LTCGVN (27.05.2013)
Đồ ăn, thức uống, trong các bữa tiệc lớn nhỏ, ngoài việc cung cấp thực phẩm cần thiết cho con người nó còn mang lại niềm vui cho người dự tiệc. Bữa cơm tối trong gia đình đóng vai trò quan trọng cho việc củng cố hạnh phúc gia đình. Một số dùng bữa cơm gia đình thông báo tin vui, chia xẻ nỗi lo hoặc nói ra những ưu tư, sầu muộn thầm kín trong đầu. Thỉnh thoảng cũng có cặp tình nhân ngỏ lời đính hôn trong bữa ăn hoặc vui chơi sau bữa ăn. Ăn uống có lẽ là lúc ta cảm thấy thoải mái, tinh thần nhẹ nhàng và cũng là lúc ta lắng nghe cẩn thận hơn cả. Rất nhiều hợp đồng công trình thương mại được thoả thuận trong tiệm càphê, hay trong bàn tiệc. Bàn tiệc cũng là nơi nhiều í kiến chính trị đồng thuận, thoả thuận mà các buổi họp chính thường là nơi giãi bày bất đồng chính kiến, những bất đồng này đôi khi được thoả thuận trong giờ nghỉ giải lao, uống càphê, ăn bánh ngọt.
Ăn, uống đóng tầm mức sống còn của loài vật. Nhiếp ảnh gia rình rập ngoài hoang dã chụp được rất nhiều tấm hình mỗi loại súc vật đều có cách săn mồi riêng và cách cho con ăn uống. Nhìn cách chúng nuôi con chúng ta có thể hình dung ra tình yêu mẹ dành cho đàn con. Chim bồ lông săn mồi rồi về lấy thực phẩm trong bao tử ra nuôi con. Con gà bắt được con trùng lên tiếng gọi con đến mớm cho nó. Con gấu mẹ đi vòng quanh con mồi giữ an toàn cho con ăn. Tất cả những hình ảnh đó nói lên tình mẫu tử.
Bữa cơn gia đình là lúc chúng ta không phải chỉ chia cơm, xẻ bánh mà qua đó con cái nhìn thấy tình yêu hy sinh cha mẹ dành cho con cái. Cha mẹ cách nào đó nhường phần ăn cho con cái. Tình yêu hy sinh này đôi khi bị mất hút trong mắt trẻ em của những gia đình dư ăn, thừa mặc nhưng nó lại tỏ lộ rõ ràng nơi những gia đình nghèo, lao động cực nhọc. Nhiều gia đình đói không có gì ăn nhưng vẫn phải chờ cha mẹ mang thực phẩm về sau một ngày vất vả làm việc. Bữa ăn ngon hay dở, nhiều hay ít đều tuỳ thuộc vào ngày đó cha mẹ thu hoạch được nhiều hay ít. Bữa ăn cũng là lúc gia đình chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, câu chuyện xảy ra trong ngày. Vui vẻ, vất vả, hy vọng, thất vọng tất cả đều thể hiện qua khuôn mặt, giọng nói, tiếng cười trong bữa cơm gia đình.
Đức Kitô cũng trong bữa cơm giữa Thầy trò nói lên tâm sự của mình.
kẻ giơ tay chấm chung một dĩa với Thầy, đó là kẻ nộp Thầy Mat 26,23
Thầy sẽ không ăn lễ Vượt Qua này nữa cho đến khi lễ này được nên trọn trong nước Thiên Chúa Lk 22,16
Bây giờ Thầy đến cùng Đấng đã sai Thầy Gn 16,5
Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn an hem đến sự thật toàn vẹn Gn16,13
Người sẽ tôn vinh Thầy, vì Người sẽ lấy những gì là của Thầy mà loan báo cho an hem. Mọi sự Chúa Cha có đề là của Thầy Gn 16,14
Qua bàn tiệc Đức Kitô tỏ lộ cho các tông đồ tâm tình, ưu tư, lo lắng cũng như niềm vui của Ngài. Cũng chính qua bữa tiệc Đức Kitô nói rõ hơn về Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Có thể nói Thánh Thể là trung tâm điểm gặp gỡ của ba ngôi Thiên Chúa với nhân loại.
Bữa cơm gia đình ít nhiều cũng mang những yếu tố quan trọng chia sẻ tâm tình vui buồn của cuộc sống. Bữa cơm gia đình là lúc gia đình họp mặt, đoàn tụ chia sẻ tình thân thương dành cho nhau, chia sẻ ưu tư, ngọt, bùi cho các thành viên khác trong gia đình.
Khi tham dự bí tích Thánh thể chúng ta cũng cần lưu í để cảm tạ Chúa vì qua Thánh Thể, bữa cơm tâm linh, Đức Kitô diễn tả tình yêu thương của Ngài cho nhân loại, diễn tả tình yêu hy sinh vô bờ bến, chết trên thập tự vì yêu ta. Đáp lại chúng ta cũng tâm sự cùng ngài những lo lắng trong đời, những ưu tư trong ngày và cảm tạ Thiên Chúa vì Ngài lắng nghe lời ta thỏ thẻ tâm sự.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013
Bữa Ăn
01:00
No comments
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét