Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

Đức Mẹ Thăm Viếng


Sài Gòn - Lễ Đức Mẹ Thăm Viếng nhắc nhở chúng ta về các sự thật và sự kiện này: Cuộc thăm viếng của Đức Mẹ dành cho người chị họ Êlidabet ngay sau khi được Sứ thần truyền tin; Thánh Gioan Tẩy giả khỏi tội Nguyên tổ khi còn trong lòng mẹ, lúc Đức Mẹ cất tiếng chào; Elizabeth’s proclaiming of Mary – theo linh hứng của Chúa Thánh Thần – là Mẹ thiên chúa và “được chúc phúc giữa các phụ nữ”; Thánh ca siêu phàm Magnificat (Linh hồn tôi ngợi khen Chúa) trở thành một phần trong lời cầu nguyện chính thức của Giáo hội. Sự Thăm Viếng thường được mô tả trong nghệ thuật và là mầu nhiệm trung tâm trong các sự sùng kính của Thánh Phanxicô Salê.

LỊCH SỬ
Lễ này kính chào Đức Mẹ đã mang trong lòng chính Vua Trời Đất, Đấng Tạo Tác thế gian, Con Thiên Chúa, Mặt Trời Công Chính. Đức Maria được diễm phúc làm “Mẹ Thiên Chúa” và nhận biết hồng ân xuống trên Thai nhi Gioan, Đức Mẹ đã thốt lên lời ca tụng Thiên Chúa: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi. Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới; từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc. Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, danh Người thật chí thánh chí tôn!” (Lc 1:46-49).
Lễ này có nguồn gốc từ Thời Trung Cổ, được Dòng Phanxicô duy trì từ trước năm 1263, và mau chóng lan truyền khắp Giáo hội hoàn vũ. Trước đây, lễ này kính vào ngày 2 tháng Bảy. Nay được cử hành vào khoảng giữa lễ Truyền Tin và lễ Sinh nhật Thánh Gioan Tẩy giả, phù hợp với trình thuật Phúc Âm. Một số nơi mừng lễ này theo thực tế và thánh hóa các thai nhi. Phụng vụ sử dụng màu Trắng.
Theo Sách lễ năm 1962 thời Chân phước GH Gioan XXIII, hôm nay là lễ Đức Maria Trinh Vương và Thánh nữ Aurelia Petronilla. Ngày nay, lễ Đức Maria Trinh Vương được cử hành vào ngày 22 tháng Tám. Thánh Aurelia Petronilla được Thánh Phêrô, giáo hoàng tiên khởi, hướng dẫn vào đức tin. Bà qua đời sau ba ngày từ chối kết hôn với Flaccus, một nhà quý tộc ngoại giáo. Không có chứng cớ lịch sử về việc bà tử đạo, nhưng một bức bích họa (fresco) thời sơ khai cho thấy bà chịu tử đạo. Ngày nay, lễ Thánh Aurelia Petronilla không còn trong lịch phụng vụ.
THĂM VIẾNG
Cuộc thăm viếng bắt đầu: “Đức Maria vội vã lên đường, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giuđa” (Lc 1:39). Như một bài thơ trữ tình mở đầu cách diễn tả của Thánh sử Luca về cuộc thăm viếng. Chúng ta có thể cảm thấy ấm lòng và thánh thiện, lòng yêu thương gấp rút đã thúc đẩy Thục Nữ Maria băng qua núi đồi để đến với người chị họ. Trái tim Đức Mẹ đã đập nhịp đập của Đức Kitô.
Nhiều phụ nữ, nếu đang mang thai, sẽ từ chối đi trên con đường gập ghềnh để có thể bày tỏ lòng tử tế với người khác. Họ sẽ nói rằng họ có trách nhiệm với chính mình và thai nhi trước khi làm điều gì hoặc đến với người khác, sợ “động thai”. Nhưng Mẹ Thiên Chúa không đắn đo những điều như vậy. Thánh Êlidabet cũng sẽ sinh con, và dù Con Trẻ trong lòng Đức Mẹ là Thiên Chúa, Đức Mẹ vẫn không thể làm ngơ nhu cầu cảu Thánh Êlidabet – hầu như không thể tin được đối với chúng ta, nhưng đó là tính cách của Đức Mẹ.
Đức Mẹ chào Chị Êlidabet, và vừa nghe lời chào, con trẻ Gioan đã nhảy mừng trong lòng mẹ. Chúa Giêsu đã xác định: “Tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10:10). Ngay cả trước khi sinh ra, sự hiện diện của Ngài đã đem lại Sự Sống.
Làm sao Thánh Êlidabet biết điều gì đã xảy ra với Đức Mẹ? Điều gì làm Thánh Êlidabet nhận biết Cô em họ cũng đang mang thai như mình, là Mẹ Thiên Chúa? Thánh Êlidabet biết điều đó nhờ con trẻ trong lòng mình, khi con trẻ nhảy mừng trong lòng. Nếu chúng ta thực hành việc suy niệm này, chúng ta sẽ có kinh nghiệm như Thánh Êlidabet.
Nếu Đức Kitô lớn lên trong chúng ta, nếu chúng ta bình an, hồi tưởng, vì chúng ta cho rằng điều đó quan trọng, Ngài sẽ lớn mạnh trong chúng ta; nếu chúng ta nhiệt thành, “vội vã” đến nơi nào đó theo sự thúc giục trong lòng, vì chúng ta tin Chúa Giêsu muốn chúng ta có mặt ở nơi đó, chúng ta sẽ thấy rằng chúng ta được thúc đẩy càng ngày càng nhiều để mà hành động theo sự thúc đẩy theo xung động tình yêu của Đức Kitô. Chúng ta sẽ có câu trả lời theo các xung động này, chúng ta sẽ được đánh động và vui mừng.
Thánh Êlidabet là bổn mạng các thai phụ. Biểu tượng: Thánh Êlidabet chào mừng Cô em Maria, một phụ nữ luống tuổi đang mang thai Thánh Gioan Tẩy giả, Thánh Êlidabet đồng hành với Thánh Dacaria.
Những việc cần làm:
– Đọc Lc 1:39-47, câu chuyện về Cuộc Thăm Viếng. Suy niệm những lời trong kinh Magnificat và kinh Kính Mừng, hai lời cầu nguyện của lễ này. Với những người có con cái, tùy theo tuổi tác, hãy tổ chức một buổi cầu nguyện chung, và rồi cùng thảo luận về ý nghĩa hai lời cầu nguyện này như một gia đình.
– Lễ này nhắc chúng ta sống bác ái với những người hàng xóm và với mọi người. Hãy giúp đỡ mẹ (dù đang mang thai hay không), hãy giúp đỡ người già và các bệnh nhân, nếu có thể thì hãy mời một người nghèo đến cùng dùng bữa với gia đình,…
TRẦM THIÊN THU
(Chuyển ngữ từ CatholicCulture.org)
Nguồn: VRNs

0 nhận xét:

Đăng nhận xét