Khi giải quyết với Hồi Giáo, cần khôn ngoan hiểu biết một số cách của họ muốn làm cho Kitô Giáo mất uy tín. Nhiều điều được viết về các vấn đề dưới đây với nhiều ví dụ.
I. Tấn công tính hợp lý của Kinh Thánh
Người ta hy vọng điều này. Nếu Hồi Giáo có thể làm xói mòn sức mạnh và nguyên trạng của Lời Chúa, họ rất dễ thắng thế, làm cho các Kitô hữu bối rối, và làm cho những người nào trở lại mà không biết sự thật và thế lực của Kinh Thánh. Đây là điều ma quỷ đã làm trong Vườn Địa Đàng. Xatan nói: “Chẳng chết chóc gì đâu” ( St 3, 4 ). Tôi không có ý gọi người Hồi Giáo là Xatan. Tôi chỉ vạch ra sự dối trá bắt đầu như thế nào, bàn cách tạo sự nghi ngờ về Lời Chúa, và đây chính là điều người Hồi Giáo đã làm. Họ cố gắng làm cho người ta nghi ngờ Kinh Thánh và rồi bảo bạn rằng Hồi Giáo tuyệt vời lắm.
1. Nói rằng Kinh Thánh có nhiều mâu thuẫn
Dĩ nhiên, tôi không thể vạch ra hết những điều bị coi là mâu thuẫn trong Kinh Thánh ở đây. Nhưng tôi thấy rằng đa số “các mâu thuẫn Kinh Thánh” do Hồi Giáo đưa ra không gì hơn là những ví dụ về thiếu hiểu biết thần học Kinh Thánh và mạch văn, mà chỉ đọc từng câu. Đừng để người Hồi Giáo nói rằng có những điều mâu thuẫn rồi thôi. Hãy bảo người đó đưa ra ví dụ cụ thể. Nếu bạn không trả lời được, hãy tìm hiểu rồi trở lại nói với người đó. Chắc chắn có một số lĩnh vực khó trong Kinh Thánh, nhưng không hề có sự mâu thuẫn trong Lời Chúa.
2. Chỉ trích sự thiếu văn bản gốc
Đó là điểm mấu chốt vì chúng ta không có văn bản Kinh Thánh gốc, chúng ta thực sự không biết văn bản gốc nói gì, do đó Kinh Thánh có thể đã bị sửa đổi. Rồi họ so sánh Kinh Thánh với kinh Koran ( Qur'an ) và nói rằng kinh Koran là những lời được bảo đảm, được duy trì, được Thánh Allah trực tiếp trao cho Muhammad qua Sứ thần Gabriel. Dĩ nhiên, điều họ không nói tới là:
a. Các tài liệu Kinh Thánh được chứng thực là đáng tin và chính xác. Thật vậy, chúng ta có khoảng 24.000 cổ bản của Tân Ước. Vậy là rất nhiều, không có lĩnh vực chính nào của Giáo Lý Kitô Giáo bị ảnh hưởng bởi sự biến đổi khả dĩ trong các văn bản đó.
b. Đối với kinh Koran, Muhammad không thể đọc hoặc viết, như vậy Muhammad đã thuật lại kinh Koran cho người khác khác viết ra. Không có chứng cớ nào nói rằng kinh Koran được viết toàn bộ trong cuộc đời của Muhammad và soạn thành một bộ. Như vậy làm sao Muhammad có thể xác nhận sự thật ?
c. Không lâu sau khi Muhammad qua đời, tín đồ Hồi Giáo Uthman đã ra lệnh hủy bỏ các bản thảo kinh Koran trừ bản chép tay ( codex ) của Zaid. Tại sao ? Có phải vì bản chép tay của Zaid tốt hơn ? Nếu vậy, làm sao chúng ta biết ? Những dị biệt trong các văn bản xảy ra quá nhanh thế nên tính không nhất quán là điều rõ ràng, và Uthman nhận thấy cần một bản tiêu chuẩn vì sợ rằng Hồi Giáo bị phân chia ? Điều này gợi lên mối nghi ngờ về tính bất hủ của kinh Koran.
d. Hồi Giáo truyên bố rằng Thánh Allah đã muốn kinh Koran phải được duy trì. Nhưng chỉ lời tuyên bố đó thì chưa đủ. Người ta dùng kinh Koran để chứng minh kinh Koran, như vậy là lý luận luẩn quẩn.
3. Tuyên bố rằng Kinh Thánh sai vì mâu thuẫn với kinh Koran
Đây là cớ biện luận. Nghĩa là người ta cho rằng tính hợp lệ của điều mà người ta đang muốn chứng minh. Hồi Giáo cho rằng tính hợp lệ của kinh Koran và mâu thuẫn với Kinh Thánh, Kinh Thánh là sai. Các Kitô hữu có thể dễ dàng nói rằng kinh Koran là sai vì mâu thuẫn với Kinh Thánh. Nhưng Hồi Giáo không chấp nhận điều đó. Vì thế, tại sao chúng ta lại chấp nhận cách tranh luận của họ ?
II. Cố gắng đặt Thánh Phaolô đối nghịch với Chúa Giêsu
Người Hồi Giáo thường nói rằng Thánh Phaolô chưa bao giờ gặp Chúa Giêsu và không là môn đệ hoặc tông đồ của Chúa Giêsu. Dĩ nhiên là điều này không thật. Phaolô đã gặp Chúa Giêsu trên đường đi Damas ( x. Cv 9 ), sau khi Chúa Giêsu phục sinh. Chúa Giêsu nói chuyện với Phaolô và giao sứ vụ cho ông. Như vậy, Phaolô đã gặp Chúa Giêsu. Vả lại, Phaolô đã thăm viếng Đến Thờ Giêrusalem và gặp các Tông Đồ Phêrô, Giacôbê, và Gioan, những người này đã xác nhận sứ vụ và sứ điệp của Phaolô ( x. Gl 2, 9; Gl 1, 18 – 2, 10. ). Chính Thánh Phêrô, Tông Đồ của Chúa Giêsu, đã xác nhận các bản văn của Phaolô bằng cách gọi đó là Kinh Thánh ( x. 2 Pr 3:15- 16 ). Nếu các bản văn đó được linh ứng, chúng không thể trái ngược với Lời Chúa.
Ngoài ra, nhiều người Hồi Giáo còn nói rằng Chúa Giêsu không bao giờ tuyên bố Ngài là Thiên Chúa và Thánh Phaolô là người viết rằng Chúa Giêsu là Thiên Chúa. Trước hết, nếu họ nhận rằng Thánh Phaolô nói Chúa Giêsu là Thiên Chúa, vậy hãy nhắc họ về đoạn 2Pr 3, 15 – 16, Thánh Phêrô đã gọi các bản văn của Thánh Phaolô là Kinh Thánh và xác nhận sứ điệp của Thánh Phaolô trong Gl 2, 9. Tuy nhiên, đôi khi họ xác nhận Thánh Phaolô đã bắt bớ Kitô Giáo và gây rắc rối cho Chúa Giêsu. Tuyên bố này sai lầm.
Có thể lĩnh vực ưu tiên mà người Hồi Giáo nghĩ rằng Thánh Phaolô và Chúa Giêsu đối nghịch là lĩnh vực của của Chúa Giêsu. Thánh Phaolô nói rằng Chúa Giêsu là Thiên Chúa làm người: “Nơi Người, tất cả sự viên mãn của thần tính hiện diện cách cụ thể” ( x. Cl 2, 9 ). Hồi Giáo xác nhận rằng không có chỗ nào trong Phúc Âm cho thấy Chúa Giêsu tuyên bố Ngài là Thiên Chúa. Do đó, họ tuyên bố rằng những lời của Thánh Phaolô không thật và Kinh Thánh không đáng tin.
Cách tán côn này của Hồi Giáo là cách tấn công dựa vào ý kiến. Chúa Giêsu nói Ngài là Thiên Chúa. Trong Ga 8, 56 – 59, Chúa Giêsu nói: “Ông Ápraham là cha các ông đã hớn hở vui mừng vì hy vọng được thấy ngày của tôi. Ông đã thấy và đã mừng rỡ”. Người Do Thái nói: “Ông chưa được năm mươi tuổi mà đã thấy ông Ápraham !” Đức Giêsu đáp: “Thật, tôi bảo thật các ông: trước khi có ông Áp raham, thì tôi, Tôi Hằng Hữu !” Họ liền lượm đá để ném Người. Nhưng Đức Giêsu lánh đi và ra khỏi Đền Thờ.
Tại sao người Pharisêu muốn giết Chúa Giêsu ? Chính họ giải thích: “Chúng tôi ném đá ông, không phải vì một việc tốt đẹp, nhưng vì một lời nói phạm thượng: ông là người phàm mà lại tự cho mình là Thiên Chúa” ( Ga 10, 33 ). Dù người Hồi Giáo có chấp nhận điều này hay không, hãy đồng ý rằng điều này đúng, vì điều phỏng đoán sẽ không cho phép họ chấp nhận, dù là vấn đề gì. Vả lại, bản văn rõ ràng nói rằng người Pharisêu hiểu Chúa Giêsu tuyên bố Ngài là Thiên Chúa.
Cũng vậy, hãy cân nhắc khi Tông Đồ Gioan nói: “Bởi vậy, người Do Thái lại càng tìm cách giết Đức Giêsu, vì không những Người phá luật Sabát, lại còn nói Thiên Chúa là Cha của mình, và như thế là tự coi mình ngang hàng với Thiên Chúa” ( Ga 5, 18 ). Trong câu này, Chúa Giêsu chữa bệnh trong ngày Sabát nên người Pharisêu nghĩ Chúa Giêsu không giữ luật ngày Sabát. Thánh Gioan Tông Đồ cũng nói rằng khi Chúa Giêsu nói rằng Thiên Chúa là Cha của Ngài, đó là “tự coi mình ngang hàng với Thiên Chúa”. Người Hồi Giáo luôn tìm cách tranh luận về các văn bản. Nhưng cả hai yếu tố vẫn còn. Thứ nhất, Chúa Giêsu tuyên bố Ngài là Thiên Chúa. Thứ nhì, người Pharisêu từ chối Chúa Giêsu là Thiên Chúa, và người Hồi Giáo đồng ý với người Pharisêu.
Có những lĩnh vực khác mà người Hồi Giáo sẽ nói là Chúa Giêsu và Thánh Phaolô không đồng ý với nhau, nhưng khi họ đưa ra, chúng ta hãy yêu cầu họ cho ví dụ. Mỗi lần chúng ta làm vậy, người Hồi Giáo sẽ không hiểu đủ về những gì bản văn nói. Hãy nhớ luôn đọc kỹ bản văn.
III. Xuyên tạc Giáo Lý Kitô Giáo
Thật buồn, đây là sai lầm rất phổ biến của Hồi Giáo. Đặc biệt là về Tam Vị Nhất Thể ( Chúa Ba Ngôi ). Người Hồi Giáo thường tấn công với cách hiểu sai về Chúa Ba Ngôi khi họ nói rằng có 3 Chúa. Đó không là định nghĩa đúng của Kitô Giáo về Giáo Lý Chúa Ba Ngôi. Kitô Giáo không dạy rằng có 3 Chúa. Không bao giờ có và sẽ chẳng bao giờ có. Giáo Lý về Chúa Ba Ngôi là chỉ có một Thiên Chúa hiện hữu trong Ba Ngôi: Cha, Con, và Thánh Thần. Thuyết Tam Vị Nhất Thể là thuyết độc thần ( Trinitarianism is monotheistic ). Nếu một người Hồi Giáo cứ tiếp tục tuyên bố Tam Vị Nhất Thể là 3 Chúa, thế thì tôi NGƯNG tranh luận về vấn đề này vì người đó không sẵn sàng chấp nhận cách định nghĩa kia và không thể có cuộc đối thoại thú vị.
Một Giáo Lý Kitô Giáo khác mà họ không hiểu là sự kết hiệp bản thể ( Hypostatic Union ). Đây là giáo huấn cho biết Chúa Giêsu là Đấng có hai bản tính. Ngài vừa là Thiên Chúa vừa là con người: “Nơi Người ( Chúa Giêsu ), tất cả sự viên mãn của thần tính hiện diện cách cụ thể” ( Cl 2, 9 ). Vì Chúa Giêsu cũng là con người, chúng ta có những câu như: “Chúa Cha cao trọng hơn Thầy” ( Ga 14, 28 ). Người Hồi Giáo sẽ nói rằng nếu Chúa Giêsu là Thiên Chúa, vậy sao Ngôi Cha lại cao trọng hơn Ngôi Con ? Dĩ nhiên, họ không hiểu Tam Vị Nhất Thể và không hiểu Chúa Giêsu là con người ( x. Pl 2, 5 – 8 ), hợp tác với những giới hạn của con người và ở vị trí thấp hơn Ngôi Cha trong một thời gian ngắn ( x. Dt 2, 9 ).
Đôi khi người Hồi Giáo không chấp nhận cách giải thích của Kitô Giáo về những điều này vì không phù hợp với chương trình hoặc cách hiểu của họ so với Kitô Giáo. Các Kitô hữu thường góp vào vấn đề này bằng cách đưa ra cách giải thích thiếu hoặc sai lạc về Giáo Lý Kitô Giáo. Như vậy, nhiều người Hồi Giáo hiểu sai về những gì Kitô Giáo dạy. Các Kitô hữu cần biết Giáo Lý, và người Hồi Giáo cần hiểu cách giải thích đúng về Giáo Lý đó.
IV. Xuyên tạc nhiều đoạn Kinh Thánh
Một ví dụ chính xác về việc xuyên tạc các đoạn Kinh Thánh có thể thấy trong một cuộc đồi thoại giữa tôi với một người Hồi Giáo về đoạn Ga 1, 1 và 14. Câu 1: “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa”. Câu 14: “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta...”
Người Hối Giáo lý luận thế này: Nếu Ngôi Lời là Thiên Chúa thì chúng ta có thể thêm chữ “Chúa” vào mỗi khí nói chữ “Ngôi Lời”. Do đó, chúng ta sẽ có: “Lúc khởi đầu đã có Chúa. Chúa vẫn hướng về Thiên Chúa, và Chúa là Thiên Chúa”. Như bạn biết, điều này vô nghĩa. Do đó, khi tới câu 14, nói Ngôi Lời trở nên người phàm, không thể có nghĩa là Thiên Chúa trở nên người phàm, vì Ga 1, 1 vô nghĩa.
Như bạn biết, loại lôgích này rất tệ. Trước hết, Ga 1, 1 không nói điều ông ta nói. Không nói theo thuật ngữ trái ngược theo cách ông ta muốn. Trong câu đó dùng cả chữ “Ngôi Lời” và chữ “Chúa”. Tôi nói với ông ta rằng ông ta cần hiểu theo cách nói của văn bản chứ không là điều gì. Nói cách khác, ông ta tái cấu trúc câu đó theo cách không làm cho có nghĩa mà chính ông ta muốn tấn công.
Ở câu khác, cách xuyên tạc của họ là khi Chúa Giêsu nói Ngài là Con Thiên Chúa. Với người Hồi Giáo, điều này nghĩa là Thiên Chúa cũng có vợ và sinh con. Dĩ nhiên, đây không là ý nghĩa của Kinh Thánh. Mối quan hệ Cha Con ở đây theo ý nghĩa Kinh Thánh và ẩn dụ. Cuối cùng, Chúa Giêsu nói rằng “Thiên Chúa là Thần Khí” ( Ga 4, 24 ). Dĩ nhiên, Thiên Chúa không có thể xác và xương để sinh sản con cái. Những người Hồi Giáo muốn áp đặt cách hiểu của Hồi Giáo vào ngữ cảnh Kinh Thánh và than phiền về Kinh Thánh theo cách hiểu của họ. Đây không là cách nên “bác bẻ”. Hơn nữa, người Hồi Giáo nên hiểu Kinh Thánh và giải quyết vấn đề từ viễn cảnh chứ không nên bịa đặt như ví dụ vừa nêu.
V. Không phân biệt Giáo Lý Công Giáo và Giáo Lý Tin Lành
Thật buồn vì Kitô Giáo không hoàn toàn đoàn kết trong mọi vấn đề – đó là lý do chúng ta có những giáo phái khác nhau. Tôi buồn về sự “phân tán” trong Kitô Giáo và nghĩ đó là chứng cớ tồi tệ đối với thế giới. Nhưng sự thật là những điểm khác nhau về ý kiến trong các Kitô hữu cũng vẫn có. Thật vậy, chúng ta có thể khác nhau về quan điểm ( x. Rm 14, 1- 13 ). Các Kitô hữu thực sự được liên kết trong MỘT Đức Tin, nhưng thường bị phân tán về những thứ không chủ yếu. Điều này không có nghĩa là chúng ta không là các Kitô hữu, nhưng chúng ta có những điểm khác nhau trong ý kiến về vấn đề nào đó.
Người Hồi Giáo thường không phân biệt giữa Công Giáo và Tin Lành khi tranh luận. Chẳng hạn, Công Giáo tin Thánh Thể là bánh và rượu trong được thánh hóa trở thành Mình Máu Chúa Giêsu, như chính Chúa Giêsu đã làm trong Bữa Tiệc Ly. Người Tin Lành không tin như vậy, họ cho rằng bánh rượu chỉ là biểu tượng. Thế nên, khi người Hồi Giáo nói: “Các Kitô hữu tin rằng...”, thì hãy cẩn thận vì họ không khái quát hóa mà họ tìm cách tiếp tục tấn công.
VI. Tuyên bố cách suy nghĩ của họ là đúng và cách suy nghĩ của Kitô Giáo là sai
Nhiều người Hồi Giáo nói rằng những điều tôi nói về Thiên Chúa, ơn cứu độ, Kinh Thánh, v.v... đều khôn hợp lý. Có thể một số điều tôi nói không hợp lý. Nhưng tôi chưa nghe lời tranh luận nào đủ thuyết phục. Thông thường, người Hồi Giáo chỉ nói rằng Chúa Giêsu có hai bản tính là không hợp lý hoặc Tam Vị Nhất Thể là Ba Ngôi thì vô lý. Nhưng nói vậy mà không phải vậy. Không có gì không hợp lý về việc Thiên Chúa có thể là một và có nhân tính. Đây là điều rất khó hiểu đối với nhân loại, nhưng điều đó không vô lý. Chắc chắn ai cũng đồng ý rằng khi chúng ta gặp Thiên Chúa và Ngài tự mặc khải thì sẽ có những điều khó hiểu. Tam Vị Nhất Thể chắc chắn thuộc phạm trù này. Nhưng Giáo Lý về Chúa Ba Ngôi không trái ngược với luận lý học. Sẽ là không lô- gích khi nói rằng một Thiên Chúa có Ba Ngôi, hoặc một người là ba người. Nhưng đó không là Giáo Lý của Kitô Giáo.
Tôi thấy rằng khi đối thoại với người Hồi Giáo và khi đọc vấn đề đối nghịch với Kitô Giáo, họ luôn cho rằng lý luận của họ là đúng, còn lý luận của Kitô Giáo là sai. Cố chấp !
VII. Chuyển chủ đề khi bị thử thách
Đôi khi thảo luận các vấn đề mà người Hồi Giáo thấy khó trả lời, họ sẽ mau chóng chuyển đề tài, nhất là khi vấn đề liên quan Kinh Thánh. Những lần khác họ sẽ chứng minh rằng họ biết Hồi Giáo là đúng hoặc họ sẽ chỉ nói rằng bạn không biết điều mình đang nói. Nhưng khi họ thay đổi chủ đề thì bạn phải kiên nhẫn. Hãy khéo léo đưa họ quay lại vấn đề đang bàn luận. Tôi đã phải làm vậy nhiều lần khi tranh luận với người Hồi Giáo.
Đây là vấn đề nhỏ nhưng rất quan trọng. Nhiều Kitô hữu bị sập bẫy của họ khi họ chuyển đề tài. Đừng để họ làm ngơ vấn đề và bắt đầu đề tài khác khi ở thế bí. Cũng vậy, các Kitô hữu không nên chỉ thay đổi đề tài khi gặp khó khăn. Nếu không biết cách trả lời, hãy chấp nhận. Hãy tìm hiểu thêm và trở lại lần sau để nói chuyện với họ.
Hãy luôn tỏ ra lịch sự. Bạn sẽ không thể thắng người Hồi Giáo bằng sự gay gắt và thô lỗ. Hãy nhớ rằng chúng ta ở trong cuộc chiến tâm linh. Yêu mến và tin vào danh Chúa Giêsu là phương thế mạnh hơn bất kỳ câu trả lời hoàn hảo nào.
Khi đối thoại với người Hồi Giáo, bạn phải tôn trọng và kiên nhẫn. Nhưng hãy kiểm tra mọi điều họ nói và lắng nghe họ. Họ không có chứng cớ chính xác, mặc dù họ vẫn nghĩ là họ có.
TRẦM THIÊN THU, chuyển ngữ từ carm.org
Theo EPHATA số 563
0 nhận xét:
Đăng nhận xét