LTCGVN (25.05.2013) – Sài Gòn – Chào quý vị, luật sư Vương Thị Thanh, người tham gia bào chữa cho 8 thanh niên Công Giáo và Tin Lành kháng cáo trong phiên phúc thẩm ngày 23.05.2013, tại Nghệ An, cho biết tuy phiên phúc thẩm có khách quan hơn so với phiên sơ thẩm, nhưng vẫn là một phiên tòa mà các mong muốn cho việc bảo vệ tốt hơn cho thân chủ của mình vẫn chưa được đáp ứng. Dựa vào bộ luật tố tụng hình sự hiện hành và những việc mà 14 thanh niên Công Giáo và Tin Lành này đã làm thì việc truy tố họ là thiếu căn cứ pháp luật.
Về việc giảm án cho 4 trong số 8 thanh niên trong phiên phúc thẩm
Ls Thanh cho biết: “Phiên phúc thẩm tôi nhận thấy Viện kiểm sát và Hội đồng xét xử nhìn nhận sự việc khả quang hơn, đánh giá tương đối khách quan so với phiên sơ thẩm vì vậy. Các ý kiến của luật sư trong phần xét xử cũng như tranh tụng đã được lắng nghe và tham khảo cùng với sự khai báo và trình bày của các bị cáo. Nên đã dẫn đến việc tuyên án đối với 8 bị cáo có kháng cáo, 4 người dữ nguyên bản án còn 4 người được giảm. Người được giảm nhiều nhất là Lê Văn Sơn. Theo nhận định của Viện kiểm sát là trong phiên sơ thẩm Viện kiểm sát truy tố chưa chính xác. Từ khoản 1 điều 79 về khoản 2. Trong phiên phúc thẩm thì Sơn cũng thành khẩn khai báo và nhận thiếu xót. Tuy nhiên những đánh giá tương đối khách quan của tòa án vẫn chưa thỏa mãn mong muốn của luật sư và những điều luật sư muốn bảo vệ cho các bị cáo của mình tốt hơn nữa”.
Mong muốn cảu các luật sư trong phiên phúc thẩm
“Chúng tôi nhận thấy những căn cứ (chứng cứ) đối với các bị cáo và đối chiếu với các điều luật của bộ luật hình sự thì chưa đủ để cấu thành tội phạm. Nên việc truy tố là thiếu căn cứ pháp luật. Trong quá trình điều tra xét xử có những cái chưa thỏa mãn là những điều luật sư đã đề nghị từ phiên sơ thẩm là có những lời khai có mâu thuẫn nên được đối chất nhưng vẫn chưa thực hiện đến lúc này. Có những tình tiếc không có trong hồ sơ như việc bắt người trước khi có lệnh bắt. Chúng tôi đề nghị hủy các bản án và điều tra xét xử lại nhưng vẫn không được.”
Những chứng cứ chưa cấu thành tội phạm mà các bị cáo bị kết tội và bị bỏ tù thì nói lên điều gì?
“Luật sư chúng tôi chỉ dựa vào pháp luật và đưa ra đề nghị theo căn cứ dựa vào pháp luật để đề nghị Hội đồng xét xử xem xét và phán quyết một bản án đảm bảo tính công khai minh bạch và khách quan. Tuy nhiên việc quyết định là do Hội đồng xét xử, chúng tôi không làm gì hơn được. Việc đúng sai như thế nào chúng tôi không thể phán quyết được về họ”.
Hội đồng xét xử nói gì về việc không cho đối chất lời khai?
“Từ phiên sơ thẩm chúng tôi đã đưa ra những trương hợp cụ thể nhưng đến cả phiên phúc thẩm Hội đồng xét xử vẫn cho rằng luật sư chưa đưa được lời khai có mâu thuẩn. Tòa án nói điều này khi đã tuyên án, vì án đã tuyên nên luật sư không thể còn nói gì được nữa. Ví dụ như người A khai là nói với người B diều gì đó nhưng người B đã phủ nhận, do đó cần phải có đối chất. Hội đồng xét xử nói không có căn cứ là không thuyết phục đối với chúng tôi”.
Về việc Lê Văn Sơn bị xử oan sai đến 9 năm tù tại phiên sơ thẩm
“Đây là việc nhận định của Viện kiểm sát tại phiên sơ thẩm là chưa chính xác. Nếu như Sơn không kháng cáo thì đúng là nhận một bản án không khách quan và không đúng vói hành vi của mình. Nên khung hình phạt đó không thuyết phục và thiếu cơ sở pháp lý.”
Hội đồng xét xử có chịu trách nhiệm về việc tuyên bố án oan sai
“Là việc nội bộ của người ta và không bao giờ công bố.”
Chúc bình an
Thomas Việt, VRNs
Thomas Việt, VRNs
0 nhận xét:
Đăng nhận xét