiếng gió mạnh, rồi lưỡi lửa đậu trên trên đầu từng người một, nhất là các ông nói đồng đều được nhiều ngôn ngữ khác nhau trên môi miệng mình. Chúng ta cần lưu ý đến sự chính xác này, là Chúa Thánh Thần đã không ban ơn chỉ vài môn đệ thôi, nhưng cho hết thảy các môn đệ hội tụ ở trong căn nhà cùng nhau cầu nguyện. Chúng ta cũng cần lưu ý thêm, là các ơn của Chúa Thánh Thần ban cho mỗi người hoàn toàn là khác nhau, Ngài biến đổi các môn đệ sẽ nói bắng nhiều thứ tiếng khác nhau, mỗi người theo ơn mình đã nhận lãnh. 

Còn thánh Phao lô, thì trình bày bằng một lời giáo huấn tương tự như thế, để áp dụng cho hết thảy các môn đệ Chúa Ki-tô, là nam hay nữ, già hoặc trẻ, tuy có nhiều đặc sũng khác nhau, song duy chỉ có một Thánh Thần (1Côrintô 12,4). 

Chúng ta cũng thế, mỗi người chúng ta đều được liên kết bởi Chúa Thánh Thần, mặc nhiên qua nhiều cách thức khác nhau. Thế nhưng tất cả chúng ta, là nam hay nữ, già hoặc trè, lớn bé đều có Chúa Thánh Thần cư ngụ trong tâm hồn mình (Rôma 8,9). Tất cả mọi người chúng ta nhờ ân sũng của Chúa Thánh Thần đều trở thành con của Thiên Chúa (Rôma 8,15). Quả như chúng ta không tin Chúa Thánh Thần, thi tất nhiên chúng ta không phải là môn đệ của Chúa Ki-tô, và chúng ta không còn lý do gì để tiếp tục kính mừng đại Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Bởi Lễ Hiện Xuống, chính là ngày Lễ đặc biệt của Chúa Thánh Thần của ngày hôm nay, ngày mà Chúa Thánh thần vần còn ban ơn cho những người nào một dạ kính tin vào Chú Ngài cùng Chúa Ki-tô. Tạ ơn Chúa Trời! Chúng ta đang hện diện ở nơi đây, trong ngôi Thánh Ðường này, và đang cất cao lời ca giọng hát để tán tụng Chúa Thánh Thần Tình Yêu. 

Quả tuyệt diệu thay, chỉ trong một khoảnh khắc ngắn mà 11 Tông Ðồ đã được nhận lành ơn Chúa Thánh Thần, thì các ông không còn là chính mình như tước đây nữa. Chúa Thánh Thần đã biến đổi hoàn toàn thân xác, tâm tư các tông đồ. Quả như lời Chúa Giê-su đã báo trước cho các ông hay : « anh em sẽ nhận được một sức mạnh từ trời cao ban xuống » (Luca 24,49). Sức mạnh Chúa Giê-su hứa ban đó cho các tông đồ, chính là Chúa Thánh Thần trong ngày Lễ Hiện Xuống. Sức mạnh Chúa Thánh Thần ban cho đây, quả giúp cho các tông đồ trở thành nhửng con người kiên cường, can trường, gan dạ . Các tông đồ không còn sợ người Do Thái nửa, các ông dám công khai hiên ngang ra đứng trước quần chúng Do Thái, dám can đảm mạo hiểm sự sống của mình. Nhất là, các tông đồ làm nhân chứng sống động và hùng hồn, anh dũng rao truyền về sự Sống Lại khải hoàn của Chúa Ki-tô. 

Những anh chị em chúng ta đây đã được nhận lãnh và còn được tiếp tục nhận lãnh Chúa Thánh Thần. Không chỉ duy cho chính mình. để sống yên ổn trong đời sống người Ki-tô hữu nhỏ bé, hầu tận hưởng Thiên Chúa cùng sự bình an của mình. Chúa Thánh Thần cho hết mọi người, và mọi người chúng ta, Chúa Thánh Thần ban cho cái nhìn xây dựng Giáo Hội cùng thực hiện sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội và của chúng ta. 

Do đó, chúng ta cần nên bắt chước gương các thánh Tông Ðồ trong sách Công Vụ Các Tông Ðồ đề cập đến, là các ngài đã đáp lại lời mời gọi cùng sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần. cho nên đã mạnh dån hùng hồn rao giảng Tin Mừng Sự Thật Phục Sinh của Chúa Ki-tô nÖi quảng trường quần chúng. Ðây không là sứ mạng của m¶t vài người, nhưng là sứ mạng của h‰t m†i người. Sứ mạng của hết thảy đã được tường thuật lại trong đoạn Tin Mừng theo thánh sử Gio an : « nếu anh em yêu mến Thầy, anh em trung thành tuân giữ lời Thầy » (Gioan 14,15). 

Hạnh phúc thay Thánh Thần được ban cho, là để yêu thương. Vâng để chúng ta yêu mến và để chúng ta thực thi giới răn yêu thương. Quả thực Chúa Giê-su không bao giờ rao giảng một loài tình yêu tình cảm, yếm thế, mơ hồ, viễn vông, ngây thơ cùng rượu hồng, nước chanh, nܧc cam ngọt, nước dừa mát vv.. Thực tế Chúa Giê-su đã rao giảng một tình yêu biết chu toàn trách nhiệm, và hy sinh dấn thân vào việc thực hiện chương trình tình yêu cứu độ chúng sinh của Thiên Chúa cho thế gian này. 

Yêu, theo Chúa Giê-su cùng phương cách hành động của Ngài, đó chính là ta tiếp nhận người khác. Ta tiếp nhận họ với cái có, cùng cái là theo bản chất và bản tính của họ. Yêu, đó chính là ta cùng mang, cùng gánh và chia sè v§i họ sự đau khổ, vất vả cùng gánh nặng của cuộc sống trong những nghịch cảnh xã hội đưa tới. Yêu, theo Chúa Giê-su cùng phương cách hành động của Ngài, đó chính là ta cùng chia sớt vói người anh em một chút cơm bánh, chia sớt cho người chị em cái áo, chiếc quần. Yêu, đó chính là ta chia sẻ ngọt bùi, cay chua, mặn chát tình bạn với anh chị em mình : có khoai ăn khoai, có cháo ăn cháo, có sướng cùng sướng, có khổ cùng khổ, có vinh cùng vinh, có nhục cùng nhục. Yêu, theo Chúa Giê-su cùng phương cách hành động của Ngài, đó chính là ta phải phục hồi phẩm giá, sự tự do cùng nhân quyền cho tha nhân. 

Vì thế, ngay cả bản thân chúng ta, hãy để cho Chúa Thánh Thần giải thoát ta ra khỏi những ràng buộc dính bén vật chất, thói xấu của thế gian vv., hầu chúng ta mới phục hồi được sự tự do thanh thoát để có thể đi gặp gỡ anh chị em ta, đi gặp gở mọi tha nhân : giúp đỡ, ủy lạo, an ủi họ trong mọi cảnh ngộ ngang trái của cuộc đời. 

Yêu với Chúa Thánh Thần, đó chính là sự chiến đấu của ta, đó là ta tố giác tất cả các hình thức nô lệ làm mất phẩm giá con nguòi. Yêu, chính là ta phủ nhận tất cả nhửng gì ngăn cảm làm trở ngại tình yêu của ta. Yêu với Chúa Thánh Thần, đó chính là ta can đảm chống lại tất cả chủ nghĩa vô nhân đạo, phi nhân bản, chống lại tất cả những sự ác, sự tồi tệ làm mất nhân tính. 

Vào thời đại nay của chúng ta, chung quanh chúng ta, bên cạnh ta, việc làm không bao giờ thiếu cho chúng ta. Ngay ở giữa lòng Giáo Hội, việc làm cũng không thiếu cho chúng ta dấn thân phục vụ. Quả biết bao nhiêu lần chúng ta làm trở ngại cho công việc của Chúa Thánh Thần! Biết bao tâm hồn thiếu nghị lực cùng can đảm dấn thân! Biết bao nhiêu con tim có cái cám dỗ vị kỳ sống cầu an không dám lên tiếng chống cảnh bất công, phá thai, hà hiếp, áp chế người cô thế cô thân. Chớ gì mỗi anh chị em chúng ta cố gắng vượt qua những điều nói này. 

Có thể chúng ta hỏi rằng nếu ngày hôm nay chúng ta đang sống thực trong sự tùy thuộc vào Chúa Thánh Thần, sống trong những chuyển động của Ngài, trong nhịp thở cùng nhịp tim với Ngài, lý nào chúng ta không dám can đảm làm những công việc bênh vực công bình, công lý, công minh của xã hội, lý nào ta không can thiệp cho anh chị em chúng ta bị mất phẩm giá làm người. Câu hỏi không thích nghi với chúng ta sao, là mục tử, là tu sĩ, là Ki-tô hữu chăng ? 

Thế đó, làm thế nào chúng ta nhận ra được Chúa Thánh Thần đích thực? Thưa, là những dấu hiệu được tả trong Thánh Kinh : Chúa Thánh Thần là Sự Sống, là Ân Sũng. Chúa Thánh Thần là Tình Yêu, là nhựa sống cho đời. Chúa Thánh Thần là Công Chính, là Công Bình, Công Lý của những kẻ cùng khốn. Chúa Thánh Thần cũng là sự hăng hái nồng nhiệt, Ngài là ngọn lữa hồng. Chúa Thánh Thần là sự tha thứ, Ngài là luồng gió, là làn khí, là hơi thở tiếp sức cho con người cùng cây cỏ, hoa lá vv.. Chúa Thánh Thần dẫn dắt hết mọi con người đến trong hoàn toàn Sự Thật, đến trong hoàn toàn sự Thiện Hảo, đến trong cái Tuyệt Mỹ của Thiên Chúa, đến trong Toàn Năng cùng Vinh Quang cùng Uy Nghi của Thiên Chúa Ba Ngôi. 

Quả nhiều Ki-tô hữu ngày nay mắc bệnh u sầu ảm đạm, và nhiều người không chịu tỉnh ngộ, cũng lắm Ki-tô hữu mắc bệnh hoài nghi, không còn tin nữa vào tương lai của Giáo Hội. Vì họ nghĩ rằng chẳng có Chúa Thánh Thần lưu ngụ nữa trong lòng Giáo Hội. Và rất nhiều giáo hữu đã mất hết can đảm xưa kía, có lắm người buột miệng nói rằng không có gì để làm cả, bởi không còn được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, không còn linh động sinh khí. Xin các vị ấy nhớ cho : cho dù có những dấu chỉ không có nhầm lẫn, nhiều Ki-tô hửu không có được niềm vui như ý, như thế không phải là chấm dứt dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Bởi Chúa Thánh Thần đã làm cho chúng ta thành thiện nam, tín nữ của Thiên Chúa, và điều này chính là lý do tiên khởi của một niềm vui không thể phai lạt, một niềm vui khôn tả Ngài ban cho chúng ta. 

Cúi xin Chúa Thánh Thần ngự đến! Khấn xin Ngài đến ở trong chúng ta, ban cho ơn thánh dồi dào cùng hoán đổi tâm tư, cách sống của chúng ta. Nguyện xin Chúa Thánh Thần tạo cho chúng ta thành những con người mới, một trái tim mới, cởi mở hơn với tương lai cùng thời đại mới. Nhất là cho chúng ta biết yêu và hành động với Chúa Thánh Thần cùng theo ý Ngài luôn mãi. Amen! 

LM. Phê-rô Lê Quang DÛng 


0 nhận xét:

Đăng nhận xét